Thế mạnh – Hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 79 - 86)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Nhận xét chung

3.1.1. Thế mạnh – Hạn chế

Vấn đề BĐKH tại Việt Nam cũng được quan tâm, tìm hiểu trước năm 1998 nhưng chỉ dừng ở mức độ các nghiên cứu lẻ tẻ, rải rác do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam vừa mở cửa sau chiến tranh; ưu tiên cho xây dựng và phát triển kinh tế. BĐKH thực sự được quan tâm rộng rãi bắt đầu sau năm 2000 trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, bản thân nền kinh tế xã hội Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đây là những cơ sở để các công trình nghiên cứu, các dự án, các hoạt động về BĐKH cũng đã dần đi vào chiều sâu. Trong khi đó, nhận thức của các đối tượng về BĐKH có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các lựa chọn thích ứng với BĐKH. Nguồn và chất lượng thông tin có thể được xem xét quan trọng do ảnh hưởng tiềm tàng lên nhận thức về khí hậu trong quá khứ của người bị tác động và sự đánh giá của họ về khả năng thích nghi. Việc tăng cường nhận thức về BĐKH và nhận thức về biện pháp thích ứng cần được chú trọng bên cạnh yếu tố nâng cao khả năng tiếp cận và tính hiệu quả của các dịch vụ địa phương; trình độ học vấn; sử dụng công nghệ giá rẻ nhưng đảm bảo yếu tố môi trường.

Thực tế cho thấy không phải cư dân nào cũng hiểu biết các vấn đề liên quan đến BĐKH. Trong một nghiên cứu của Đặng Đình Thắng (Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) về "Nhận thức về BĐKH và đánh giá của người dân cho chính sách giảm thiểu tác động:

Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam"22

vấn đề quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên chỉ nhận được sự quan tâm ở mức độ vừa phải của người được hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ lựa chọn cho quan trọng nhất, quan trọng nhì, quan trọng ba lần lượt là 8.77%, 7.77, và 9.77%. Trong khi nếu tính tổng quan các chỉ tiêu về phát triển đô thị, thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng thứ tư trong số các thành phố ở khu vực châu Á dễ bị tổn thương bởi BĐKH do tác động của nước biển dâng.23

Vì vậy nếu nhận thức về BĐKH được nâng cao, cộng đồng có hành vi thân thiện với môi trường và kỹ năng cơ bản xử lý các vấn đề liên quan đến

22Dự án nghiên cứu “Willingess to Pay for Climate Change Miligation Policies in Viet Nam” được tài trợ bởi Chương trình Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (Economy and Environment Program for Southest Asia - EEPSEA).

23 Theo Senga, R. 2010. Climate change: is Southeast Asia up to the challenge?: natural or unnatural disasters: the relative vulnerabilities of Southeast Asian megacities to climate change.

BĐKH thì trách nhiệm ứng phó với BĐKH sẽ được sản sẻ. Truyền thông cộng đồng về BĐKH nhằm đảm bảo cộng đồng được cung cấp kiến thức cơ bản về BĐKH, từ đó hình thành ý thức, thái độ và hành động để ứng phó với BĐKH. Do đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức về các tác động của BĐKH và hoạt động chống BĐKH cho mọi tầng lớp nhân dân là nhiệm vụ cấp bách bởi nó là gốc rễ của việc thực hiện có hiệu quả cho chuỗi hoạt động ứng phó, giảm thiểu BĐKH. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp, tác động sâu sắc lên nhận thức của người dân, có thể làm thay đổi hành động/hành vi của con người. Ví dụ theo kết quả khảo sát của Đặng Định Thắng trong nghiên cứu nói trên, truyền hình, đài phát thanh, báo và tạp chí là các kênh thông tin được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên, các kênh truyền thông này lại khá tốn kém trong chi phí dàn dựng kịch bản, chi phí phát sóng, đăng tài bài viết...

Không thể phủ nhận trong hơn 20 năm qua, các TCPCP đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH tại Việt Nam. Các tổ chức PCPNN rất quan tâm, đang dành các nguồn lực cao nhất cho Việt Nam với

nhiều loại hình hợp tác đa dạng, phong phú, phù hợp với tính chất, thực tế đang diễn ra.

Thế mạnh:

TCPCPNN đóng vai trò phản biện trong việc tham gia các quá trình hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH; hỗ trợ cộng đồng trong tuyền truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tranh thiên tai; giúp đỡ người dân áp dụng các biện pháp canh tác, chăn nuôi ít phát thải; hỗ trợ cộng đồng trong việc tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học, hạn chế dùng than đá, than củi, dầu hỏa. Các tổ chức TCPCPNN đóng góp những thông tin và những ý tưởng có giá trị, vận động một cách hiệu quả cho những thay đổi tích cực, cung cấp năng lực hoạt động thiết yếu và hoạt động trong những trường hợp khẩn cấp và các nỗ lực phát triển. Nói chung, hoạt động của TCPCPNN làm tăng thêm trách nhiệm giải trình và tính hợp pháp của quá trình quản trị toàn cầu. Mặc dù các TCPCPNN hoạt động theo kiểu tư vấn đối với việc hoạch định, ban hành các quyết định quốc tế, nhưng TCPCPNN đã có nhiều thành công đáng khen ngợi. Nhờ các chiến dịch vận động của TCPCPNN, nhiều công ước quốc tế đã ra đời và đi vào cuộc sống. Không chỉ vậy, TCPCPNN giúp đặt ra những vấn đề mới và những mối quan tâm mới, đổi mới và thử nghiệm, cung cấp các kiến thức mới và thông tin mới.

Bên cạnh các trợ giúp tài chính và một khối lượng lớn những hỗ trợ bằng hiện vật, các TCPCPNN còn đóng vai trò như một kênh liên lạc cho những trợ giúp khác. Đó là hàng trăm nghìn tình nguyện viên của các tổ chức này đã đến và đem theo sự giúp đỡ ở các nước đang phát triển, họ làm việc bên cạnh những cán bộ địa phương để hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm cho người dân, từ đó tăng cường năng lực cho các nước

đang phát triển. Trong lĩnh vực môi trường, TCPCPNN thể hiện rõ khả năng tiếp cận người dân tại các vùng sâu vùng xa, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người dân, tăng cường sự tham gia và huy động nguồn lực tại địa phương trong công tác bảo vệ môi trường cũng như áp dụng những phương thức và nghiên cứu khoa học nhằm thích ứng với BĐKH. Chính vì vậy, những con số tài chính đơn thuần không thể thể hiện hết được bức tranh về tính độc đáo cũng như ý nghĩa sự đóng góp của các TCPCPNN trong công cuộc giảm nghèo của thế giới.

Do tính chất và đặc thù của TCPCPNN hiện nay, vấn đề nâng cao nhận thức về BĐKH trở thành một hoạt động bắt buộc tại mỗi dự án của TCPCPNN. Thông qua việc dùng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về BĐKH cho các thành phần xã hội, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, TCPCPNN đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Về đối tượng hướng đến, TCPCPNN chú trọng đến nhóm dân cư chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro như phụ nữ, trẻ em, nông dân, hộ nghèo... Bởi BĐKH tác động trực tiếp các nhóm cưu dân này, khiến nhóm này dễ bị nguy cơ tái nghèo cao nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững của các TCPCP. Có thể thấy rõ, các TCPCPNN đã biết phát huy tốt những lợi thế của tổ chức như:

- Có khả năng thử nghiệm một cách thoải mái với những phương pháp tiếp cận sáng tạo, khi cần thiết có thể chịu rủi ro;

- Khả năng mềm dẻo và dễ thích nghi với các tổ chức bản địa và đáp ứng những nhu cầu của địa phương, do đó có thể phát triển những dự án đan xen cũng như dự án riêng của một ngành. Hơn nữa TCPCPNN còn hiểu rõ tính khả thi của các dự án họ đảm nhận; có thể cung cấp những thông tin về

đời sống, năng lực, quan điểm và các đặc trưng văn hóa của người dân ở địa phương cho các cấp hoạch định chính sách của chính phủ. Không chỉ vậy, các TCPCPNN đã lồng ghép các chương trình quản lý rủi ro thiên tai vào các chương trình sinh kế và phát triển, đồng thời sẵn sàng phối hợp chặt chẽ hơn với Chính phủ để đảm bảo tương lai phát triển của Việt nam có khả năng phục hồi với tác động của BĐKH.

- Có quan hệ hài hoà với người dân và có thể giúp đỡ ở tầm vi mô cho những người rất nghèo; họ có thể xác định ai là người khó khăn nhất và tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ theo cách phù hợp riêng. TCPCPNN sử dụng các biện pháp tuyên truyền giữa các cá nhân và nghiên cứu những điểm thâm nhập chính xác qua đó họ có được sự tin tưởng của cộng đồng mà họ muốn đem lại lợi ích.

- Khả năng liên hệ với tất cả các cấp, từ phường xã tới cấp cao nhất của nhà nước. Thông qua các dự án, TCPCPNN có thể tạo điều kiện trao đổi thông tin từ nhân dân lên chính phủ, và từ chính phủ xuống nhân dân. Các thông tin đưa lên cho biết về suy nghĩ, hoạt động và tâm tư tình cảm của nhân dân địa phương, còn thông tin đưa xuống cho biết về kế hoạch và hoạt động của chính phủ. - TCPCPNN cũng có vị thế độc đáo, có thể chia sẻ thông tin theo chiều ngang và lập mạng lưới liên kết với các tổ chức khác có nhiệm vụ tương tự. Đây cũng là xu thế phát triển hiện tại của các TCPCPNN về lĩnh vực BĐKH bởi lẽ phải áp dụng phương pháp lồng ghép thì khả năng tiếp cận với nguồn lực để thích ứng với BĐKH của các hộ gia đình có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH mới không bị cản trở.

- Khả năng tuyển dụng cả những chuyên gia và những cán bộ có nhiệt huyết, với những điều kiện dễ hơn so với các cơ quan chính phủ. Chính lực lượng này thông qua các hội thảo, tập huấn, thăm quan, trao đổi kinh nghiệm

vùng xa của Việt Nam nơi mà chính phủ còn chưa đủ khả năng để vươn tới hỗ trợ trong việc ứng phó với BĐKH.

Hạn chế - Tồn tại của Tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Trong hoạt động của mình, TCPCPNN cũng còn một số hạn chế nhất định như: - Cách nhìn nhận mang tính mô hình nên hạn chế việc tham gia vào việc thiết kế các chương trình, dự án lớn;

- Các phương pháp tiếp cận có giới hạn, chỉ hạn chế ở một vấn đề hay một vùng. Điều này khiến "Tính sở hữu" của TCPCPNN mang tính chất lãnh thổ, của một vùng hay một dự án, làm giảm khả năng hợp tác giữa các tổ chức bị coi là có thể đe doạ hoặc là đối thủ cạnh tranh.

- Dễ có sự lặp lại của một ý tưởng do tính không đại diện của dự án, của một khu vực, chỉ bao quát một diện tương đối nhỏ của dự án hoặc chỉ phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ bên ngoài...

- Việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền các vấn đề liên quan đến BĐKH chưa thường xuyên; Đội ngũ tuyên truyền còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng.

Không chỉ vậy, các TCPCPNN còn gặp khó khăn trong hoạt động khi một số cấp, ngành chưa nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của việc nâng cao nhận thức để ứng phó với BĐKH, coi đó là công việc của các bộ, ngành chức năng, của các cơ quan truyền thông. Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch đối với sự BĐKH chưa được xây dựng dài hạn; thiếu sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức, quản lý và phân công công việc; việc thực hiện không thực sự tích cực và kiên quyết; xã hội hóa không thể huy động sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và nhân dân. Thậm chí một bộ phận nhân dân còn chưa biết chú ý, nhận thức của các cơ quan chức năng và của nhân dân còn hạn chế, nhất là bộ phận không chịu tác

động trực tiếp từ BĐKH, cư dân tại các đô thị đến BĐKH hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà thiếu đi trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai. Hành vi xấu gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép diễn ra khá phổ biến. Có thể nói hiện trạng truyền thông về BĐKH tại Việt Nam: độc lập giữa các thể thức; thông tin không định kỳ; tập trung vào các vấn đề vĩ mô và học thuật; thiếu giải pháp ứng phó tiềm năng. Việc nâng cao nhận thức chủ yếu trên báo chí, các ấn phẩm lẻ tẻ mà chưa kết hợp thành một chương trình kết hợp nhiều loại hình đa dạng, có chiều sâu và tác động lâu dài.... Trong khi đó, đối với một vấn đề lớn mang tầm cỡ toàn cầu và gây hậu quả nghiêm trọng cả trước mắt và lâu dài, có thể nói, việc nâng cao nhận thức về BĐKH trong thời gian qua còn ở mức độ rất khiêm tốn chưa tương xứng với một thách thức mang tầm nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 79 - 86)