Tập huấn, hội thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 53 - 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Các hình thức hoạt động nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu của tổ

2.3.1. Tập huấn, hội thảo

Tuyên truyền thông qua hội thảo, tập huấn là một hình thức phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực với nhiều tiêu đề phong phú, thích hợp cho từng đối tượng tiếp cận, qua đó cung cấp kiến cơ bản về BĐKH, kỹ năng chủ động ứng phó, phòng chống những tác động xấu do BĐKH gây ra. Tập huấn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dự án, chương trình đạt hiệu quả như trông đợi. Thông qua tập huấn, đối tượng tham gia sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp trước khi thực hiện mô hình; từ đó nâng cao khả năng tham mưu, tư vấn, điều chỉnh hoặc phát triển dự án/chương trình phù hợp với điều kiện thực tế hơn. Còn việc tổ chức hội thảo có ý nghĩa rất lớn trong việc chia sẻ kinh nghiệm từ những chuyên gia đầu ngành; thảo luận đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm từng quốc gia; là nơi chứng minh những nỗ lực của Việt Nam trong việc ứng phó với BĐKH. Đặc biệt, thông qua hình thức tập huấn, tuyên truyền, các bên kịp thời rút ra những bài học kinh nghiệm và nhanh chóng xác định mục tiêu, giải phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Không chỉ vậy, việc tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên đề phù hợp với sự phát triển hiện tại của các TCPCPNN.

Thông qua bảng “Vai trò của tập huấn thay đổi hành vi của người tiếp nhận” sẽ thấy rõ từng mức độ nhận thức sẽ dẫn đến từng hành vi tác động phù 19 http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/biendoikhihau/Pages/%C4%90o%C3%A0n-Myanmar- kh%E1%BA%A3o-s%C3%A1t-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-%E1%BB%A9ng-ph%C3%B3- v%E1%BB%9Bi-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu- %E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam.aspx

hợp. Với đối tượng chưa biết hoặc biết rất ít (thường xảy ra ở các đối tượng gián tiếp chịu ảnh hưởng của BĐKH), các buổi tập huấn chỉ diễn ra ở mức độ cung cấp thông tin tổng quát, giúp nhận ra vấn đề; khắc họa thành công những hiểu biết cơ bản về BĐKH. Với đối tượng tiếp tục áp dụng như một hành vi mới (thường ở đối tượng chịu tác động trực tiếp từ BĐKH), tập huấn tổ chức như một hoạt động động viên khuyến khích, cùng nhau rút ra kinh nghiệm, cho giải pháp để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn.

Vai trò của tập huấn thay đổi hành vi của người tiếp nhận

Đáng chú ý, Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ký kết cùng VNGO&CC và CCWG. Theo ký kết này, các bên sẽ cùng phối hợp để tổ chức các diễn đàn, hội thảo đối thoại BĐKH quốc gia. Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH sẽ chịu trách nhiệm điều phối để các bộ ngành, các cơ quan tham gia các hoạt động được tổ chức theo bản ghi nhớ. Cả ba bên sẽ cùng đóp góp kinh phí cần thiết cho các hoạt động thường xuyên như các cuộc họp định kỳ và các hội thảo. Nền tảng của sự hợp tác này chính

là bởi các TCPCP có những kinh nghiệm và năng lực trong triển khai các hoạt động ở cấp cộng đồng, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp thích ứng BĐKH ở cấp địa phương. Do đó, họ có thể có những đóng góp nhất định trong việc thực hiện hiệu quả các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH.

Từ khi ra đời, CCWG đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc ứng phó, thích ứng với BĐKH tại Việt Nam. Được thành lập vào tháng 02/2008, là một diễn đàn cho các TCPCP Việt Nam và Phi chính phủ quốc tế tham gia tích cực các cuộc thảo luận về BĐKH, CCWG đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chia sẻ thông tin và điều phối các TCPCP cùng tham gia giải quyết vấn đề BĐKH ở một số lĩnh vực và chủ đề khác nhau. Một trong những mục tiêu chính của CCWG là nâng cao năng lực nhằm đảm bảo các TCPCP tại Việt Nam có khả năng tiếp cận với thông tin, đào tạo, các sự kiện và cơ hội tài trợ liên quan đến BĐKH và hỗ trợ cho các hoạt động của TCPCP thành viên. CCWG bao gồm nhóm nòng cốt giúp đưa ra các quyết định quan trọng, giải quyết các vấn đề hành chính và các hoạt động của nhóm. Các tổ chức thành viên của nhóm nòng cốt năm 2009 bao gồm: Trung tâm dữ liệu phi chính phủ, Oxfam, CARE, RECOFTC; CRS, SNV, EMW, WWF, Challenge to Change và Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD). Ngoài nhóm nòng cốt, CCWG còn bao gồm 3 nhóm chuyên đề: Thích ứng với BĐKH, Thay đổi Nhận thức và Hành vi với vấn đề BĐKH và Giảm nhẹ BĐKH. Các nhóm chuyên đề có các buổi gặp riêng để trao đổi các thông tin cần thiết và các ý tưởng, sau đó báo cáo lại với nhóm nòng cốt.

Nhóm Chuyên đề về Thay đổi Nhận thức và hành vi đối với BĐKH đã thực hiện được một số hoạt động tiêu biểu như:

- Chiến dịch trồng cây do Hevetas đi đầu đã nhận được sự hưởng ứng từ rất nhiều TCPCP như CARE Quốc tế tại Việt Nam

- Diễn đàn Tuổi trẻ Thế hệ xanh: Chiếu bộ phim về BĐKH: “Thời đại Xuẩn ngốc”, được giới thiệu bởi Tổ chức Live & Learn và Challenge to Change với sự hỗ trợ của Rạp chiếu phim Cinematheque.

- Tuần Giao thông xanh được tổ chức bởi Tổ chức Action For The City và CCWG, 24 văn phòng đã tham gia chiến dịch này và 43 kg lượng CO2 đã được cắt giảm.

Năm 2012 tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo "Đối thoại về

thích ứng với BĐKH và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai - Khu vực miền Trung". Hội

thảo này do SRD đại diện cho Mạng lưới các TCPCP Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC) và Nhóm CCWG, phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH tổ chức. Mục đích của đối thoại nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa cấp trung ương và cấp địa phương về xây dựng kế hoạch hành động, thúc đẩy tiềm năng hợp tác giữa các cơ quan chính phủ với các TCPCP trong việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ ưu tiên trong thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cấp địa phương. Tại hội thảo này, đại diện các bộ ngành đã có bài trình bày cập nhật thông tin về các định hướng chiến lược của chính phủ, chính sách liên quan tới BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và một số ưu tiên trong ứng phó trong thời gian tới.

Theo ông Trương Quốc Cần, Phó giám đốc SRD, đại diện Ban điều hành Mạng lưới VNGO&CC và Nhóm CCWG chia sẻ: "Các TCPCP Việt

Nam đã có nhiều hoạt động cụ thể để hỗ trợ các cộng đồng như phát triển sinh kế, truyền thông nâng cao năng lực, xây dựng các mô hình thích ứng và giảm nhẹ BĐKH dựa vào cộng đồng; nhiều sáng kiến, mô hình đã được đánh giá là thành công, có hiệu quả, giúp cộng đồng ứng phó tốt hơn với BĐKH".

Đại diện các địa phương cũng chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch hành động cấp tỉnh nhằm ứng phó với BĐKH & Giảm nhẹ Rủi ro thiên tai, đồng thời làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng và lồng ghép đó. Tại hội thảo, các TCPCP cũng có cơ hội chia sẻ các hoạt động tổ chức mình thực hiện tại cộng đồng. Để tăng cường hơn nữa sự kết nối và chia sẻ thông tin, các bên đã thảo luận để cùng hợp tác xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó BĐKH & giảm nhẹ rủi ro thiên tai một cách hiệu quả.

Ông Trương Đức Trí, Đại diện Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia tích cực của các TCPCP trong 3

năm qua ... các ý kiến thảo luận và phản hồi của các TCPCP phủ dựa trên kinh nghiệm đã triển khai và phối hợp ở cấp cộng đồng đã có những đóng góp nhất định cho quá trình xây dựng chính sách. Chúng tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới các TCPCP sẽ tiếp tục tham gia tích cực vào các diễn đàn đối thoại chính sách, đặc biệt là tiếp tục có các đóng góp về tăng cường năng lực và nguồn lực nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động của địa phương và cấp cộng đồng về ứng phó với BĐKH".

Với Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (COP21) và Thỏa thuận Paris, năm 2015 là một năm đánh dấu bước ngoặt lớn trong nỗ lực của toàn cầu ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, việc phối kết hợp giữa những giải pháp này để những giải pháp này có thể tăng cường lẫn nhau và giúp mang lại nhiều lợi ích đồng thời là việc hoàn toàn khả thi. Điều này hết sức cần thiết góp phần nâng cao khả năng ứng phó của những nhóm dễ bị tổn thương trước BĐKH, tuy nhiên khả năng phối kết hợp này đến nay vẫn chưa được xem xét. Để khắc phục những thiếu hụt này và để thúc đẩy thảo luận trong bối cảnh của Việt Nam, Nhóm CCWG đã tổ chức một cuộc hội nghị quốc tế vào năm 2016. Hội nghị này được bảo trợ bởi

Sứ quán Marocco, với sự hỗ trợ của Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Việt Nam. Đây là một sự kiện chính thức, khởi động cho COP, với mục đích chuẩn bị cho Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH (COP22). Mục đích chính của hội nghị là nâng cao năng lực của Việt Nam và các nhóm dễ bị tổn thương ứng phó với BĐKH, cũng như hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện các biện pháp ứng phó BĐKH một cách hiệu quả và toàn diện. Trong suốt hội thảo, có hai bản tuyên bố quan điểm đã được thông báo để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và để kêu gọi các ý kiến đề xuất từ các TCPCPNN và Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, cơ quan báo chí và công chúng có quan tâm để hoàn thiện các tuyên bố quan điểm hoàn chỉnh cho COP22. Hai bản tuyên bố quan điểm này tập trung vào hai câu hỏi:

1. Làm thế nào để đạt được các mục tiêu thích ứng chú trọng vào các nhóm dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng thích ứng cho tất cả mọi người ở Việt Nam;

2. Làm thế nào để chuyển sang nền kinh tế các bon thấp, bền vững, và làm thế nào để đạt được mục tiêu giảm thiểu BĐKH mà không ai bị bỏ lại đằng sau và mang lại lợi ích cho người nghèo và những nhóm người yếu thế khác20

.

Trong tháng 11/2017, tại An Giang đã diễn ra Hội thảo Quốc tế “Tăng

cường nguồn lực hỗ trợ ứng phó với BĐKH – Giới thiệu kết quả nghiên cứu tác động của BĐKH tại ĐBSCL”. Đây là hoạt động của Dự án “Tăng cường

năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó với thiên tai tại ĐBSCL” do Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) thực hiện và được

20 http://www.oxfamblogs.org/vietnam/2016/09/21/hoi-nghi-quoc-te-thich-ung-va-giam-thieu-bien-doi-khi- hau-thuc-day-ket-noi-va-chia-se-nguon-luc/

Bftw và ActionAid Việt Nam tài trợ. Nghiên cứu này được thực hiện tại 3 huyện là Chợ Mới (An Giang), Kế Sách (Sóc Trăng) và TP Trà Vinh (Trà Vinh). Theo đánh giá tại hội nghị, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (GHG) tới năm 2020, hiện chi cho mục tiêu này của Việt Nam mới chỉ bằng 0,1% GDP của cả nước. Tỷ lệ này ở các quốc gia có điều kiện BĐKH có tỉ lệ tương đương là 6-20% GDP; trong đó 31% trong tổng chi ứng phó với BĐKH tại Việt Nam được huy động từ các đối tác phát triển, điều này còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đề xuất các sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng quốc tế về BĐKH tới khu vực ĐBSCL. Tăng cường hiệu quả chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành, và cơ quan liên quan và huy động nguồn lực từ các TCPCPNN, cơ quan hợp tác phát triển, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội... để ứng phó với BĐKH, góp phần phát triển bền vững ĐBSCL trong thời gian tới.

Bên cạnh các hoạt động mang tầm vĩ mô, nhiều dự án ở mức độ nhỏ và vừa, phù hợp với từng địa phương liên quan đến xử lý vấn đề BĐKH cũng được triển khai. Điển hình là vào ngày 20/12/2017 tại tỉnh Điện Biên, CARE và Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CCD) tổ chức Hội thảo trong khuôn khổ dự án Dịch vụ Thông tin khí hậu nông nghiệp (ACIS) cho phụ nữ và nông dân dân tộc thiểu số ở Đông Nam Á. Hội thảo được tổ chức sau 2 năm triển khai nhằm chia sẻ kết quả, thách thức trong việc tiếp cận thông tin dự báo thời tiết và khuyến cáo nông nghiệp. Hội thảo cũng thảo luận khả năng duy trì kết quả và nhân rộng những thành công của dự án. Dự án sẽ tiếp tục chia sẻ kết quả tích cực của việc áp dụng các khuyến cáo cụ thể từ thông tin khí hậu nông nghiệp và kết nối với lãnh đạo tỉnh để hướng tới phân bổ ngân sách hợp lý cho công tác này. Dự án do Chương trình nghiên cứu về BĐKH, Nông nghiệp và An ninh lương thực (#CCAFS) và Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Thế

giới #ICRAF tài trợ. Hay Dự án EbA đã tổ chức nhiều hoạt động khác trong các địa phương của tỉnh Quảng Bình nhằm nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH. Cụ thể, dự án đã tổ chức 23 lớp nâng cao nhận thức về BĐKH, thích ứng với BĐKH và các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại 21 thôn của 10 xã ven biển cho gần 1.500 người dân. Dự án cũng tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ đối tác các cấp về lồng ghép thích ứng BĐKH vào quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển tại địa phương cho hơn 30 cán bộ; kỹ năng xây dựng bản đồ, tiếng Anh giao tiếp... Nhận xét về lợi ích của việc tập huấn, ông Phạm Đình Vĩnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch cho biết: “Đây là một hoạt động bổ ích, kênh thông tin

giúp người dân chúng tôi hiểu rõ hơn về BĐKH để có biện pháp thích ứng và ngăn chặn làm giảm thiểu BĐKH, giảm tác động ảnh hưởng xấu đến người dân”.

Không chỉ dừng lại ở các hội thảo đơn lẻ, hình thức chuỗi hội thảo được tổ chức cũng là điểm nhấn của các dự án, mang tính dài hơi và xuyên suốt hơn trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH. Tiêu biểu như chuỗi hội thảo về BĐKH khuyến khích các hành động ứng phó do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) Việt Nam đã tổ chức và thúc đẩy nhằm giáo dục và khuyến khích chia sẻ ý tưởng về giảm nhẹ và thích ứng BĐKH vào năm 2009 trong khuôn khổ chương trình nâng cao nhận thức về vấn đề này.

Hội thảo thứ nhất “BĐKH và Mực nước biển dâng ở Việt Nam” nhằm cung cấp thông tin cho các đại biểu quốc hội, lãnh đạo các bộ ngành cũng như các bên liên quan ở cấp địa phương về những ảnh hưởng có thể của tình trạng BĐKH đến tiến trình phát triển của Việt Nam. Hội thảo cung cấp các thông tin mới nhất về tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các khu vực ngành nghề khác nhau, mô tả mối liên kết giữa BĐKH và thiên tai, và bàn cách lồng

vấn đề này vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, quốc gia được dự báo sẽ chịu một số trong những ảnh hưởng tồi tệ nhất của BĐKH. Theo các chuyên gia, kiểu thời tiết cực đoan và mực nước biển dâng do hiện tượng khí hậu toàn cầu này gây ra có thể gây hại cho sinh kế của những người nghèo sống phụ thuộc vào tài nguyên. Bởi vậy, hội thảo này kêu gọi sự chú ý tới nhu cầu xây dựng một chiến lược ứng phó với BĐKH vì người nghèo. Sự kiện này cũng khởi động việc xây dựng một chương trình nâng cao nhận thức và năng lực dài hạn phối hợp giữa IUCN, Cục Khí tượng, Thuỷ văn và BĐKH và các đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 53 - 62)