Hàn Quốc hóa Mật tông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 81 - 82)

23 Còn gọi là Tân Nho giáo hay Tống Nho

3.2. Hàn Quốc hóa Mật tông

Dựa trên nhiều nguồn tài liệu khảo cứu và các nghiên cứu của nhiều học giả, có thể khẳng định rằng Mật tông được du nhập vào Hàn Quốc theo đường Bắc truyền, từ Ấn Độ đi qua Trung Quốc vào bán đảo Hàn. Mặc dù trong lịch sử trung đại, Mật tông Hàn Quốc cũng có những giao lưu với Mật tông Ấn Độ qua việc tiếp đón các đại sư Ấn Độ hay những chuyến hành trình của các cao tăng Hàn Quốc sang đất nước khởi nguyên của Phật giáo, tuy nhiên, hầu hết các cao tăng của Hàn Quốc đều du học và mang theo về các giáo lý, kinh điển, phương thức hành pháp của Mật tông cũng như các tông phái Phật giáo khác từ Trung Quốc. Ví dụ như đại sư Won-cheuk (원측, 圓測, Viên Trắc). Ông có xuất thân hoàng tộc, 15 tuổi đã đi du học sang Đường và được Đường Thái Tông hạ ban Độ điệp và lưu lại Nguyên Pháp tự ở Trường An. Ông chính là người làm lễ quy y cho Tắc Thiên Võ Hậu. Năm 678, theo lệnh của Võ Tắc Thiên, Won-cheuk được giao đứng đầu việc chứng nghĩa bộ kinh Đại thừa hiển thức luận do cao tăng Ấn Độ Địa Bà Ha La biên dịch. Năm 695, ông cũng tham giao vào công cuộc biên dịch Hoa Nghiêm kinh bản tiếng Phạn được Thực Xoa Nan Đà mang về từ Thiên Trúc. Suốt thời gian ở Trung Quốc, Won-cheuk đã cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vào việc giúp đỡ Huyền Trang cùng các đệ tử của mình biên dịch và nghiên cứu nhiều Luận thư và kinh điển của trường phái Duy thức học (ở Trung Quốc được gọi là Pháp tướng tông) Ấn Độ, qua đó, tạo nên một thời kỳ hưng thịnh mới của Duy thức học Trung Quốc.

Trong cuốn Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc có đề cập rằng: Phật giáo thời Tam quốc có sự kết hợp và hòa trộn với Đạo giáo của Trung Quốc cũng như Sin-seon-do (신선도, 神仙道, Thần tiên đạo) cổ xưa của Hàn Quốc, có thể thấy điều này qua những việc như Hwa-rang-do24 của Silla được gọi là Pung-ryu-do (Phong lưu đồ), phật Di Lặc được gọi là Guk-seon (국선(國仙, Quốc tiên) [20, tr.403]. Đức Phật Di Lặc là vị Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ có tên gọi Maitreya (Sanskrit), hay Metteya (Pāli) hoặc Jampa (Tây Tạng) được Đức Phật thọ ký thành chánh giác ở tương lai, giống như các vị Bồ Tát khác trong quan điểm của Mật tông, là bậc đã đạt đến quả vị giác ngộ nhưng chí nguyện chưa nhập Niết bàn mà đầu sinh nhiều lần quay lại cõi Ta bà để cứu độ chúng sinh. Ở Mandala Thai Tạng giới, Đức Phật Di Lặc là một trong 9 tôn vị ở trung đài của mandala, tọa ở hướng Đông bắc Đại Nhật Như Lai, còn ở Mandala Kim cương giới, ngài là một trong 16 tôn vị hiện kiếp (Bhadrakalpa). Nhưng ngay từ buổi đầu du nhập ở thời Tam Quốc, việc Ngài được gọi là Quốc tiên cho thấy thái độ tiếp nhận một cách chủ động và dung hòa tự nhiên tư tưởng Mật tông với hệ tư tưởng bản địa của người Hàn lúc bấy giờ - tư tưởng Phong lưu đồ.

Cũng chính tại Silla, khái niệm “Đất Phật” được đưa ra với ý nghĩa rằng đạo Phật là tôn giáo “bản xứ” của Silla chứ không còn là tôn giáo du nhập từ nước ngoài. Mật tông khẳng định rằng cõi ta bà này không chỉ là thế giới của chúng sinh mà còn là nơi trú ngụ của các Đức Phật nên mới được gọi là Phật quốc tịnh thổ (불국정토, 佛國淨土) hay Mật Nghiêm quốc thổ

(밀엄국토, 密嚴國土), và bản thân việc được sinh sống trong cõi này đã là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)