Một số dự án điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 66)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Một số dự án điển hình

Các TCPCPNN đã đưa ra nhiều dự án, chương trình hành động thiết thực đáp ứng tình hình thực tế tại Việt Nam. Tùy theo năng lực và tính chất của mình, từng TCPCPNN đã hướng đến những đối tượng cụ thể, tại những vùng miền đặc trưng bị ảnh hưởng nặng nề từ BĐKH ở Việt Nam. Trong giới hạn nghiên cứu, Luận văn chọn ra một số dự án điển hình vừa mang tính quốc

gia vừa mang tính cộng đồng để làm nổi bật lên những hoạt động của các TCPCPNN giai đoạn 1994 -2017.

2.4.1. Giờ Trái đất

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã đưa ra sáng kiến toàn cầu Giờ Trái đất để góp phần ngăn chặn và thích ứng với BĐKH bắt nguồn từ thành phố Sydney (Australia) năm 2007 và hiện trở thành chương trình toàn cầu trong hơn 10 năm qua với sự tham gia của hàng tỷ người. Từ một chiến dịch nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH, mang mục đích chung tay giải quyết những vấn đề liên quan đến năng lượng và giáo dục người dân ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường, Giờ Trái Đất đã chuyển thành một phong trào, đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận được tạo ra do sức mạnh tập thể. Tính đến năm 2018, có đến 188 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Giờ trái đất, gần 18.000 địa điểm tắt đèn hưởng ứng chương trình Chương trình kêu gọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cùng tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết từ 20h30 đến 21h30 tối thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm. Thông qua chương trình Giờ Trái đất, WWF muốn gửi tới các nhà lãnh đạo, đại diện của 192 quốc gia trên thế giới đang có mặt trong các thành phố, những người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng cho các vấn đề BĐKH thông điệp với nội dung: Thế giới cần phải có những hành động kiên quyết về BĐKH và đã đến lúc các nhà lãnh đạo thế giới lắng nghe nguyện vọng của các công dân toàn cầu.

Hình thống kê số liệu liên quan đến chương trình Giờ trái đất 2018 (Theo website chính thức của chương trình Giờ trái đất: https://www.earthhour.org)

Việt Nam tham gia Giờ Trái đất lần đầu tiên năm 2009 với sự tham gia của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hội An, Huế và Khánh Hòa. Sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức quy mô nhất tại Hà Nội, trước cửa Nhà hát lớn của thành phố và là một thành công lớn của chiến dịch. Sự kiện thu hút sự tham gia của trên 3000 người. Đây là một trong những hành động của Chính phủ và người dân Việt Nam thể hiện cam kết giảm 08% lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030, chung tay cùng thế giới trong cuộc chiến ứng phó BĐKH. Ở thời điểm bắt đầu với chiến dịch Giờ Trái đất, Việt Nam chỉ có 06 tỉnh, thành phố tham gia, nhưng đến nay, sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố, với sự hưởng ứng sâu rộng của các tổ chức, các doanh nghiệp, đặc biệt là người dân, các phương tiện truyền thông. Sau 08 năm tham gia (từ năm 2009 đến 2017), Việt Nam đã tiết kiệm được gấp 3 lần lượng điện tiêu thụ (471.000kwh, tương đương 764 triệu đồng năm 2017 so với 140.000kwh tương đương 132 triệu đồng năm 2009). Nhiều địa phương trên cả nước như: TP. Hà Nội, tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Thừa Thiên - Huế, Bình Phước... đã ban hành kế hoạch cụ thể về việc tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, các trường học, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các khu dân cư tham gia

tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ, thành phố Hà Nội chủ trương tổ chức các nhóm tình nguyện viên đạp xe, chạy bộ để tuyên truyền trong cộng đồng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chủ đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường... Kết quả của chiến dịch không chỉ dừng lại ở những con số tiết kiệm điện năng mà còn mang ý nghĩa lớn, tác động đến mọi người dân và cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH.

Đáng chú ý, để các hoạt động của Giờ Trái đất thực sự có ý nghĩa, không chỉ dừng ở mức phong trào, gần 10 năm qua, Việt Nam đã linh động bổ sung nhiều chương trình bên lề thiết thực hơn. Đó là chuỗi các hoạt động Greener Garden tại các hộ gia đình tại Hà Nội nhằm mục đích tuyên truyền, thúc đẩy các hoạt động làm xanh hóa khu vực sinh sống trong các gia đình thành thị, giảm thiểu sử dụng túi nilon; Tổ chức cuộc thi Sáng tạo Xanh dành cho đối tượng sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng về sáng tạo video, phim ngắn về đề tài môi trường; không in quá nhiều bảng hiệu băng-rôn, tắt máy điều hòa khi thời tiết không quá nóng, giảm lưu lượng giao thông bằng các phương tiện cá nhân, không thắp nến theo trào lưu số đông và suy nghĩ nghiêm túc về những biến đổi ngày càng khắc nghiệt của tự nhiên... Điều này góp phần đưa chương trình Giờ Trái đất hoạt động hiệu quả, bền vững; nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong cuộc chiến với BĐKH trên thế giới.

2.4.2. Dự án "Thích nghi BĐKH dựa vào cộng đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long" (ICAM) sông Cửu Long" (ICAM)

Dự án do AusAID tài trợ thông qua tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng đối với các tác động của BĐKH. Dự án thực hiện từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2014 với chi phí gần 303 triệu USD, góp phần làm cho 5.000 người dễ bị tổn thương nhất được

hưởng lợi trực tiếp (trong tổng số 85.000 người hưởng lợi gián tiếp), nhất là phụ nữ và những người không có đất hoặc thiếu đất canh tác, đồng bào dân tộc Chăm, Khmer… tại 33 xã của 5 huyện thuộc tỉnh An Giang, Sóc Trăng (xã Đa Phước, Vĩnh Trường, Khánh Bình (tỉnh An Giang); xã Vĩnh Tân, phường Vĩnh Phước (tỉnh Sóc Trăng). Song song đó, tăng cường khả năng ứng phó với các tác động của BĐKH: Nâng cao nhận thức, trao đổi thông tin, quy hoạch cải thiện mang lại các lợi ích bình đẳng, hoạt động nâng cao năng lực phòng, chống BĐKH…

ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi BĐKH. Các diễn biến khí hậu ngày càng gia tăng dẫn đến những thách thức mới cho đại bộ phận dân cư gồm 17 triệu dân tại Đồng bằng Sông Cửu Long, những người sống chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, năng lực thích ứng với BĐKH là rất cần thiết cho cả sự sinh tồn và phát triển của những cộng đồng này. Thông qua Dự án ICAM, CARE làm việc với phụ nữ và nam giới, là những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các hiểm họa thiên tai và BĐKH, với mục tiêu tăng cường năng lực thích ứng BĐKH cho cộng đồng tại ĐBSCL.

Kết quả của dự án giúp cho cộng đồng và chính quyền địa phương lập kế hoạch thích ứng BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Các kế hoạch thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng được lồng ghép vào Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội và các kế hoạch ngành, như giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nông nghiệp và y tế cung cấp hỗ trợ nuôi cá chình hữu cơ, trồng nấm hữu cơ trong nhà, sản xuất phân bón sinh học, kỹ thuật tưới nhỏ thông qua giọt, chăn nuôi lợn để quản lý phân lợn, vườn thực phẩm nổi và trồng ớt. Bên cạnh đó, tăng cường khả năng ứng phó của cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng chịu nhiều nguy cơ ảnh hưởng nhất của BĐKH bằng cách tạo sinh kế bền vững và đa

cho trẻ em và trồng cây xanh để phòng ngừa xói mòn đất; sử dụng khoản vay từ quỹ của Hội Phụ nữ để cải thiện thu nhập...); nâng cao nhận thức về BĐKH, những tác động của BĐKH, và cách ứng phó. Qua những bài học rút ra từ dự án, tổ chức dân sự được củng cố, năng lực của các cơ quan chính quyền được nâng cao, tạo lập nền tảng cho việc nhân rộng thích ứng dựa vào cộng đồng có tính đến yếu tố công bằng và nhạy cảm giới. Đáng chú ý, để dự án đi vào chiều sâu và có thể tiếp tục phát triển, trở thành điển hình học tập sau này, dự án có xây dựng tài liệu cẩm nang thực hành lập kế hoạch nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi, thích nghi, thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng.

2.4.3. Dự án "Biến đổi khí hậu và các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” (CEMI) Việt Nam” (CEMI)

Dự án do Hiệp hội các tổ chức xã hội dân sự Đan Mạch (CISU) tài trợ thông qua Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch – Châu Á (ADDA), được thực hiện tại 03 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Tổng ngân sách dành cho dự án mà nhà tài trợ cam kết là 4,544,000 đồng Curon Đan Mạch, thực hiê ̣n trong 03 năm từ ngày 01/07/2014 đến ngày 30/06/2017. Dự án được triển khai với sự phối hợp của các đơn vị: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature); Hội Nông dân tỉnh Lai Châu, Hội nông dân tỉnh Sơn La và Quỹ phát triển phụ nữ huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên. Dự án bao gồm các hợp phần: Thiết lập các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp thân thiện; vận động việc lồng ghép các nội dung về BĐKH trong các chương trình, kế hoạch phát triển ở địa phương và truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH và sản xuất nông nghiệp bền vững. Mục tiêu của dự án là các cộng đồng nghèo phía Bắc Việt Nam cải thiện được khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách liên quan đến BĐKH, đồng thời tăng cường ảnh hưởng đối với việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch cho các nguồn tài nguyên thiên

nhiên, giải quyết các vấn đề thích ứng với BĐKH, an ninh lương thực và giảm đói nghèo tại địa phương. Dự án sử dụng phương pháp nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức dân sự và nhóm nông dân xác định các mô hình thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững; giới thiệu phương pháp sản xuất thân thiện mội trường và giảm phát thải thông qua lớp huấn luyện nông dân; tài liệu hóa và chia sẻ kinh nghiệm về thực hành nông nghiệp thông minh và phương thức sản xuất thay thế cấp quốc gia, vùng và quốc tế.

Tại Sơn La, sau 3 năm triển khai, Dự án đã tổ chức 50 lớp tập huấn đào tạo nhóm nông dân và xây dựng được 50 mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, trong đó 48 lớp, mô hình trồng lúa cải tiến SRI; 12 lớp, mô hình trồng ngô bền vững trên đất dốc; 8 lớp, mô hình trồng nấm; 32 lớp, mô hình ủ phân vi sinh. Mô hình trồng lúa cải tiến theo phương pháp SRI là một trong những mô hình phát triển nông nghiệp tiêu biểu gắn với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. Tại các huyện của Sơn La (Mai Sơn, Yên Châu, Thuận Châu, Mường La) và Thành phố đã bước đầu áp dụng công nghệ cấy lúa cải tiến theo phương pháp SRI. Mục tiêu chính của ứng dụng phương pháp SRI là nhằm phát triển hệ thống sản xuất lúa bền vững, bao gồm: Cấy mạ non, cấy thưa, cấy 1 dảnh, sử dụng phân hữu cơ, quản lý nước và làm cỏ bằng tay, hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, các mô hình trồng lúa cải tiến theo phương pháp SRI đã phát huy hiệu quả, năng suất cây trồng tăng hơn so với diện tích không sử dụng phương pháp SRI trong trồng lúa, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Dự án cũng xuất bản ấn phẩm “Nông nghiệp Tây Bắc: Nhận diện thách

thức và phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu” với 07 bài viết tập trung

vào việc thúc đẩy nông nghiệp Tây Bắc phát triển với các đề xuất cần đặc biệt ưu tiên cải thiện hoạt động nghiên cứu, xây dựng, chính sách nhằm tạo điều

khai và nhân rộng. Ở cấp độ vĩ mô, các chính sách về tái cơ cấu, quy hoạch phát triển nông nghiệp cũng như chính sách thu hút đầu tư nông nghiệp cấp vùng Tây Bắc cũng cần có những định hướng, gợi mở cụ thể để các địa phương thực thi hiệu quả nhiệm vụ phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù Tây Bắc đã có nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích thí nghiệm, áp dụng các mô hình nông nghiệp thân thiện nhằm vừa gia tăng hiệu quả kinh tế, vừa góp phần ứng phó với BĐKH, song hầu hết các mô hình đều được triển khai trên phạm vi hẹp nên hiệu quả và sức lan tỏa chưa cao. Đặc biệt, công tác xây dựng, lập kế hoạch chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng thân thiện, ứng phó BĐKH còn nhiều hạn chế, cả về mặt năng lực, quy trình lẫn phương thức thực hiện. Qua dự án, các mô hình được thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực cả về mặt kinh tế và môi trường. Cùng với đó, các hoạt động chính sách đã có sự tham gia của tất cả các cấp từ tỉnh đến cơ sở, từ đó nâng cao được nhận thức và sự tham gia của nhiều bên về những vấn đề BĐKH trong nông nghiệp và sự cần thiết của việc lồng ghép các nội dung BĐKH trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Dự án cũng tổ chức hội thảo, tập huấn cho lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn thuộc các sở, ban ngành của tỉnh và một số hội nông dân các huyện, thành phố về ứng phó với BĐKH; chính sách quốc gia và hành động của địa phương với mục tiêu: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về BĐKH và các khung chính sách quốc gia, quốc tế về ứng phó với BĐKH và tăng cường

năng lực lập kế hoạch trong các hoạt động của địa phương. Tại hội nghị tập

huấn, các đại biểu đã cùng trao đổi về khái niệm, nguyên nhân và tính cấp thiết của việc ứng phó với BĐKH; ứng phó với BĐKH ở cấp quốc tế; các thỏa thuận quốc tế và các vòng đàm phán về ứng phó với BĐKH; các khung chính sách ứng phó BĐKH cấp quốc gia; các giải pháp lồng ghép ứng phó

BĐKH trong chính sách và kế hoạch địa phương; phát triển nông nghiệp ứng phó với BĐKH, cách tiếp cận và những mô hình thực tế tham gia ứng phó với BĐKH... Nhất là ứng phó với sự thay đổi đột ngột của thời tiết như nắng nóng kéo dài, mưa bão, lũ lụt, băng tuyết có tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống của con người.

Dự án "BĐKH và các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam" được đánh giá đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận thông tin về chính sách liên quan đến BĐKH và sản xuất nông nghiệp bền vững ứng phó với BĐKH trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn các tỉnh thực hiện.

Sau khi kết thúc dự án, để tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, phía đơn vị thụ hưởng đề xuất trong thời gian tới, các cấp, ngành chức năng cần sử dụng phương pháp đào tạo “Lấy nông dân dạy nông dân” giúp truyền đạt các kỹ thuật canh tác mới tới cộng đồng tốt hơn; thực hiện đào tạo “cầm tay chỉ việc” giúp nông dân dễ hiểu, dễ làm theo; lấy kết quả thực tế từ mô hình làm cơ sở để thuyết phục người dân là tốt nhất. Với các biện pháp canh tác mới cần có thời gian dài để người dân thay đổi, làm theo và việc thay đổi cần từng bước với từng kỹ thuật nhỏ một; tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ để đánh giá, quảng bá mô hình. Để nhân rộng mô hình hiệu quả thì việc đưa mô hình thành 1 chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm của cấp xã là cần thiết.

2.4.4. Dự án "Thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong thích ứng với BĐKH vùng đồng bằng sông Hồng" (READY)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 66)