Kiến nghị Đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 86 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Kiến nghị Đề xuất

Nâng cao nhận thức về BĐKH là một hoạt động đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và "dài hơi" bởi tác động đến nhận thức có thể kéo dài đến nhiều thế hệ. Theo ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó trưởng Ban Điều phối viện trợ nhân dân thuộc Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam (PACOM) cho rằng, trong vòng 20 năm tới, Việt Nam cần 140 đến 179 tỉ USD cho công tác giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH và công nghệ. Tuy nhiên, nguồn lực hiện có chỉ mới đáp ứng khoảng 5% nhu cầu dự tính trong tương lai. Từ năm 2001 đến 2016, các TCPCPNN đã viện trợ cho Việt Nam hơn 3,3 tỉ USD, trong khi cho cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường chỉ chiếm gần 250 triệu USD, tương đương 7,4%. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 10,2 triệu USD cho công tác ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.24

Những dấu hiệu của BĐKH xuất hiện càng rõ nét khi con người bước vào thế kỉ XXI. Với Việt Nam, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH, đã gặp nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của BĐKH với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (Công ước khí hậu), Nghị định thư Kyoto. Đặc biệt, ngày 22-4-2016, Việt Nam đã cùng 175 quốc gia trên thế giới ký Thỏa thuận Paris tại New York (Mỹ). Đi liền với nhận thức về BĐKH của Chính phủ là những hoạt động thiết thực như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu được thực hiện. Qua đó, nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn dân về BĐKH cùng nguy cơ tác động của nó đối với các lĩnh vực đời sống xã hội từng bước được nâng cao. "Chiến lược quốc gia về BĐKH" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011) đã chỉ rõ: "Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó ĐBSCL là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng... Trong những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường". Trong tương lai, BĐKH sẽ còn tác động mạnh làm thay đổi các hình thái xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế, sức khỏe cộng đồng...".

Mặc dù vậy, trong "Chiến lược quốc gia về BĐKH" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 2139/QĐ-TTg. Ngày 05/12/2011) cũng chỉ rõ "Nhận thức về BĐKH của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực mà BĐKH gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng các-bon thấp, tăng trưởng xanh. Những thách thức đó đòi

hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực hơn nữa trong các chính sách, biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH, song song với phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế". Rõ ràng, để có thể thay đổi hành vi ứng phó với BĐKH theo hướng tích cực, vai trò của việc nhân cao nhận thức rất quan trọng. Chỉ có nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng, chính quyền mới có thể tiến tới xây dựng cộng đồng cấp xã an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với BĐKH; hình thành văn hóa phòng ngừa, thích ứng, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và môi trường, góp phần cho sự phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Do đó cần phải tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH để họ có đủ kiến thức và kỹ năng ứng phó với BĐKH và quan trọng hơn là đánh giá đúng tác động của BĐKH đến đời sống con người. Đặc biệt thông qua hợp tác quốc tế - nền tảng thứ ba trong nỗ lực giảm nhẹ tác động của BĐKH, sẽ giúp các quốc gia thúc đẩy sự chuyển đổi của các nước phát thải nhiều khí nhà kính sang carbon thấp; đảm bảo lộ trình cắt giảm phát thải mà không đẩy lùi phát triển con người và tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, các TCPCPNN đã có nhiều hoạt động hữu ích trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về vấn đề BĐKH trên mọi lĩnh vực trong xã hội Việt Nam; hợp tác chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí nhằm thúc đẩy sự quan tâm hơn tới những tin tức về BĐKH; hợp tác với truyền thông đại chúng nhằm giúp tăng cường nhận thức và năng lực cho nhà báo viết bài về các tiến trình của BĐKH; biên soạn tài liệu giúp nhân cao nhận thức về BĐKH.

Trong khi đó, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Điều này dẫn đến xu hướng chung là các nhà tài trợ quốc tế sẽ giảm ưu tiên Việt Nam; các tổ chức tài chính quốc tế áp dụng các cơ chế tín dụng ít ưu đãi hơn hoặc không ưu đãi. Trong bối cảnh đó, nguồn lực cho hoạt động của các TC PCPNN sẽ bị ảnh hưởng.

Để có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý với đơn vị tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao hơn, Chính phủ và TCPCPNN trong lĩnh vực BĐKH tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn, truyền thông, diễn tập, trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ công tác phòng chống thiên tai; hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đầu tư, đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng chống thiên tai; Trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai; Diễn tập phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn có sự tham gia của cộng đồng; Quản lý và đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo sớm thiên tai tại cộng đồng. Không chỉ vậy, do đặc thù của Việt Nam là hậu quả chiến tranh còn kéo dài, một số nhóm đặc biệt như nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, chênh lệch vùng miền, đời sống nhân dân ở một số địa bàn rất khó khăn, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nhiều từ BĐKH. Do đó, các TC PCPNN với tư cách là các đối tác trong phát triển, tiếp tục cùng với Việt Nam giải quyết các khó khăn thách thức đó vẫn chiếm một vị trí không thể thiểu trong quá trình hướng đến phát triển bền vững tại Việt Nam.

Trong giới hạn luận văn, đề tài có đưa ra một số kiến nghị có thể thực hiện hiệu quả để khắc phục tồn tại, tiếp tục phát huy những thế mạnh mà các TCPCPNN đang hoạt động tại Việt Nam, cụ thể như sau:

- Tăng cường tập huấn công tác quản lý TCPCPNN tại chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho TCPCPNN hoạt động sâu rộng, thiết thực và mang lại chiều sâu; hướng đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm hoặc dài hạn của địa phương. Cùng với đó, tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Các cấp chính quyền cần sử dụng chuyên gia trong nước là căn bản, kết hợp với cả đội ngũ chuyên gia quốc tế trong xây dựng quy hoạch ứng phó BĐKH. Cần thay đổi cách nghĩ cách làm, hành động bài bản, thống nhất; huy động các nguồn lực trong dân; kết hợp phát triển giao thông và đê ven biển, kết hợp rừng ngập mặn, cầu và cống... để tận dụng thời cơ, giảm thiểu nguy cơ và các tác động tiêu cực của BĐKH.

- Rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp luật liên quan vấn đề ứng phó BĐKH; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BĐKH, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu về ứng phó với BĐKH; tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đối với từng vùng, địa phương; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm vận động, thu hút các nguồn tài trợ quốc tế để ứng phó BĐKH kết hợp nghiên cứu áp dụng các kinh nghiệm quốc tế hiệu quả vào thực tế trong nước, nhất là đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển năng lượng, áp dụng các công nghệ cao trong phát triển sản xuất, kinh doanh; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tiểu kết chƣơng 3

BĐKH tác động nhiều đến những hoạt động, dự án và chính sách của TCPCPNN, gây trở ngại cho công tác xóa đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng xã hội; tác động trực tiếp lên các chương trình phát triển bền vững. Chính vì vậy, BĐKH được coi là mối quan tâm lớn trong thế kỷ XXI của nhiều TCPCPNN. Hàng tỷ đồng và hàng trăm dự án liên quan đến BĐKH đã được thực hiện bởi TCPCPNN mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho nhiều đối tượng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đa phần các chương trình, dự án thiếu sự kết nối khiến sự hoài nghi về một phong trào BĐKH ngày càng cao. Để khắc phục những hạn chế của TCPCPNN, cần có sự chung tay từ chính quyền các cấp, nhấn mạnh vai trò thiết yếu của các cơ quan quốc gia và địa phương cũng như các chính sách công đang ảnh hưởng đến BĐKH. Đặc biệt, cần đẩy mạnh việc tích hợp thích ứng với BĐKH vào các dự án phát triển có thể tăng tính bền vững, hiệu quả, hướng đến một giải pháp có thể thực hiện dài hạn, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Sự hợp tác toàn cầu để ứng phó với BĐKH thông qua TCPCPNN sẽ làm tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc; ý thức chung về bảo vệ môi trường được nâng cao hơn. Với sự nhận thức rộng rãi như vậy, thế giới đang có một điều kiện hết sức thuận lợi trong cuộc chiến chống lại BĐKH.

KẾT LUẬN

TCPCP là một hiện tượng hiện đại hiện đại điển hình của quan hệ hợp tác quốc tế, đóng vai trò quan trọng về xã hội và kinh tế trong sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, TCPCP là những nhân tố quan trọng trong chính trị quốc tế và quốc tế. Họ cung cấp thông tin khoa học và các lựa chọn chính sách thay thế cũng như hỗ trợ giám sát việc thực hiện các hiệp định quốc tế. Tầm quan trọng của đóng góp của họ cũng được các chính phủ và các tổ chức quốc tế công nhận, một số trong đó đang phát triển các chương trình để thể chế hoá sự hỗ trợ của các TCPCP. Tuy nhiên, TCPCP là một nhóm không đồng nhất bởi sự khác nhau trong hoạt động, phương pháp của từng nhóm và trọng tâm quan tâm. Một yếu tố quan trọng khác xác định các TCPCP là quan điểm chính trị của họ. Riêng với các TCPCP hoạt động trong lĩnh vực môi trường đã trở nên đặc biệt quan trọng bởi vì nó tạo ra mối liên kết giữa cộng đồng khoa học và công chúng, và giữa các xã hội toàn cầu và địa phương; góp phần cơ bản trong việc cung cấp nghiên cứu khoa học và vận động chính sách và vận động ủng hộ những mối quan tâm về môi trường chung. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam hiểu rõ vai trò của TCPCP đang được nâng cao trong cộng đồng các nước tài trợ và trên trường quốc tế, được coi là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển bền vững, khắc phục nghèo khổ và tham gia xây dựng chính sách của các chính phủ, bảo đảm quyền con người, góp phần xây dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các nước.

BĐKH đã trở thành mô ̣t thuâ ̣t ngữ quan tro ̣ng trong giới khoa ho ̣c quốc tế trong lĩnh vực bảo vê ̣ môi trường , thâ ̣m chí cả trong quan hê ̣ chính tri ̣, kinh tế quốc tế . Đây là nhân tố không chỉ đe dọa đến sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng, đến bảo vệ chủ quyền của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Có được thành công như hiện nay không thể phủ nhận đến vai trò của TCPCPNN đã có nhiều dự án, chương trình nói riêng và hoạt động tích cực nói chung liên quan đến lĩnh vực BĐKH. Chính các TCPCPNN đã, đang và sẽ tạo ra mối liên kết giữa cộng đồng khoa học và công chúng, và giữa các xã hội toàn cầu và địa phương; góp phần cơ bản trong việc cung cấp nghiên cứu khoa học và vận động chính sách và vận động ủng hộ những mối quan tâm về môi trường chung.

Trong các hoạt động của mình, TCPCPNN đã dành nhiều tâm huyết, thu hút nhiều chuyên gia đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức về BĐKH tại Việt Nam - chìa khóa ứng phó với BĐKH hiệu quả nhất. Thông qua các chuỗi tập huấn, hội thảo, xuất bản sách báo tuyên truyền hay hợp tác với nhiều bộ ban ngành chức năng của Việt Nam để xây dựng bộ tài liệu phổ biến kiến thức BĐKH, các dự án, chương trình của TCPCPNN đã trang bị các kiến thức liên quan cho người dân Việt Nam một cách phong phú, bài bản.

Mặc dù các dự án của TCPCPNN thực hiện thường có quy mô nhỏ, vòng đời dự án thường ngắn, hoặc trung hạn (3 - 5 năm), mỗi chương trình, dự án của TCPCPNN có mục tiêu và hoạt động tương đối cụ thể, nhất là nhóm đối tượng đích thường là những cộng đồng nghèo, bị thiệt thòi. Đây chính là những người dễ bị tổn thương nhất bởi các biểu hiện của BĐKH. Những ảnh hưởng của BĐKH chính là những tác nhân đẩy họ trở lại cảnh nghèo đói, cản trở hoặc thậm chí xóa sạch đi nỗ lực xóa đối, giảm nghèo trong các dự án mà TCPCPNN thực hiện. Chính vì thế, việc tích hợp các nội dung BĐKH trong các chương trình, dự án của TCPCPNN không những là một kênh rất hữu hiệu để nâng cao nhận thức, tăng cường hiệu quả công tác ứng phó với BĐKH nói chung mà việc lồng ghép BĐKH trong các chương trình, dự án còn giúp tạo ra những giá trị gia tăng làm nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án, tăng cường tính bền vững của bản thân các chương trình, dự

án của các tổ chức đó. Về cơ bản, lồng ghép BĐKH trong các dự án chính là việc ý thức được những thay đổi của bối cảnh, tạo điều kiện triển khai dự án do BĐKH mang lại. Ở đây, sự thay đổi bối cảnh không chỉ là ở các yếu tố khí hậu, thời tiết, mà còn là những thay đổi toàn diện đến vùng dự án, nhóm đối tượng của dự án do những tác động của BĐKH mang lại. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh, bổ sung các hoạt động nhằm đảm bảo được mục tiêu ban đầu của dự án đề ra.

Một khi nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về BĐKH được nâng cao, con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường, cộng đồng được trang bị những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các vấn đề liên quan đến BĐKH trong cuộc sống hằng ngày thì gánh nặng trách nhiệm ứng phó với BĐKH sẽ không còn là của riêng các nhà quản lý mà sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 86 - 106)