Hoạt động của TCPCPNN tại Việt Nam trong lĩnh vực BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 48 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.2 Hoạt động của TCPCPNN tại Việt Nam trong lĩnh vực BĐKH

BĐKH tác động tới nhiều dự án, mục tiêu của các TCPCPNN đang thực hiện bởi BĐKH làm các hộ nghèo tái nghèo, hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng đến chất lượng của dự án hoặc những tác động từ vấn đề di cư trở nên khó quản lý. Chính vì vậy, hoạt động TCPCPNN tại Việt Nam trong lĩnh vực BĐKH có nhiều dự án lồng ghép vấn đề BĐKH với xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, xây dựng năng lực. Tiêu biểu như những dự án được tiến hành trong khuôn khổ Chương trình "Tài trợ Ứng phó với BĐKH dựa vào Cộng đồng

giai đoạn 2012-2015" của Chính phủ Australia, do các đối tác là CARE

International tại Việt Nam, SNV, Oxfam, Hội Chữ thập đỏ Australia, Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF), Plan International và Save the Children thực hiện. Kết quả có 200.000 người dân tại 13 tỉnh khác nhau trên khắp Việt Nam đã được hưởng lợi từ loạt dự án này: Dự án “Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ở Mekong”; Dự án “Giảm thiểu BĐKH dựa vào cộng đồng thông qua sản xuất bền vững”; Dự án “Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của cộng đồng ven biển Việt Nam”; Dự án “Giảm thiểu thiên tai dựa vào cộng đồng”; Dự án “Thích ứng với BĐKH lấy trẻ em làm trọng tâm ở Việt Nam"; Dự án “Trồng lúa carbon thấp”… Chương trình

tổng kết các dự án này được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của 85 đại diện của chính quyền từ cấp huyện, tỉnh đến Trung ương.18

Trong "Chiến lược hợp tác phát triển quốc gia tại Việt Nam giai đoạn

2014- 2019", Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) dự tính sẽ tăng cường

áp dụng các biện pháp để đạt được phát triển thông minh về khí hậu và giảm nhẹ thiên tai; hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực phân tích tình hình BĐKH, tăng cường và hỗ trợ việc đưa các chính sách liên quan đến BĐKH và tăng trưởng xanh vào thực tiễn, đồng thời thực hiện giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng khả năng chống chịu trước BĐKH. Hay tiêu biểu như Chương trình "Nền nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH" do ADDA (Agricultural Development Denmark Asia) thực hiện với mục tiêu tăng cường khả năng tự cung tự cấp và cải thiện điều kiện tài chính ở các vùng nông thôn nghèo nhất; hỗ trợ phát triển bền vững môi trường và xã hội giữa các nhóm đối tượng mục tiêu; nguyên tắc "hỗ trợ dựa trên tự lực" thông qua việc xây dựng năng lực. Để thực hiện điều này, ADDA có dự án "Thích ứng với BĐKH" (CEMI) từ năm 2014 đến nay. Mục tiêu dự án là giúp các cộng đồng nghèo phía Bắc Việt Nam cải thiện được khả năng tiếp cận thông tin về các chính sách liên quan đến BĐKH, đồng thời tăng cường ảnh hưởng đối với việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết các vấn đề thích ứng với BĐKH, an ninh lương thực và giảm đói nghèo tại địa phương. Dự án sử dụng phương pháp nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức dân sự và nhóm nông dân xác định các mô hình thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững; giới thiệu phương pháp sản xuất thân thiện môi trường và giảm phát thải thông qua lớp huấn luyện nông dân; tài liệu hóa và

chia sẻ kinh nghiệm về thực hành nông nghiệp thông minh và phương thức sản xuất thay thế cấp quốc gia, vùng lãnh thổ và quốc tế.

Thông qua các chương trình, dự án: hình thức phổ biến nhất trong các hoạt động của TCPCPNN tại Việt Nam:

- Hợp tác giữa cơ quan chính phủ để thống nhất cơ chế hợp tác trong vấn đề BĐKH; đem lại hiệu quả cao cho dự án như hợp tác giữa Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường) với Mạng lưới các TCPCP Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC), Nhóm các TCPCP làm việc về BĐKH (CCWFG). Theo đó, các bên cùng phối hợp để tổ chức các diễn đàn, hội thảo đối thoại BĐKH quốc gia. Phía Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH sẽ chịu trách nhiệm điều phối để các bộ ngành, các cơ quan tham gia các hoạt động được tổ chức. CCWG xây dựng dự án hợp tác tại một số địa phương được chọn với trọng tâm về thích ứng dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lực, nhận thức và thích ứng với BĐKH.

- Dự án cho vay vốn quay vòng cho một đối tác cụ thể như tổ chức của phụ nữ, nông dân, thanh niên... vay vốn, tổ chức tập huấn về cách sử dụng và quản lý vốn, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

- Dự án xây dựng năng lực giúp các cơ quan, tổ chức dự án nâng cao khả năng tổ chức, quản lý và hoạt động đạt hiệu quả, bao gồm các chương trình đào tạo, trao đổi kinh nghiệm quản lý dự án; những kỹ năng cụ thể trong các hoạt động đánh giá tính khả thi của dự án, lập kế hoạch tổ chức thực hiện, quản lý điều hành như dự án của IOM về "Tái định cư ở cộng đồng trong bối cảnh thiên tai và BĐKH".

- Dự án chuyên ngành mang tính cộng đồng ở địa phương hay cụm cơ sở.

- Dự án về giáo dục tác động lên học sinh sinh viên, giáo viên để gây dựng nền tảng; thay đổi nhận thức, hành vì của các đối tượng này trong tương lai xuất hiện trong nhiều dự án do USAID tài trợ.

- Dự án phòng chống thiên tai và viện trợ khẩn cấp mang tính bền vững tạo nên nhiều mô hình có giá trị như nhà, trường học và trạm xá sống chung với bão lũ.

- Dự án liên quan đến phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống cho người nghèo ở nông thôn và thành thị như xây dựng hạ tâng, giống cây trồng vật nuôi; dự án tín dụng giúp người nghèo biết làm kinh tế nhỏ và vừa để có thể tồn tại trong một nền kinh tế thị trường như hai dự án trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) và các TCPCP (ANCP) tài trợ, đó là “Nâng cao năng lực cho các nhóm dân tộc

thiểu số tiếp cận thông tin và bảo đảm an ninh lương thực tại các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Hà Tĩnh (2011-2017)”, và “Thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại khu vực ven biển của Việt Nam tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (2009-2017)”. Điểm nổi bật của các dự án này là bằng cách hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau từ chính quyền trung ương, địa phương và cơ sở, các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quần chúng, các TCPCP, các trường đại học và viện nghiên cứu, cũng như khối doanh nghiệp tư nhân.

- Dự án liên quan đến việc hoạch định chính sách gồm giới thiệu mô hình phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo, kinh nghiệm về hội nhập kinh tế quốc tế... Tiêu biểu có Dự án “Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam” (EbA) do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phối

hợp với cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) triển khai nhằm hỗ trợ xây dựng và thực hiện các phương pháp tiếp cận sáng tạo, có hiệu quả và lồng ghép các

chiến lược thực hiện thích ứng dựa trên hệ sinh thái trong các lĩnh vực quy hoạch, sử dụng đất, quy hoạch phát triển và các chính sách thích ứng quốc gia, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu về ứng phó với BĐKH.

Không chỉ vậy, các TCPCPNN cũng kết hợp một số hoạt động mang tính phi dự án với hình thức quyên góp giúp đỡ vật chất (trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đồ chơi...); người tình nguyện (trên cơ sở tuyển chọn tự nguyện đi giúp đỡ các nước của chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể; bác sĩ, giáo viên ngoại ngữ); viện trợ khẩn cấp (thời hạn tối đa thực hiện là 03 tháng sau khi các trường hợp khẩn cấp chấm dứt).

Trong lĩnh vực nâng cao nhận thức về BĐKH, các dự án giai đoạn trước 2009 chủ yếu vẫn tập trung vào công tác tuyên truyền về ý thức giữ gìn môi trường đô thị, đồng thời tập trung hỗ trợ cho một số dự án nhỏ lẻ mang tính giáo dục và vận động. Hiện tại, nhiều dự án chuyên biệt nâng cao nhận thức về BĐKH được thực hiện nhiều hơn phù hợp với từng đối tượng cụ thể như dự án

“Phát triển cộng đồng và nâng cao nhận thức về BĐKH tại 5 xã của 3 huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình của tỉnh Yên Bái” do tổ chức Bánh mỳ cho thế

giới (BftW) tài trợ, được thực hiện từ 2009 - 2012 với tổng kinh phí 4,29 tỉ đồng, góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ cấp xã và cộng đồng về BĐKH, tác động của BĐKH, các biện pháp thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường; cải thiện điều kiện sống của người dân thông qua tiếp cận nguồn nước, các công trình vệ sinh môi trường, các kiến thức và mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Theo số liệu thống kê riêng của tỉnh Quảng Ninh, đến năm 2017, tỉnh đã thực hiện được một số dự án nâng cao nhận thức về BĐKH, và thông qua các cuộc điều tra cho thấy

nhận thức của người dân đã nâng lên đáng kể trong thời gian qua từ 12% lên 51%19.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại việt nam từ năm 1998 đến nay (Trang 48 - 53)