Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 28 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4. Lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu

Ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngôn ngữ học đối chiếu (còn gọi là phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu) nhanh chóng trở thành một bộ

19

môn có nhiều đóng góp nhất trong nghiên cứu ngôn ngữ học, trong ứng dụng của ngôn ngữ vào đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc dạy và học ngoại ngữ cũng như trong lĩnh vực dịch thuật. Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học, ngôn ngữ học đối chiếu chú trọng tới việc đối chiếu ngôn ngữ trong giao tiếp. Chẳng hạn như đối chiếu việc sử dụng chủ ngữ hình thức 他 trong giao tiếp tiếng Trung và tiếng Việt. Hoặc đối chiếu các hành vi ngôn ngữ và các biểu hiện của chúng giữa các ngôn ngữ.

Như vậy, đối chiếu song ngữ Trung – Việt hoặc Việt - Trung cũng không nằm ngoài những vấn đề của ngôn ngữ học đối chiếu nói chung. Khi tiến hành so sánh, đối chiếu việc sử dụng chủ ngữ hình thức 他 trong crong gữ hình t, cần phải nắm bắt được những đặc điểm tương đồng, nhất là những điểm khác biệt. 20 Nếu không nắm được những điểm riêng này thì sẽ dễ mắc lỗi trong quá trình đối chiếu song ngữ.

Trong quá trình học ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với người học. Ảnh hưởng tiêu cực là hiện tượng xảy ra khi có sự nhầm lẫn của người học cho rằng cấu trúc của ngoại ngữ cũng giống như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ, trong khi giữa các cấu trúc của hai thứ tiếng có sự khác biệt. Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ cho cấu trúc ngoại ngữ dẫn đến việc phạm lỗi. Những lỗi này nếu không được sửa chữa kịp thời thì sẽ được người học ghi nhớ trở thành thói quen của người học và rất khó sửa.

Chẳng hạn như trong quá trình học tập tiếng Việt Nam, người viết cũng thường xuyên mắc lỗi về cấu trúc. Những lỗi về từ vựng thường do người viết không hiểu ý nghĩa của từ (từ mới), nhưng lỗi về cấu trúc hầu hết là do không nắm được cấu trúc tương đương trong tiếng Việt (và ngược lại). Vì thế khi đối chiếu, so sánh và nhất là khi chuyển dịch thì thường bị mắc lỗi như dịch thiếu,

20

Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Hoàng Anh, Trần Thị Kim Loan, Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Hán – Việt, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, trang 25-37.

dịch thừa hoặc không đối chiếu được cụ thể các thành phần câu. Lý do là trong tiếng Trung và tiếng Việt nhiều khi các thành phần cấu tạo nên một câu bản thân nó cũng có cấu tạo rất phức tạp. Điển hình như với việc đối chiếu các mô hình câu có sử dụng chủ ngữ hình thức 他, giai đoạn đầu người viết khá khng tún trong việc xác định khi nào ―nó‖ là đại từ, là chủ ngữ, là tân ngữ, khi nào thì ―nó‖ là chủ ngữ hình thức. Một ví dụ khác, trong mô hình câu ―Khởi ngữ +他+ Vị ngữ‖, nhiều khi thành phần khởi ngữ có cấu tạo rất phức tạp, nhất là trong tiếng Việt. Vì vậy có nhiều câu dài, khởi ngữ không đơn giản chỉ do một loại từ (danh từ, đại từ,...) tạo thành mà có thể do một cụm từ có nhiều tầng cấu trúc tạo nên, việc chuyển dịch gặp rất nhiều khó khăn. Thông thường cách xử lý là phải tách thành các câu nhỏ hơn.

Ví dụ, trong quá trình khảo sát tài liệu cũng như quan sát giao tiếp hàng ngày, người viết nhận thấy rằng việc dịch một câu gốc tiếng Trung sang tiếng Việt có sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖ nhiều khi không hề đơn giản, nhất là trong những câu có khả năng gây hiểu lầm như các ví dụ sau:

25)贾母想了一想: ―说的果然不错。若是等这几件事过去,他父亲又走了。 倘或这病一天重似一天,怎么好?

=>Dịch thẳng: Giả mẫu ngẫm nghĩ: ―Nói như thế quả đúng đấy. Nhưng nếu chờ cho qua mấy việc kia, cha nó lại đi mất rồi, nhỡ ra bệnh này càng ngày càng thêm nặng thì làm thế nào?

=>Dịch ý (bản dịch) Giả mẫu ngẫm nghĩ: ―Nói như thế quả đúng đấy. Nhưng nếu chờ cho qua mấy việc kia, cha nó lại đi mất rồi, nhỡ ra bệnh nó càng ngày càng thêm nặng thì làm thế nào.(Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần, Hồi thứ 96) 26)杜大娘愤怒地说:―不是我心疼,我是怕他吃坏了嗓子。‖

=>Dịch thẳng: Bà Đỗ giận dữ nói: ―Không phải tao tiếc của, tao là sợ nó / Bảo Ngọc ăn bị sƣng cổ họng.”

quá khiến cổ họng sưng tấy lên thôi! (Trâu thiến, Mạc Ngôn, chương 7). Trong câu 25, câu gốc dùng cấu trúc phổ biến của tiếng Trung là ―Đại từ chỉ định + danh từ‖ (这病, nghĩa là ―bệnh này‖). Tuy nhiên khi dịch sang tiếng Việt, tác giả lại dùng cấu trúc câu có dùng chủ ngữ hình thức ―bệnh nó‖ làm cho câu này có hai cách hiểu: hoặc là ―nó‖ trong ―bệnh nó‖ có quan hệ đồng quy chiếu (chủ ngữ chính thức và chủ ngữ hình thức ―nó‖ cùng chỉ về một đối tượng) với ―bệnh‖ (mà trường hợp này thì lý giải theo hướng này có lẽ là phù hợp nếu so sánh với câu gốc), tức là nó là chủ ngữ hình thức. Tuy nhiên nếu mở rộng ra ngữ cảnh của cả đoạn văn thì cũng có thể hiểu ―bệnh nó‖ ở đây là ―bệnh của nó‖ – cấu trúc sở hữu, thì khi ấy ―nó‖ sẽ không có quan hệ đồng quy chiếu với ―bệnh‖ mà sẽ chỉ đến một người hoặc vật nào đó mà người nói đang nhắc đến (nhân vật trong tác phẩm – Giả Bảo Ngọc).

Tương tự, trong câu 26, nếu sử dụng phương pháp dịch thuận, tức là cố gắng giữ nguyên cấu trúc dịch của câu gốc, thì ―tao là sợ nó/Bảo Ngọc ăn bị sưng cổ họng‖ là cách dịch an toàn, khó gây hiểu lầm về nghĩa. Tuy nhiên rõ ràng rằng nếu dịch như vậy thì chỉ bảo đảm được về mặt nội dung, nhưng lại không đạt được hiệu quả về diễn đạt (không hay), đối chiếu với bản dịch chuẩn của Trần Đình Hiến (cổ họng nó sưng tấy lên) thì chắn chắn bản dịch của Trần Đình Hiến là phù hợp hơn cả với tư duy và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam. Tuy nhiên khi dùng ―cổ họng nó‖ thì tương tự như câu 25, có thể hiểu theo hai cách là: ―nó‖ đồng quy chiếu với ―cổ họng‖ thì là chủ ngữ hình thức, ―nó‖ không đồng quy chiếu với cổ họng mà thay thế cho một người nào đó đã được nhắc đến trong các câu trên thì ―nó‖ ở đây không phải là chủ ngữ hình thức, nó sẽ có mối quan hệ ―sở hữu‖ với ―cổ họng‖ (cổ họng của nó).

Những câu kiểu trên đây không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, tuy nhiên chúng tôi cho rằng rất đáng để quan tâm nhằm hạn chế được việc mắc lỗi khi sử dụng chủ ngữ hình thức. Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra để nhằm cung cấp và

chia sẻ thêm một góc độ, một quan điểm nghiên cứu với người đọc.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương 1, để chuẩn bị các cơ sở lý luận cho chương 2 và chương 3, người viết đã cố gắng giới thiệu những lý thuyết liên quan và cơ bản nhất như chủ ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt. Trên cơ sở chỉ ra những khác nhau và giống nhau của chủ ngữ tiếng Trung với tiếng Việt từ mặt khái niệm, chức năng đến vai trò cú pháp, kèm theo đó là các ví dụ chứng minh sinh động, chúng tôi đã nắm được một số quy tắc khi tiến hành phân tích câu có sử dụng chủ ngữ hình thức trong phạm vi khảo sát.

Tiếp đó, chúng tôi cũng giới thiệu khái quát nhất các quan niệm về cấu trúc cú pháp của câu, trong đó nổi bật là quan niệm về phân tích cấu trúc cú pháp theo quan hệ chủ - vị và theo quan hệ đề - thuyết. Để phù hợp với các vấn đề luận văn muốn đề cập, chúng tôi áp dụng quan điểm phân chia câu theo kết cấu ―Chủ - Vị‖ mà không áp dụng theo quan niệm về ―Đề-Thuyết‖. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng tôi cũng sẽ sử dụng những thuật ngữ hoặc lý thuyết này một cách linh hoạt.

Đồng thời, để những kết quả nghiên cứu của luận văn có tính thuyết phục hơn, chúng tôi cũng giới thiệu khái quát lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu để tạo cơ sở cho việc so sánh các điểm tương đồng và khác biệt của chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt ở các chương sau của luận văn.

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÂU CÓ CHỦ NGỮ HÌNH THỨC TRONG TIẾNG TRUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)