Thực trạng nhận thức biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 43 - 48)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Thực trạng nhận thức biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu vào năm 1994 và ký tham gia Nghị định thư Kyoto (kèm theo Công ước khung về biến đổi khí hậu) năm 1998. Không chỉ vậy, năm 1998, trong quá trình chuẩn bị Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC, Việt Nam đã xây dựng kịch bản BĐKH lần thứ hai, đánh dấu việc mở đầu cho các Văn kiện quốc gia về BĐKH. Mục tiêu của Công ước khung là ổn định nồng độ các khí nhà trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu; từ đó cung cấp một bộ khung cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là "nghị định thư") có khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về khí nhà kính. Đây là mốc điểm quan trọng đánh dấu nhận thức của Việt Nam về vấn đề này bởi lẽ các bên tham gia Công ước gặp mặt hằng năm từ năm 1995 tại Hội nghị các bên (COP) để đánh giá tiến trình đối phó với BĐKH. Qua đó, Việt Nam chủ động tham gia tích cực, sâu rộng hơn trong cuộc chiến với ứng phó với BĐKH hiệu quả.

Đến năm 2002, Việt Nam tiếp tục phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Mặc dù Việt Nam là một trong các Bên không thuộc Phụ lục I (các nước đang phát triển), không có nghĩa vụ phải giảm phát thải định lượng các khí nhà kính theo quy định của Nghị định thư Kyoto. Nhưng để góp phần bảo vệ môi trường, hệ thống khí hậu, tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ thân thiện với khí hậu từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế cũng như đóng góp cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu cuối cùng của UNFCCC, Việt

Nam cũng như các nước đang phát triển khác thực hiện một số nghĩa vụ chung theo Điều 4.1 của Công ước như: xây dựng các Thông báo quốc gia trong đó có kiểm kê quốc gia khí nhà kính; đánh giá tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội; xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với BĐKH; xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; tiến hành các hoạt động nghiên cứu và quan trắc những vấn đề/yếu tố liên quan đến khí hậu và BĐKH; cập nhật, phổ biến các thông tin nhằm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và công chúng về BĐKH, Cơ chế phát triển sạch.

Tiếp đó, Việt Nam còn xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH vào năm 2008 với mục tiêu là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Đáng chú ý, năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Tổ công tác xây dựng Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam thể hiện các cam kết của Việt Nam, một Bên không thuộc Phụ lục 1 của Công ước Khí hậu trong việc triển khai các hoạt động ứng phó với biến BĐKH. INCD của Việt Nam trình bày mục tiêu, phạm vi và các thành phần của INDC; các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 và một số thông tin liên quan khác. Thông qua INDC, Việt Nam tái khẳng định đóng góp của quốc gia nhằm ứng phó với BĐKH, góp phần thực hiện mục tiêu của Công ước Khí hậu. Việt Nam tin rằng đóng góp này là công bằng, thể hiện nỗ lực cao nhất, khả thi, có thể đạt được và cam kết tiếp tục giải quyết vấn đề BĐKH dựa trên các nguồn lực trong nước và với sự hỗ trợ của cộng đồng

quốc tế. Cũng trong năm 2015, Việt Nam lập 61 dự án cấp bách với tổng kinh phí 19.000 tỉ đồng. Các dự án ưu tiên trung hạn được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt khoảng 15.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng hồ tích nước ngọt, phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn; đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, dự báo khí tượng thủy văn; di dời dân cư khỏi vùng nguy hiểm.

Do tính chất toàn cầu của BĐKH, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành "Quyết định số 2139/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH", sau đó là "Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020" (ban hành năm 2017); thành lập Ủy ban quốc gia về BĐKH... với quan điểm Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn; tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế carbon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Đối với Việt Nam, báo cáo lần thứ 5 của IPCC ban hành tháng 9/2013 đã thêm một lần nữa khẳng định BĐKH đã và đang diễn ra; BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến các nước, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo ông Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Jan Eliasson, Việt Nam hiện là một trong 22 quốc gia đang phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng BĐKH El Nino. Nhận thức được chính sách về vấn đề BĐKH ngày càng chiếm vị trí quan trọng và ưu tiên của mỗi quốc gia, Việt Nam đã và đang xây dựng nhiều chiến lược, chính sách, hành động để ứng phó với BĐKH như năm 2003, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt "Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" tập trung vào đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch, quy trình, dây

chuyền sản xuất sạch hơn, sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu sạch, ít gây ô nhiễm môi trường. Chiến lược thể hiện việc bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập quốc tế.

Nhằm chung tay ứng phó với BĐKH toàn cầu, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán và đóng góp ý kiến tại các Hội nghị, Hội thảo quốc tế về BĐKH, Cơ chế phát triển sạch, đặc biệt là Hội nghị thường niên của UNFCCC và cuộc họp của các Nhóm công tác thảo luận về UNFCCC, Nghị định thư Kyoto. Bên cạnh đó, để góp phần tích cực trong việc đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này, Việt Nam cũng đang nỗ lực nghiên cứu xây dựng và chuẩn bị thực hiện NAMA. Với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế, một số đề xuất NAMA đã được xây dựng và tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc thực hiện như: Chương trình hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam, Sản xuất điện khí sinh học tại các trang trại nuôi lợn quy mô trung bình và lớn, Quỹ phát triển năng lượng tái tạo, Chuyển hóa rác thải thành tài nguyên ở các thành phố ở Việt Nam, Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xe điện ở Việt Nam… Một số NAMA này cũng được xác định sẽ là những NAMA ưu tiên của Việt Nam trong việc thực hiện INDC trong giai đoạn tới.

Năm 2013 tại Vacsava, Ba Lan, Việt Nam có đại diện tham dự Chủ đề “Nâng cao hiệu quả truyền thông biến đổi khí hậu” được thảo luận trước thềm Hô ̣i nghi ̣ thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về BĐKH – COP 19. Có thể thấy truyền thông về BĐKH là chủ đề được nhiều bên quan tâm bởi làm sao để các bên liên quan chuyển tải những thông tin đơn giản, dễ hiểu, đúng lúc và có

mỗi người dẫn đến thay đổi hành vi lâu dài. Quan trọng hơn, làm sao liên kết lại với nhau để mọi người có tiếng nói đồng bộ với các sắc thái khác nhau nhưng có kế hoạch ứng phó, thích nghi với BĐKH.

Như vậy, Việt Nam thể hiện rất rõ quan điểm trong việc giải quyết vấn đề BĐKH, đó là sự chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư để đảm bảo lợi ích lâu dài trong việc phát triển đất nước; thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm, quyết tâm, nỗ lực cao trong cuộc chiến ứng phó với BĐKH toàn cầu và Việt Nam mong muốn các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ và nỗ lực nhiều hơn trong đàm phán nhằm đạt được một Thỏa thuận pháp lý toàn cầu về BĐKH để thế giới có thể đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ này.

Tuy nhiên, dù Chính phủ Việt Nam đã hết sức nỗ lực nhưng do đây là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự chung tay của nhiều quốc gia. Ứng phó với BĐKH phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu, không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Rõ ràng, hợp tác quốc tế là nền tảng quan trọng trong nỗ lực giảm nhẹ tác động từ BĐKH; đảm bảo lộ trình cắt giảm phát thải mà không đẩy lùi phát triển con người và tăng trưởng kinh tế. Trước tình hình đó, Việt Nam đã sớm chủ động tham gia các công ước quốc tế về BĐKH và hoàn thiện khung pháp lý, năng lực thể chế về ứng phó với BĐKH. Việt Nam đã gia nhập Công ước Ramsar từ năm 1989, phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH vào ngày 16/11/1994, tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) từ năm 1998, cam kết theo Nghị định

thư Kyoto vào năm 2002 và đã ký kết Khung hành động Hyogo về giảm nhẹ thảm họa giai đoạn 2005 - 2015.

Về sơ bộ, kết quả các chương trình hợp tác quốc tế của Việt Nam đã tập trung vào vấn đề tăng cường trao đổi thông tin dự báo thời tiết, BĐKH chính xác và kịp thời. Các chương trình này đã cung cấp một nguồn tài chính đáng kể phục vụ cho công tác chống BĐKH, đồng thời đào tạo được một lực lượng cán bộ có năng lực và trình độ khoa học tiếp cận được với quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 43 - 48)