Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây (Trang 93 - 95)

Đơn vị : Tỷ đồng

a. Hạn chế

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Để mở rộng hoạt động cho vay KHDN của NHTM, các cơ quan nhà nước cũng cần có những biện pháp cụ thể để tạo ra những điều kiện đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động này được mở rộng. Xây dựng và hoàn chỉnh khung

pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công

khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư. Cụ thể:

- NHNN Việt Nam cần ban hành chính sách tiền tệ ổn định và mang tính mục tiêu cả trong dài hạn và ngắn hạn, giúp cho các NHTM hoạch định được phương hướng mọi hoạt động, tạo ra tính chủ động cho các NHTM. Chính

sách tiền tệ cần có sự thống nhất, hợp với xu hướng phát triển của đất nước, ổn định nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hoạt động của các NHTM.

- Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh đối với mọi thành phần kinh tế. Để tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, phải từng bước tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp theo một cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nước tôn trọng và đảm bảo

quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân, từng doanh nghiệp. Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư. Đồng thời hình thành hệ thống kế toán tài chính và thống kê kinh tế để cung cấp cho các doanh nghiệp không phân biệt loại hình sở hữu.

- Tăng cường hỗ trợ thông tin với các doanh nghiệp. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách về cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Với việc lập các website chuyên về tin tức, sự kiện, thị trường cho các ngành nghề của doanh nghiệp, cập nhật các văn bản Luật và văn bản dưới Luật sẽ giúp doanh nghiệp có được hiểu biết tổng quan nhất. Đồng thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về thủ tục đăng kí kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lí, các quy chế của NHTM…nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng lực của doanh nghiệp.

- Nên thành lập các khu công nghiệp tập trung cho doanh nghiệp. Hoạt động tập trung giúp Nhà nước dễ dàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng, cập nhật thông tin, phát triển thị trường và giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thành lập và phát triển doanh nghiệp ở một số ngành lợi thế, như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh, các ngành tại đầu vào cho các doanh nghiệp lớn, cũng như trong các lĩnh vực phục vụ đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp lớn, các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nông thôn, bao gồm các sản phẩm thuộc các ngành nghề truyền thống…Đó được xem là những ngành thuận lợi cho doanh nghiệp, vì thế Nhà nước cần định hướng cho doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong những lĩnh vực trên.

- Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có các biện pháp cụ thể nhằm quản lí hoạt động của các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ phải đi cùng với kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp luật. Với những trường hợp vi phạm Pháp luật, gây thiệt hại về của cải vật chất cho xã hội cần có những biện pháp xử lí thích đáng, đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)