Nỗ lực của các TCPCP chống BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 36 - 43)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Vai trò của TCPCP đối với vấn đề BĐKH trên thế giới

1.2.2. Nỗ lực của các TCPCP chống BĐKH

Là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại thế kỷ XXI, thế giới đã có nhiều cố gắng trong cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu. Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC) được ký tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Môi trường và Phát triển tại Rio De Janeiro (Brasil) năm 1992; Nghị định thư Kyoto với cam kết sẽ giảm 5% lượng phát thải trong khoảng thời gian từ 2008 - 2012 cũng đã được thông qua tại COP 3 (1997). Sau COP 13 (2007), cộng đồng quốc tế đã có nhiều cố gắng để triển khai Lộ trình Bali nhằm xây dựng xong một hiệp ước toàn cầu mới về BĐKH trước năm 2010 tại COP 15 (2009) với mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI, thay thế cho Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012. Điểm nhấn của cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu chính là Thỏa thuận Paris được thông qua tại COP 21 (2015) - văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong ứng phó với BĐKH. Trách nhiệm cam kết này được phản ánh qua Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của mỗi Bên. Thỏa thuận Paris đã được gần 180 Bên tham gia Công ước khí hậu ký vào tháng 4/2016 tại trụ sở của Liên hợp quốc. Hiện nay, Thỏa thuận này đã được 95 quốc gia phê chuẩn và chính

thức có hiệu lực từ ngày 04/11/2016. Việc thông qua Thỏa thuận Paris đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trên toàn cầu, đặc trưng bởi phát triển phát thải carbon thấp, các mô hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.

Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, đến nay đã có không ít các quy phạm pháp luật quốc tế về chống BĐKH được xây dựng, thể hiện sự quyết tâm và những cố gắng của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại các tác động cực đoan của BĐKH. Các quy phạm này chủ yếu được ghi nhận trong các điều ước quốc tế quan trọng về BĐKH như Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone (1985), Nghị định thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng Ozone; Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH năm 1992; Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải nhà kính năm 1997 và một số văn bản khác. Dù còn những khoảng trống nhất định nhưng những quy phạm này đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế về BĐKH.

Thích ứng và giảm nhẹ là những nỗ lực chung của thế giới trong việc ứng phó với BĐKH, trong đó giảm nhẹ BĐKH là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm cường độ hoặc mức độ phát thải khí nhà kính; thích ứng với BĐKH bao gồm tất cả những hoạt động, những điều chỉnh trong hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu của con người trước tác động của BĐKH và khai thác những mặt thuận lợi của nó. Mục tiêu của ứng phó với BĐKH nhằm nâng cao nhận thức của con người, giúp con người điều chỉnh hành vi, đáp ứng lại với tác động từ BĐKH, từ đó hướng đến sự phát triển bền vững.

Nhận thức về BĐKH đã và đang ngày càng được nâng cao và mở rộng trong cộng đồng quốc tế. Từ đầu những năm 70, vấn đề BĐKH còn chưa được coi trọng trong tư duy về sự phát triển. Nhưng đến nay, vấn đề này được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự toàn cầu. Không chỉ các chính phủ mà ngay cả những người dân ở các quốc gia trên thế giới không kể giàu nghèo đều quan tâm tới tác động của BĐKH. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về BĐKH không chỉ thể hiện trong các hội nghị, các cuộc biểu tình mà còn được thể hiện qua những hành động cụ thể hơn nữa. Đây thực sự là điều kiện thuận lợi để thế giới cùng chung tay hành động ứng phó với BĐKH.

Ngoài các vấn đề về phát triển và nhân quyền, các TCPCPNN và các nhà tài trợ sẽ ngày càng quan tâm hiểu hơn về môi trường bởi "các cú sốc" liên quan đến BĐKH đang cản trở nỗ lực giảm đói nghèo, đặc biệt là gây thất thu mùa màng, tăng giá thực phẩm và ảnh hưởng đến nông nghiệp, vốn là nguồn thu chính của các hộ nghèo. BĐKH cũng làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nhiễm trùng, làm lây lan sốt rét. Một mức tăng 2-3 độ C nhiều khả năng đẩy thêm 150 triệu người nữa vào nguy cơ bị sốt rét. Trong một phóng sự, kênh CNN đã khẳng định "Báo cáo cho thấy chấm dứt đói nghèo và chiến đấu chống BĐKH không thể thực hiện tách biệt - mà hai mục tiêu này sẽ dễ dàng đạt được nếu giải quyết cùng nhau". Vì vậy, trong những năm tới đây, các TCPCP như Oxfam, Greenpeace và World Wide Fund sẽ bắt đầu các chiến dịch hành động để làm giảm thiểu các tác động của con người và môi trường gây ra BĐKH bằng hai cách tiếp cận chính:

Thứ nhất, tìm cách thu hút sự chú ý của các chính phủ và các công ty thông qua vận động hành lang. Trong trường hợp chính phủ, TCPCP vận động cho các đề xuất chính sách có thể làm giảm nhẹ tác động của BĐKH và

cách tiếp cận này dễ bị tổn thưởng và sụp đổ do định hướng chính sách kỹ thuật thường tạo ra một loại chính sách có mục tiêu ngắn hạn. Nói cách khác, những cản trở do lãnh đạo chính trị yếu kèm và không có động lực bầu cử, có nghĩa là chỉ theo đuổi các chương trình chính sách là không đủ. Dường như, các nghị định của chính phủ sẽ không phải là nguồn gốc tạo ra những thay đổi lớn.

Trong khi đó, đối với các công ty, các TCPCP sẽ tìm cách làm nổi bật, nêu gương các trường hợp kinh doanh "phát triển bền vững". Trong khi chắc chắn có nhiều ví dụ về sự thúc đẩy giữa các lợi ích thương mại và môi trường nhưng cũng có nhiều trường hợp hai lợi ích này xung đột với nhau. Chiến lược này do đó ít khuyến khích được các công ty hành động theo lợi ích của môi trường khi lợi ích kinh tế bị suy giảm.

Cách tiếp cận thứ hai mà các TCPCP đã áp dụng trong các chiến dịch về khí hậu là tập trung vào thay đổi hành vi. Ví dụ, các dụ án của Oxfam Anh đã cố gắng thúc đẩy số lượng lớn người thực hiện lối sống "xanh". Tiền đề cho những ý tưởng này thường dựa trên ý tưởng rằng những thay đổi đơn giản trong hành vi có thể có một tác động thật sự, ý tưởng một cuộc sống tốt hơn cho bạn có nghĩa là một cuộc sống tốt hơn cho những người sống trong nghèo đói. Tuy nhiên, những chiến dịch này cũng gặp phải nhiều chỉ trích. Nhà vật lý David MacKay từng viết rằng chúng ta không nên phân tán bởi những chuyện hoang đường về "một giúp đỡ nhỏ". "Nếu tất cả mọi người chỉ làm một chút, chúng ta sẽ chỉ đạt được một chút. Chúng ta phải làm rất nhiều". Hơn nữa, khái niệm này cho rằng không thể giám sát các chiến dịch như vậy, vì có thể có tác động thông qua một quá trình lan tỏa tích cực (nghĩa là bằng cách tăng khả năng thích nghi của các cá nhân thông qua hành vi thân thiện với môi trường). Một nghiên cứu gần đây của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã - WWF (2009) kết luận rằng không có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy hiệu

ứng lan tỏa tích cực xảy ra đối với các tuyên truyền được sử dụng trong các chiến dịch giải quyết các vấn đề môi trường, chẳng hạn như BĐKH.

Thời gian qua, TCPCP đã tham gia tích cực vào quá trình hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH trong vai trò phản biện; hỗ trợ cộng đồng trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai; giúp đỡ người dân áp dụng các biện pháp canh tác, chăn nuôi ít phát thải; hỗ trợ cộng đồng trong việc tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học, hạn chế dùng than đá, than củi, dầu hỏa. Song, có rất ít dấu hiệu cho thấy con người sẽ chấp nhận các cảnh báo này, mặc dù các dấu hiệu về tính cấp bách của những ảnh hưởng do sự BĐKH gây ra đã ngày càng rõ rệt. Các chiến dịch của TCPCP hầu như không thành công trong việc mang đến những quy định hoặc thay đổi hành vi cần thiết để ngăn chặn BĐKH. Điều đó gợi ý rằng các TCPCP lớn nên bắt đầu nghiên cứu một cách tiếp cận thứ ba cấp tiến hơn: đó là chuyển đổi cơ bản các giá trị của loài người, định hình lại các cá nhân và xã hội thông qua vận động bản sắc.

Cũng có ý kiến phản bác rằng BĐKH chỉ là trí tưởng tượng của một số nhóm người muốn sử dụng sự thay đổi của khí hậu để điều chỉnh hành vi trong quan hệ quốc tế, nhằm mang lại lợi ích nhóm. Nhưng dù có phản bác thế nào thì sự thật vẫn là BĐKH toàn cầu hiện nay là do con người tạo ra. Hiện tại, lượng khí CO2 mà con người thải vào khí quyển cao gấp hàng trăm lần so với quá khứ. Lượng khí CO2 tự nhiên thải ra môi trường thường dao động từ 180- 300 ppm, tuy nhiên, hiện nay hàm lượng khí CO2 đã ở vào mức 380 ppm17

. Hậu quả của BĐKH (các thảm họa thiên nhiên, các vấn đề môi trường…) có thể làm thay đổi nguồn phân bổ tài nguyên, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng và làm bùng nổ các làn sóng di cư, gây xung

đột và làm bất ổn chính trị xã hội. Không chỉ vậy, ngân sách cho hoạt động thích ứng với BĐKH rất lớn trong khi các quốc gia đang phát triển không có đủ ngân sách cho các hoạt động thích ứng trên toàn quốc, và những quốc gia này cũng không thể chịu những chi phí này một mình. Nhiều quốc gia đang phát triển góp phần ít nhất đối với việc BĐKH nhưng lại phải chịu nhiều tổn thất từ những tác động của nó. Oxfam dự tính rằng hoạt động về thích ứng ở tất cả các quốc gia đang phát triển sẽ tốn ít nhất là 50 tỷ USD/năm. Vì vậy, cần phải được thực hiện khẩn trương để cộng đồng quốc tế thực hiện nghiêm túc công tác hỗ trợ phát triển phục hồi do tác động của khí hậu.

Do đó, việc hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề BĐKH thực sự là nhu cầu tất yếu cho quá trình phát triển bền vững của nhân loại. Sự xuất hiện và hoạt động tích cực của TCPCPNN đã có vai trò không nhỏ trong quá trình hợp tác đó. Các TCPCPNN đã cải thiện phúc lợi cho những người bị thiệt thòi; mang lại phúc lợi cho mọi người và xã hội; khuyến khích tôn trọng quyền con người; nỗ lực bảo vệ môi trường thiên nhiên. Tại Việt Nam, TCPCPNN đã mang lại nhiều lợi ích và thay đổi tích cực trong đời sống; góp phần làm cho xã hội Việt Nam cởi mở hơn và hòa nhập tốt hơn vào cuộc chiến chống BĐKH toàn cầu.

Tiểu kết chƣơng I

Xuất hiện khái niệm lần đầu tiên từ năm 1945 sau khi Liên hợp quốc ra đời, TCPCP từ đó đến nay có rất nhiều khái niệm, cách phân loại đánh giá. Tuy nhiên, về cơ bản, khái niệm về TCPCP đều dựa trên những đặc điểm chung nhất định như không chịu kiểm soát trực tiếp của chính phủ; là một tổ chức phi lợi nhuận; không phải là một tổ chức được hình thành như một đảng phái chính trị; không phải là một tổ chức tội phạm, phải là một tổ chức phi bạo lực. Riêng Việt Nam, trong việc phân chia các TCPCP có TCPCP trong nước và

TCPCPNN với nhiều hoạt động đa dạng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Việc các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam từ năm những năm 1970 đã mang đến cho Việt Nam nhiều thay đổi tích cực cả về kinh tế và xã hội.

Trước những tác động mạnh mẽ từ BĐKH đến việc cản trở nỗ lực giảm đói nghèo, các TCPCP đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH như tham gia tích cực vào quá trình nhận định chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH; hỗ trợ cộng đồng tuyên truyền; tập trung vào thay đổi hành vi; chuyển đổi cơ bản các giá trị của loại người, định hình lại các cá nhân và xã hội thông qua vận động bản sắc.

CHƢƠNG 2: NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1998 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 36 - 43)