Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây (Trang 27 - 31)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.2.1. Quan điểmmở rộng cho vay KHDN của ngân hàng thương mại

Quan điểm mở rộng là làm cho phạm vi, quy mô trở nên rộng lớn hơn trước.Đã có nhiều quan điểm khác nhau về mở rộng cho vay:

Có quan điểm cho rằng, mở rộng cho vay có thể hiểu là việc tăng tỷ trọng các khoản cho vay trong tài sản của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về quy mô cho khoản vay.

Trong khi đó, có quan điểm cho rằng, xét trong lĩnh vực ngân hàng, mở rộng cho vay là việc ngân hàng tăng quy mô cho vay thông qua tăng thị phần, tăng trưởng dư nợ cho vay đi đôi với kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Dựa trên hiểu biết và nhân thức thì quan điểm của tác giả: Mở rộng cho

vay KHDN có thể hiểu là việc gia tăng khối lượng cho vay cả chiều rộng lẫn chiều sâu song phải đảm bảo mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động cho vay mang lại. Cụ thể có thể hiểu rằng: mở rộng theo chiều rộng là sự tăng lên về quy mô các khoản vay như số lượng khách hàng, dư nợ cho vay tăng lên, thị phần cho vay tăng lên; mở rộng theo chiều sâu là

sự thay đổi về tính chất, cơ cấu theo hướng hợp lý của cá khoản vay như: cơ cấu của các khoản vay ngắn hạn, trung dài hạn hợp lý, tỷ trọng dư nợ của KHDN so với các đối tượng khách hàng khác; mở rộng đảm bảo mức độ an

toàn và khả năng sinh lời thông qua chất lượng và hiệu quả của cho vay KHDN như: giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng thu nhập từ việc mở rộng cho vay

KHDN, nâng cao công tác thẩm định và quản trị rủi ro khoản cho vay.

Nhìn chung, đối với bất kỳ ngân hàng nào thì cho vay bao giờ cũng được coi là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, mở rộng cho vay KHDN nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại

các NHTM luôn là một yêu cầu cần thiết, là điều kiện tiên quyết quyết định tồn tại và phát triển không chỉ riêng cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.

1.2.2. Các chtiêu đánh giá mở rng cho vay KHDN

a. Các chỉ tiêu định lượng

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng về quy mô cho vay KHDN

- Quy mô tăng trưởng số lượng KHDN: phản ánh quy mô tăng hoặc giảm số lượng KHDN thực hiện vay vốn năm nay so với năm trước. Chỉ tiêu này cao và tăng hàng năm chứng tỏ hoạt động cho vay KHDN có khả năng mở rộng và ngược lại. Sốlượng KHDN vay tăng/giảm = Sốlượng KHDN vay năm (n) - Sốlượng KHDN vay năm (n-1) - Quy mô cho vay KHDN:

+ Mức độ tăng giảm dư nợ cho vay KHDN: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi tăng/giảmdư nợ cho vay đối với KHDN năm (n) so với năm (n-1)

Mức tăng/giảm dư nợ

cho vay KHDN =

Dư nợ cho vay

KHDN năm (n) -

Dư nợ cho vay KHDN năm (n-1) + Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN: Phản ánh tốc độ tăng dư nợ

cho vay KHDN tại thời điểm cuối kỳ so với số dư cho vay của năm tài chính trước đó. Nếu chỉ tiêu này tăng lên so với năm trước, chứng tỏ ngân hàng đang mở rộng cho vay KHDN và ngược lại.

Tốc độtăng trưởng dư nợ cho vay

KHDN năm (t)

= Mức tăng/giảm dư nợ cho vay KHDN năm (t)

× 100%

Tổng dư nợ cho vay KHDN năm (t-1)

- Mức độ tăng trưởng thị phần cho vay KHDN: được đánh giá theo mức tăng thị phần của NH qua thời gian so với các tổ chức tín dụng khác trên cùng một địa bàn hoạt động trong một năm tài chính. Chỉ tiêu này đánh giá năng

lực chiếm lĩnh, mở rộng thị phần về cho vay KHDN của ngân hàng, có thể biểu hiện thông qua số lượng KHDN, dư nợ cho vay, chất lượng cho vay

KHDN.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đảm bảo chất lượng cho vay KHDN

- Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN: Chất lượng mở rộng

cho vay KHDN của ngân hàng được nâng cao khi hoạt động này thực sự góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

+ Thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN chính là thu lãi thuần từ hoạt động cho vay KHDN cộng với thu phí khác. Chỉ tiêu này càng có giá trị cao

thì hiệu quả hoạt động cho vay KHDN càng lớn và ngược lại.

Thu nhập từ hoạt

động cho vay KHDN

=

Thu lãi thuần từ

hoạt động cho vay KHDN

+ Thu phí khác

+ Tỷ trọng lợi nhuận cho vay KHDN trong tổng lợi nhuận cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này phản ánh lợi nhuận cho vay KHDN chiếm bao nhiêu trong tổng thể kết quả cho vay của toàn ngân hàng.

Tỷ trọng lợi nhuận cho vay

KHDN

=

Lợi nhuận cho vay KHDN

× 100%

Tổng lợi nhuận cho vay của NH

- Chỉ tiêu nợ xấu: là khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5, theo quy định. Chỉ tiêu này phản ánh những khoản nợ có mức độ rủi ro cao, khả năng thu hồi thấp.

Mở rộng cho vay khách hàng KHDN phải đảm bảo đi đôi với tăng chất

lượng cho vay KHDN.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay

KHDN =

Số dư nợ xấu cho vay KHDN

Tổng dư nợ cho vay KHDN

độ rủi ro mất vốn càng giảm. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ xấunhất định được coi là giới hạn an toàn.

-Mức độ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng:

Tại Việt Nam, theo Thông tư số 02 /2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 và

về phân loại nợ, dự phòng rủi ro thì dự phòng rủi rolà số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tỷ lệ DPRR cho

vay KHDN =

DPRR cho vay KHDN

× 100%

Tổng dự nợ cho vay KHDN

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay KHDN phản ảnh mức độ trích lập DPRR để có thể bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản vay

KHDN. Mức độ trích lập và DPRR trong cho vay KHDN càng cao thì có thể bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cho vay của ngân hàng càng lớn và ngược lại.

b. Các chỉ tiêu định tính

- Sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân

hàng: ngân hàng có các định hướng xây dựng các chiến lược, chính sách mở rộng hoạt động cho vay KHDN cũng nhằm mục đích chính là đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng, cụ thể là KHDN. Do đó, để đánh giá việc mở rộng cho vay KHDN có hiệu quả hay không, có thể thông qua thái độ, sự hài

lòng, đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ này của ngân hàng.

- Mức độ phổ biến về thương hiệu, hình ảnh trong hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng: mở rộng cho vay KHDN là việc làm thế nào để hoạt động này có thể được nhiều doanh nghiệp biết đến, tin tưởng lựa chọn. Mỗi khi có nhu cầu về vốn, doanh nghiệp nghĩ ngay đến ngân hàng mà họ tin tưởng, đây chính là điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn. Do đó,

mức độ phổ biến về thương hiệu, hình ảnh, dịch vụ cho vay KHDN của ngân hàng cũng là một tiêu chí đánh giá việc mở rộnghoạt động này tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)