Sự dung hợp tự nhiên của Mật tông Hàn Quốc với các tông phái Phật giáo Hàn Quốc khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 75 - 81)

23 Còn gọi là Tân Nho giáo hay Tống Nho

3.1. Sự dung hợp tự nhiên của Mật tông Hàn Quốc với các tông phái Phật giáo Hàn Quốc khác

giáo Hàn Quốc khác

Học giả Hye Jeong Choi Jong Ung đã nhận xét tổng quan về Mật tông Hàn Quốc rằng: “Phật giáo của chúng ta (Hàn Quốc) đã chuyển đổi mạnh mẽ sang hình thái mang tính Phật giáo tổng hợp giữa lễ kinh (예경, 禮經) với

tụng kinh (독경), tham thiền, niệm Phật cùng với trì chú là một phương thức tu tập của Mật giáo.” Điều đó có nghĩa rằng có nghĩa rằng bản thân Phật giáo Hàn Quốc đã là một tổ hợp thống nhất của các tông phái Phật giáo khác nhau, trong đó có Mật tông; và để tìm hiểu đặc trưng Phật giáo Mật tông Hàn Quốc nói chung, Mật tông Hàn Quốc thời kỳ trung đại nói riêng, chúng ta cần đặt

nó trong mối liên hệ tổng thể, mật thiết với Phật giáo mang tính chất tổng hợp của nước Hàn và căn cứ vào những dấu tích đã bị ẩn tàng đi của chính nó.

Ngay từ buổi đầu khi được du nhập và trong suốt quá trình phát triển, Mật tông đã tiếp xúc và dung hợp cũng như được dung hợp một cách tự nhiên, không khiên cưỡng với hệ tư tưởng của các tông phái Phật giáo khác.

Mật giáo và Di Đà tịnh độ là hai hệ tư tưởng lớn trong Phật giáo đại thừa tại Ấn Độ, và hai hệ tư tưởng này vốn sẵn có bối cảnh lịch sử và điều kiện tư tưởng để tiếp xúc, giao thoa với nhau ngay từ buổi đầu phát triển. Bởi vậy nên nhà sư Yo-se (요세, 了世), người kiết già tại chùa Baek-ryeon-sa của Silla – ngôi chùa dung hợp giữa tư tưởng Pháp Hoa và tín ngưỡng A Di Đà, cũng là người thổi lên làn gió Thiên Thai tông (천태종풍, 天台宗風) đã trì tụng một ngàn lần chú Chuẩn đề cùng tụng niệm một vạn lần danh xưng A Di Đà Phật mỗi ngày. Cách hành trì này của Yo-se chính là minh chứng đầu tiên cho thực tế dung hợp giữa tư tưởng Thiên Thai, giữa Mật giáo với tín ngưỡng bản địa phổ biến thời bấy giờ là Tịnh độ. Ở bề ngoài, sự dung hợp này không hề khiên cưỡng. Ở bản chất tu tập của mỗi cá nhân, sự dung hợp đó chính là sự thăng hoa của Viên dung tính (원융성, 圓融性). Không chỉ có Yo-se là minh chứng cho sự giao lưu của Mật giáo Goryeo với tín ngưỡng Tịnh độ, gần như cùng thời với ông, Won-cham (원참, 元旵) tại chùa Geo-jo-sa núi Pal-gong cũng là một ví dụ điển hình. Năm 1298, khi tập hợp bản Hiện hành Tây phương kinh (현행서방경, 現行西方經) Won-cham đã mở ra con đường trì tụng A Di Đà bổn tâm vi diệu chân ngôn (아미타본심미묘진언, 阿彌陀 本心微妙眞言) để được vãng sinh nơi Tây phương cực lạc. Dùng chân ngôn

của Mật giáo làm phương tiện tu tập, Hiện hành Tây phương kinh thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả cùng thời và sau đó. Năm 1448, tại chùa Jik-ji-sa, bản kinh này được chỉnh biên lại, và vào năm 1531 tại Ssang-gyeo- sa, năm 1556 tại Sin-gwang-sa, năm 1710 tại Chil-bul-am, kinh lại tiếp tục được biên tập. Dưới thời Choson, ngoài Chân ngôn tập, trong một loạt các kinh điển và thư tịch được biên soạn và phổ biến rộng rãi thời đó như Niệm Phật tác pháp (염불작법, 念 佛 作 法 ), Nhật dụng tác quán pháp

(일용작관법, 日用作觀法), Bí mật giáo...đều có ghi chép các chân ngôn có quan hệ với tín ngưỡng Tịnh độ như Vô lượng thọ Phật thuyết vãng sinh tịnh

độ (무량수불설왕생정토주, 無量壽佛說往生淨土呪), Quyết định vãng

sinh tịnh độ chân ngôn (결정왕생정토진언,決定往生淨土眞言), A Di Đà Phật tâm chú (아미타불심주, 阿彌陀佛心呪), Vô lượng thọ Như Lai căn bổn đà la ni (무량수여래근본다라니, 無量壽如來根本陀羅尼), Vô lượng thọ Như Lai tâm chú (무량수여래심주, 無量壽如來心呪) v.v... Năm 1664, trong phần đề tựa phát hành bản Phật đỉnh tâm Quán Thế Âm bồ tát đại đà la ni kinh (불정심관세음보살대다라니경 , 佛頂心觀世音菩薩大陀羅尼經) có viết rằng: “Pháp môn đà la ni này pháp môn tinh tế để tu luyện, là đường tắt để vãng sinh Tịnh độ”. Như vậy có thể thấy kể từ cuối thời Goryeo, Mật giáo đã có mối quan hệ tiếp xúc sâu sắc với tín ngưỡng Tịnh độ, theo dòng chảy phát triển Phật giáo Hàn Quốc, sự tiếp xúc này không chỉ ở tư tưởng cá nhân mà còn ở cả những hệ tư tưởng mang tính học thuật như ví dụ của bản kinh Hiện hành Tây phương kinh.

Tương tự như với Tịnh độ, Mật giáo cũng có sự tiếp xúc sâu sắc với Thiền. Một trong Cửu sơn thiền môn cuối thời Silla, chùa Tae-an-sa núi Dong-ri đã ứng dụng nhiều nghi thức hành pháp của Mật giáo vào việc hành thiền tại chỗ mình. Bản thân nhà sư Yo-se của Goryeo được dẫn chứng ở phía trên cùng đều thực hành thiền mỗi ngày, thời gian còn lại được ông dành cho việc trì tụng chân ngôn và niệm tụng danh xưng A Di Đà. Sang tới thời Choson, sự dung hợp giữa Thiền và Mật ngày càng phát triển. Kinh Lăng NghiêmKinh Kim Cương được coi là Sở y (소의, 所依) – tức kinh điển giáo lý căn bản của Thiền. Năm 1668, khi Gye-jeong (계정, 戒淨) tập hợp các chân ngôn ở khắp nơi vào Chân ngôn tập có chép lại Chính bản Lăng Nghiêm chú (정본능엄주, 正本楞嚴呪) vốn là chân ngôn được trì tụng tại các nghi thức sáng và tối của các thiền sư, cũng là chân ngôn thường xuyên được trì tụng bởi các nhà sư Mật giáo. Ngoài ra, thiền sư Hyu-jeong (휴정, 休 靜) có biên tập hai bản tài liệu chỉ dạy cách thức hành thiền là Vân thủy đàn (

운수단, 雲水壇 ) và Thuyết thiền nghi (설선의, 說禪儀) đã đưa vào một số cách hành pháp của Mật giáo cùng những chân ngôn cần có để giúp ích cho công cuộc tu thiền. Như vậy có thể thấy kể từ những tiếp xúc ở chiều sâu vào

cuối thời Silla cho tới khi bước sang thời Goryeo và Ch oson, mối quan hệ giữa Mật và Thiền không chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết mà

còn ở cả thực hành.

Minh chứng trực tiếp bằng thị giác cho thấy sự dung hợp tự nhiên của Mật tông với các tông phái Phật giáo khác ở tại Hàn Quốc chính là các ngôi chùa của Hàn Quốc. Khác với Nhật Bản, nếu mỗi ngôi chùa của người Nhật tùy theo tông phái mà khác biệt về tượng Phật được thờ phụng cũng như cách

bài trí, kết cấu ngôi chùa thì ở Hàn Quốc, người ta sẽ không thể dễ dàng phân biệt tông phái của chùa như vậy. Trong các ngôi chùa Hàn Quốc, không kể quy mô lớn nhỏ, đều bố trí thành các không gian thờ cúng như Đại tịch quang điện, Đại hùng điện, Di Đà điện, Dược sư điện, Quan âm điện v.v...cho tới Sơn thần các, Thất tinh các, Độc thánh các... và ở mỗi không gian thờ cúng này sẽ không chỉ thờ phụng vị thần/Phật chủ đạo mà còn thờ phụng cả các vị có liên quan khác nữa. Trong tập hợp tổng thể đó, nhiều học giả Hàn Quốc nhận xét rằng việc đưa Sơn thần các, Thất tinh các...vào không gian thờ cúng trong các ngôi chùa của Hàn Quốc chính là chứng tích cho ảnh hưởng của Mật giáo. Tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của thời Tam quốc, chùa Bul- guk-sa (불국사, 佛國寺, Phật Quốc tự) tại tỉnh Gyeong-ju là quốc bảo của Hàn Quốc được phong danh hiệu Di sản văn hóa thế giới bởi UNESCO vào năm 1995 cùng với Seok-gu-ram (석굴암, 石窟庵, Thạch Quật Am). Không gian thờ cúng tại Bul-guk-sa cũng được bố trí cùng theo nguyên tắc kể trên. Bước qua hai cây cầu Thanh Vân và Bạch Vân, đi qua 33 bậc thang và qua Tử Hà môn để vào chính giữa Đại Hùng điện. Các cây cầu và bậc thang này tượng trưng cho các giai đoạn tu hành Bồ Tát. Vị chủ Phật được thờ ở vị trí trung tâm của Đại Hùng điện là Phật Thích Ca Mâu Ni, bên cạnh là Di Lặc Bồ Tát và Yết La Bồ Tát. [20, tr.607] Tiếp sâu vào phía trong đi qua Vô Thuyết điện là có Tỳ-lô-giá-na điện nằm cạnh Quan Âm điện.

Hình 3.1. Bố trí không gian thờ cúng tại Bul-guk-sa

(Nguồn: http://contents.history.go.kr )

Ngoài ra, các không gian thờ cúng này tưởng như được sắp xếp không tuân theo trật tự nào nhưng thực tế lại được sắp xếp hoàn toàn ngăn nắp và có trật tự theo Mandala Mật giáo. Cũng như vậy, khi đã nắm vững các kiến thức trong giáo lý của Mật giáo, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy các yếu tố của Mandala được bố trí trong những ngôi chùa này. Qua đó, có thể thấy Mật giáo đã góp phần làm phong phú, thần bí hóa và hệ thống hóa không gian thờ cúng Phật giáo của Hàn Quốc.

Hiện nay ở Hàn Quốc có 18 tông phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Mỗi tông phái đều có hệ thống lý luận cùng những nghi lễ, nghi thức hành pháp khác nhau. Mặc dù vậy, học giả Hong Yoon-sik nhìn nhận rằng những nghi thức được thực hiện ở các tông phái này đều mang tính chất “đại đồng tiểu dị” (khác nhau thì ít mà

giống nhau thì nhiều). [42, tr.30] Trong đó, hầu hết các nghi thức này đều có dấu ấn của Mật tông như việc trì tụng chân ngôn cho tới việc thực hành theo các nghi thức Mật giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)