Nghi quỹ (儀軌) là thuật ngữ có nghĩa là luật tắc, luật lệ, quỹ phạm, tín ngưỡng truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 40 - 44)

phương tiện để thể nhập thực tại (tức là thể nhập Tính không, Vô ngã), đó là phương tiện mang tính chất huyền bí. Chúng ta biết rằng sự phát triển của đạo Phật đã tạo ra nhiều tông phái khác nhau cùng các phương pháp hành trì khác nhau nhưng mục đích cuối cùng đều là để đạt đến giải thoát tối hậu. Xét thấy, đã là phương tiện thì “đa môn”, cho nên bất cứ phương tiện gì đưa đến niềm tin, loại bỏ chướng ngại nội tâm, giúp cho tâm thực chứng được giải thoát tối hậu thì đều có thể được sử dụng: Mật tông chính là một trong những phương tiện ấy

CHƢƠNG 2

PHẬT GIÁO VÀ PHẬT GIÁO MẬT TÔNG TẠI HÀN QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI TẠI HÀN QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI

Cũng như hầu hết các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc tiếp nhận Nho giáo trước. Tuy nhiên, Phật giáo cũng có mặt tương đối sớm, dần đóng vai trò quan trọng và giữ ví trí cao trong đời sống tư tưởng, văn hóa Hàn Quốc. Cho đến nay, vẫn có nhiều học giả tranh luận về khả năng đạo Phật du nhập vào Hàn Quốc trực tiếp từ Ấn Độ do một số tên gọi địa danh được đặt theo tiếng Ấn Độ tại vùng Gim-hae19 hay những tặng vật của Vua Asoka cho Hàn Quốc vào thế kỷ thứ 3 TCN. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng đạo Phật được truyền từ Trung Quốc sang bán đảo Hàn Quốc vào thể kỉ thứ IV SCN, và Phật giáo Hàn Quốc bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật theo hệ phái Đại thừa Trung Quốc. Phật giáo Mật tông được du nhập muộn hơn, vào khoảng thế kỷ thứ VI. Cho tới nay, đạo Phật đã tồn tại ở Hàn Quốc khoảng 1.600 năm và trong suốt giai đoạn lịch sử đó, Phật giáo nói chung, Mật tông nói riêng đã hình thành nên truyền thống chắc bền và góp công tạo dựng đặc trưng văn hóa cho đất nước này.

2.1. Thời kỳ Tam quốc (57 TCN – 668 SCN) cho tới thời Silla thống nhất (668-918) (668-918)

Vào đầu thiên niên kỷ, sau khi nhà nước Choson cổ bị diệt vong, lịch sử Hàn Quốc bước vào Thời kỳ ba Vương quốc (57 TCN – 668 CN) hay còn được sử gọi là Tam triều thứ nhất của Hàn Quốc. Ở phía Bắc, những lưu dân của Choson cổ và các thế lực khác đã tập hợp lại, khôi phục một phần lãnh thổ của Choson cổ và hình thành nên nhà nước Goguryeo. Nhà nước Buyo

cùng một số tiểu quốc khác vốn đã hình thành trên lãnh thổ của Choson cổ như Okjeo, Dongye và Gojoseon đều bị hợp nhất vào Goguryeo. Vì giáp giới với Trung Quốc nên Goguryeo luôn phải đương đầu với nhà Tùy và nhà Đường. Nhà nước Baekje thì lấy khu vực bờ biển phía Tây của bán đảo Triều Tiên cùng khu vực Trung Quốc làm trung tâm, lấy hoạt động thương mại biển làm nền tảng kinh tế của mình. Ở phía Đông Nam của bán đảo Triều Tiên thì tồn tại nhiều quốc gia nhỏ lẻ, các quốc gia này dần dần tập hợp lại và hình thành nên nhà nước Silla. Ba nhà nước tập quyền trung ương này phải trải qua một quá trình vận động lịch sử lâu dài mới hình thành, và sự hình thành đó là sự kiện quan trọng chứng minh cho tính độc lập của dân tộc Hàn về mặt ngoại giao với nhà Hán.

Ở đầu thời kỳ Tam Quốc, trong dân chúng thịnh hành các tín ngưỡng dân gian nguyên thủy thờ cúng rất nhiều thần như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần biển v.v... [20, tr. 329]. Tuy nhiên, khi trình độ tư duy mang tính khoa học về tự nhiên ngày một nâng cao, hệ thống tín ngưỡng tồn tại trong xã hội cộng đồng nông nghiệp này đã dần dần tan rã. Cùng với nhu cầu cần tới một tư tưởng có tính hệ thống để thống nhất, quản lý, kiềm chế dân chúng một cách hiệu quả của tầng lớp thống trị, các hệ tư tưởng ngoại lai đã dần được du nhập vào Hàn Quốc, trong đó có Phật giáo.

Đa số mọi người đều ghi nhận rằng năm 372 SCN là năm Phật giáo đầu tiên du nhập vào Triều Tiên. Bấy giờ nhà sư Sun-do (Thuận Đạo) từ nước Tiên Tần cai trị vùng Đông Bắc Trung Quốc đến Goguryeo để giới thiệu hình ảnh của Phật và giảng kinh Phật [17, tr.80]. Ngay sau khi những lời răn dạy của Đức Phật được giới thiệu trước toàn dân, vua So-su-rim (소수림왕,

小獸林王, Tiểu Thú Lâm, tại vị 371~384) đã dẫn dụ dân chúng hãy “tìm thấy niềm hạnh phúc trong sự tôn kính Phật pháp”. Cũng trong thời gian này, 9

ngôi đền, bao gồm cả đền I-bul-lan-sa (이불란사, 伊弗蘭寺, Y Phật Lan tự), được xây dựng tại Pyong-yang20, thủ đô của Goguryeo. Khi Vương triều Baekje quyết định đi theo đạo Phật vào năm 384, nhà vua chào đón các tăng sỹ đến từ Trung Quốc với thái độ vô cùng kính ngưỡng, ngài đã đi vài dặm từ cung điện của mình để đến nơi tiếp đón họ.21

Vào năm 374 SCN, sư A Đầu cũng đến Goguryeo. Goguryeo đã cho xây dựng Cho-mun-sa (주문사, 肖門寺, Tiếu Môn tự) và I-bul-lan-sa làm nơi tu hành và truyền đạo của hai nhà sư trên. Năm 391, Gwang-Gae-to Dae- wang (광개토 대왕, vua Quảng Khai Thổ) sau khi lên ngôi đã hết sức sùng bái Phật giáo và ra lệnh cho dân chúng thực hiện các nghi thức cầu phúc. Và như vậy, khi Phật giáo được tiếp nhận ở Hàn Quốc, nó được tiếp nhận trên phương diện quốc gia và phát triển một cách tự nhiên thành hình thái quốc giáo thân cận với hoàng thất. [20, tr. 398]

Tại Baekje, vào năm đầu đời vua Chim-nyu (침류왕, 枕流王) (năm 384), nhà sư Ấn Độ Malananta (摩羅難陀, Ma La Nan Đà) đã đi theo các sứ thần của Đông Tấn (東晉, 317-420) đến Baekje và truyền bá Phật giáo tại đây. 8 năm sau, vào năm thứ nhất đời vua Asin (năm 392), nhà vua đã công nhận “sùng tín Phật pháp và cầu phúc”. Từ sau đó cho đến thời vua Seong (성왕,

聖王, Thánh, tại vị 523-553), trong suốt khoảng 100 năm, Phật giáo Baekje đã không để lại ghi chép nào mang dấu ấn đặc trưng. Phải đến năm thứ 4 đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)