Đối chiếu các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 49)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Đối chiếu các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt

3.1. Đối chiếu các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt tiếng Việt

Sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi có thể rút ra kết luận rằng, về cơ bản, các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt là giống nhau. Trong đó nổi bật lên là hai mô hình ―Khởi ngữ + 他 + Vị ngữ‖ và ―他+ Vị ngữ‖.

Để tiện cho việc so sánh, đối chiếu cũng như rút ra một số kết luận về phương pháp dịch câu có chủ ngữ hình thức từ tiếng Trung sang tiếng Việt, trước hết chúng tôi sẽ tiến hành so sánh các mô hình này trong tiếng Trung và tiếng Việt trên cơ sở phân tích các mô hình câu có chủ ngữ hình thức điển hình nhất trong tiếng Việt (đối chiếu với các mô hình trong tiếng Trung đã giới thiệu ở chương 2).

Tuy chủ ngữ hình thức ―nó‖ chưa nhận được sự quan tâm rộng rãi của những người nghiên cứu Việt Nam, nhưng cũng đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu riêng về đề tài này và được ứng dụng làm cơ sở lý thuyết rộng rãi. Điển hình nhất phải kể đến luận văn của Hoàng Thị Thu Thuỷ, trong luận văn của mình, tuy tác giả đã kết luận, ―nó‖ với tư cách là chủ ngữ hình thức có thể nằm trong tất cả các thành phần của câu. Về đại thể, có thể phân chia các câu có chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong tiếng Việt theo ba mô hình dưới đây:

1.Khởi ngữ + Nó + Vị ngữ 2.Nó+ Vị ngữ

3.Nó + Vị ngữ + Chủ ngữ

Kết quả khảo sát tư liệu của chúng tôi cho thấy kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Thuỷ là chính xác, ngoại trừ cấu trúc ―Nó + Vị ngữ + Chủ ngữ‖ có tỷ lệ sử dụng không cao, bản thân tác giả cũng chỉ rõ cấu trúc này chỉ xuất

hiện trong một số ngữ cảnh nhất định (chúng tôi sẽ nói rõ dưới đây). Khi đối chiếu từ góc độ cấu trúc cú pháp và cả từ góc độ dịch thuật thì chúng cũng chính xác với cả chủ ngữ hình thức 他 trong tiếng Trung (như chúng tôi đã giới thiệu và lấy ví dụ ở phần 2.1, chương 2). Vì vậy luận văn sẽ áp dụng các mô hình này để tiến hành so sánh, đối chiếu tình hình sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt.

Về quan điểm phân chia thành phần chính của câu (chủ ngữ-vị ngữ), chúng tôi áp dụng lý thuyết của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (2009). Chẳng hạn, Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn Cú pháp tiếng Việt quan niệm rằng:‖Trong nghiên cứu cú pháp, có một thông lệ bất thành văn là khi miêu tả cấu trúc cú pháp của câu, người ta chỉ trình bày cấu trúc cú pháp của kiểu câu đơn song phần, là kiểu câu có cấu trúc ứng với cấu trúc cơ bản được chọn làm công cụ để miêu tả. Các kiểu câu còn lại (câu ghép, câu phức, câu đặc biệt) sẽ được hình dung chẳng qua chỉ là dạng phát triển hay khiếm khuyết của kiểu câu đơn song phần này. Do sự liên hệ sâu xa với ngữ pháp nhà trường, chúng tôi chọn cấu trúc chủ-vị làm

cấu trúc cơ bản để miêu tả câu tiếng Việt.‖ 29,

3.1.1.Mô hình Khởi ngữ + Nó + Vị ngữ

Sau khảo sát và thống kê tư liệu, có thể khẳng định mô hình ―Khởi ngữ + nó + vị ngữ‖ chiếm phần lớn trong các mô hình có sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong tiếng Việt. Điều này đúng với cả tình hình trong tiếng Trung mà chúng tôi đã đề cập đến ở chương 2.

Các bảng thống kê dưới đây chứng minh cho kết luận này:

29

Chủ ngữ hình thức Số lƣợng Tỷ lệ % Ghi chú Mô hình ―Khởi ngữ +他+Vị

ngữ

162 82,2%

Mô hình ―他+Vị ngữ‖ 35 17,8% Trong các tác phẩm văn học chỉ có 4 câu theo mô hình này

Mô hình ―他 + Vị ngữ + Chủ ngữ

0 0 Chứng tỏ người Trung Quốc

không có cách nói này

Tổng 197 100%

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng các mô hình câu có chủ ngữ hình thức ”trong tiếng Trung

Chủ ngữ hình thức “nó” Số lƣợng Tỷ lệ % Ghi chú

Mô hình ―Khởi ngữ +nó+Vị ngữ

355 88%

Mô hình ―Nó+Vị ngữ‖ 36 8.9% Trong các tác phẩm văn học chỉ có 6 câu theo mô hình này

Mô hình ―Nó + Vị ngữ + Chủ ngữ

12 3.1% Trong các tác phẩm văn học không có câu nào theo mô hình này

Tổng 403 100%

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng các mô hình câu có chủ ngữ hình thức “nó”

trong tiếng Việt

Tương tự với tình hình chủ ngữ hình thức 他 trong mô hình câu ―Khởi ngữ +他 +Vị ngữ‖, phần ―khởi ngữ‖ (đề ngữ) trong mô hình câu tiếng Việt cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh các thành phần chính của câu như chủ ngữ, vị ngữ,

chúng tôi cho rằng cũng rất cần thiết phải tìm hiểu sơ qua về thành phần ―khởi ngữ‖ (đề ngữ) này trong mô hình câu có sử dụng chủ ngữ hình thức. Tại sao nó lại xuất hiện trong mô hình câu này với tỷ lệ cao như vậy? Trước hết chúng ta cần tìm hiểu qua về khái niệm khởi ngữ trong tiếng Việt.

Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, tập 2 (Nxb Giáo dục, 2012) có mục về ―Khởi ngữ‖ như sau:

 Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

48) Nếu Hồng //chịu lấy chồng sớm thì chúng ta đã là ông bà ngoại rồi. (Khói lam cuộc tình, Quỳnh Dao, chương 2).

49) Cái văn học, văn chƣơng mà cậu nói// xa vời quá, mình chẳng biết nó ở đâu. (Kinh thánh của một người, Cao Hành Kiện, chương 15)

Trong hai ví dụ trên, các bộ phận ―Nếu Hồng; Cái văn học, văn chương mà cậu nói‖ được gọi là thành phần khởi ngữ của câu, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

50) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh (1), anh (2) không ghìm nổi xúc động. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng).

Anh (1) đứng trước chủ ngữ anh (2), có vai trò nêu lên đối tượng được nói đến trong câu. Anh (2) đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, là chủ thể của hành động ―không ghìm nổi xúc động‖.

 Tuy nhiên, cũng có trường hợp, khởi ngữ đứng sau chủ ngữ và đứng trước vị ngữ. Như các từ ―thuốc‖ và ―rượu‖ (làm khởi ngữ thuyết minh cho chủ ngữ ―Ông giáo ấy‖) trong câu dưới đây:

51) Ông giáo ấy, thuốc không hút, rƣợu không uống.

Trường hợp khởi ngữ đứng sau chủ ngữ và vị ngữ này không nằm trong phạm vi đề tài chúng tôi nghiên cứu (chủ ngữ hình thức), vì vậy trường hợp này

chúng tôi sẽ không đề cập đến ở các phần sau nữa.

Tiêu chí quan trọng để chúng tôi có thể thuận lợi thống kê và phân loại các mô hình câu có sử dụng chủ ngữ hình thức trong luận văn chính là nắm được một số tiêu chí, dấu hiệu nhận biết khởi ngữ trong câu. Bao gồm:

 Trước từ ngữ làm khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ về, đối với, … (có thể thêm vào mà không làm thay đổi nội dung câu chứa nó). Đây cũng là dấu hiệu phân biệt khỏi ngữ với chủ ngữ của câu.

52) Đối với các loài chim, chúng ta không nên bắn giết.

 Hoặc có thể thêm trợ từ ―thì‖ vào sau khởi ngữ.

53) Người xem hát thì cứ trông thấy anh ấy là họ củng đủ cười rồi. (Nguyễn Công Hoan, Kép Tư Bền)

 Bộ phận khởi ngữ có thể do một danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm như trong các ví dụ trên. Tuy nhiên nhiều khi cũng có thể do một cụm động từ đảm nhiệm như trong các ví dụ dưới đây:

54) Học Toán thì nó khó. 55) Nói thế thì nó phải tội đấy.

Có thể thấy, đặc điểm này rất giống với phần đề (khởi ngữ) trong tiếng Trung đã giới thiệu ở phần 2.1. Người Trung Quốc cũng có cách nói tương tự:

56)别再吃了,再吃//他就吐啦。(Ngữ liệu trực tiếp) =>Đừng ăn nữa, còn ăn nữa thì nó nôn đấy!)

57) 喝酒,他//不是伤身嘛!(Ngữ liệu trực tiếp) => Uống rượu thì nó hại thân đấy!

58) 这茶头一次要少喝一点,喝多了他苦的很。(Ngữ liệu trực tiếp) => Loại trà này lần đầu uống thì uống ít thôi, uống nhiều đắng lắm đấy.

Kết hợp với các ví dụ về chủ ngữ hình thức ―nó‖ ở trên, có thể thấy, mô hình ―Khởi ngữ + nó + Vị ngữ‖này của tiếng Việt rất giống với mô hình phổ biến ―Khởi ngữ , 他 + Cụm động từ‖ trong tiếng Trung mà chúng tôi đã giới

thiệu trong mục 2.1 chương 2 của luận văn.Thậm chí ngay cả tiêu chí về việc ngăn cách âm tiết trong khẩu ngữ (dừng lại) hoặc trong văn viết (dùng dấu ―,‖) cũng hoàn toàn giống.

Dễ nhận thấy rằng, đây là mô hình câu mà chủ ngữ hình thức ―nó‖ (hoặc 他(nó)) không đứng ở vị trí đầu câu mà trước ―nó‖ còn có các từ ngữ khác đóng vai trò khởi ngữ. Nếu dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận khởi ngữ này với chủ ngữ hình thức ―nó‖, ta có thể chia mô hình câu này thành hai loại nhỏ là:

 Loại 1: Chủ ngữ hình thức ―nó‖ và bộ phận khởi ngữ đằng trước có quan hệ về nghĩa, tác giả Hoàng Thị Thu Thuỷ 30 sử dụng thuật ngữ ―đồng quy chiếu‖, theo lý giải của người viết thì nghĩa là đối tượng mà khởi ngữ với đối tượng mà ―nó‖ muốn nói đến là cùng một đối tượng (cùng một sự vật, sự việc, hiện tượng cần nêu ra). Hay nói cách khác, ―nó‖ ở đây hoạt động giống như một đại từ hồi chỉ, có chức năng thay thế cho bộ phận danh ngữ (cụm danh từ) đằng trước.

Như trong các ví dụ dưới đây, chủ ngữ ―con bò này‖ và ―con cáo ngứa nghề ấy‖ với chủ ngữ hình thức ―nó‖ đằng sau đều có mối quan hệ đồng quy chiếu, cùng nói đến một đối tượng, một vấn đề.

59) Ái chà, chị nhìn con bò này, //// cứ thong dong không sốt ruột, chẳng khác gì một triết gia. (Phế Đô-Giả Bình Ao, chương 14)

60) Con cáo ngứa nghề ấy,// nó// còn có hôm nay ư, nó đã hại người ta đủ rồi. (Phế Đô-Giả Bình Ao, Chương 86).

61) Cái thứ dế cụ //nó// bạo nước lắm. (Dế mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài).

 Loại 2: trước chủ ngữ ―nó‖ cũng có những từ hoặc ngữ (khởi ngữ) nhưng giữa chúng không có quan hệ gì với nhau. Tuy nhiên những từ hoặc ngữ này vẫn được coi là khởi ngữ do chúng mang đầy đủ đặc điểm và chức năng của khởi ngữ (cả trong tiếng Việt và tiếng Trung đều như nhau) đó

30

là: xuất hiện trước thành phần chính của câu và giữ chức năng nêu chủ đề của câu nói. Chẳng hạn ví dụ dưới đây:

62) Bây giờ thì anh biết rồi chứ! Sói thành tinh đáng sợ biết chừng nào. Tay tôi// bị tinh sói //nó đớp đấy! (Hoài niệm sói, Giả Bình Ao, chương 23)

Trong câu này, phần khởi ngữ nêu ra vấn đề ―tay tôi‖ và bộ phận chủ ngữ hình thức ―tinh sói//nó không có quan hệ đồng quy chiếu với nhau.

Một điều thú vị sau khi tiến hành khảo sát và phân tích ví dụ mà luận văn thu được đó là cũng giống với trường hợp mô hình ―Khởi ngữ + 他+vị ngữ ‖ trong tiếng Trung, khởi ngữ trong mô hình câu này của tiếng Việt cũng có thể do các ngữ danh từ (danh ngữ) hoặc ngữ động từ (động ngữ) cấu tạo thành, cũng có thể khởi ngữ là một cụm từ chỉ thời gian + danh từ. Ví dụ:

63) Khởi ngữ do cụm động từ cấu tạo thành: Liễu Nguyệt hỏi: Bây giờ trên phố có những ai hả bà? Có ma// nó xem phải không ạ? (Phế đô, Giả Bình Ao, chương 32) .

64) Khởi ngữ do cụm danh từ (lũ lâm tặc) tạo thành: Đường rừng chỗ nhà anh nghe đồn nguy hiểm lắm đúng không? Lũ lâm tặc// nó thỉnh thoảng vẫn cướp của à?

Ngoài ra, ví dụ trên còn cho thấy rằng, nếu căn cứ vào cấp bậc của kết cấu trong câu, có thể chia mô hình này thành hai tiểu loại: ―Khởi ngữ + nó + vị ngữ‖ là một câu độc lập và ―Khởi ngữ + nó + vị ngữ‖ là một cú nằm trong câu.

3.1.2.Mô hình “Nó + Vị ngữ”

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ câu có chủ ngữ hình thức ―nó‖ theo mô hình này trong các tác phẩm văn học dịch Trung-Việt. Trong 403 câu thuộc phạm vi khảo sát, chỉ có 12 câu theo mô hình này, chiếm 3.1%..

Mô hình ―Nó + Vị ngữ‖ là mô hình hoàn toàn không có sự xuất hiện của chủ ngữ câu (chúng tôi tạm gọi là chủ ngữ chính) hay khởi ngữ đứng đằng trước.

Vì vậy mà chủ ngữ hình thức ―Nó‖ có chức năng như một chủ ngữ trong câu. Tuy nhiên nó chỉ có chức năng về mặt ngữ pháp, hoàn toàn không có chức năng về mặt ngữ nghĩa vì nó không thể hồi chỉ (thay thế cho phần khởi ngữ đằng trước) hoặc khứ chỉ (thay thế cho phần từ ngữ đứng đằng sau) cho bất cứ thành phần nào trong câu. Nếu như ở mô hình ―Khởi ngữ + nó + vị ngữ‖, chủ ngữ hình thức ―nó‖ còn có mối quan hệ đồng quy chiếu hoặc không đồng quy chiếu với các bộ phận trước và sau nó thì ở mô hình này, nó chỉ có thể kết hợp trực tiếp với bộ phận vị ngữ đằng sau để tạo thành một kết cấu chủ-vị hoàn chỉnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng kết cấu chủ-vị hoàn chỉnh này chỉ có chức năng ngữ pháp, trong đó chủ ngữ ―nó‖ không thể được định nghĩa cụ thể là một sự vật, sự việc hoặc hiện tường nào cả vì bản chất nó vẫn chỉ là một chủ ngữ hình thức. Sự tồn tại của nó để bảo đảm về mặt chức năng ngữ pháp của câu. Nếu không có nó thì nhiều khi không thể thành câu hoặc sẽ trở thành loại câu vô chủ hoặc một dạng câu đặc biệt nào đó.

Đặc biệt, từ kết quả thống kê thu được và từ việc thu thập các câu trong giao tiếp hàng ngày của người Trung Quốc và Việt Nam, chúng tôi có thể khẳng định rằng mô hình câu này không phổ biến trong tiếng Trung, còn trong tiếng Việt thì thường chủ ngữ hình thức ―nó‖ sẽ thay thế cho những danh từ chỉ thời tiết (cách dùng này rất giống với chủ ngữ hình thức ―It‖ trong tiếng Anh). Ví dụ như người Việt Nam thường nói:

65) Mai lại mưa to thì không đi chơi được. 66) sắp mưa đấy, về nhà nhanh lên.

67) đang nắng to thế này, ra đường làm gì.

Nhưng người Trung Quốc sẽ không thể dùng đại từ 他 để đặt câu tương tự như trong ba ví dụ trên. Thông thường trong những tình huống giao tiếp như vậy, người Trung Quốc sẽ dùng chủ ngữ chính, tức là danh từ chỉ thời tiết như ―天‖(Trời).

Trong mô hình này, chúng tôi cần đặc biệt nhấn mạnh rằng, vị ngữ trong kết cấu này thường sẽ là một tính từ hoặc một số các động từ chỉ trạng thái như buồn, vui,... Kết quả khảo sát của chúng tôi không cho nhiều kết quả trong các tác phẩm văn học dịch, tuy nhiên trong giao tiếp hàng ngày người viết lại rất thường bắt gặp. Cho thấy nó rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt Nam. Như các ví dụ sau, ―Nó + vị ngữ‖ không làm một cú riêng mà lại xuất hiện trong một cú khác có đơn vị lớn hơn, người nói thường đặt chủ ngữ hình thức ―nó‖ sau từ ―cho‖ để thể hiện mối quan hệ giữa ―Nó+vị ngữ‖ với tổng thể cả câu.

68) Anh ăn nhiều vào cho nó khoẻ, chứ trông anh gầy quá đấy! (Nó khoẻ) 69) Con đi nhanh rồi về cho nó an toàn nhé. (Nó an toàn)

70) Cứ cho nó mƣa đi, mưa rõ to nữa đi, ngập cho bằng hết nhà cửa vùng này, dân chúng chết ráo cả, thì chủ tịch thành phố ông ta phải đến chứ? (Phế đô, chương 42)

3.1.3.Mô hình “Nó + Vị ngữ + Chủ ngữ”

Đây là một mô hình khá đặc biệt và cũng dễ gây nhầm lẫn. Nếu đối chiếu theo đúng lý thuyết về chủ ngữ hình thức mà chúng tôi đã đề cập ở trên thì có thể khẳng định trước hết, trong tiếng Trung không có mô hình sử dụng chủ ngữ hình thức 他 theo kiểu này. Trong nghiên cứu này của Dong Xiu Fang (tài liệu đã dẫn), tác giả cũng giới thiệu chỉ có hai mô hình phổ biến sử dụng chủ ngữ hình thức 他 trong tiếng Trung(như chúng tôi đã đề cập đến ở trên. Và trong phạm vi khảo sát (từ các câu dịch tiếng Việt), chúng tôi cũng không tìm được câu nào có chứa chủ ngữ hình thức ―nó‖ theo mô hình này. Cho thấy nó thực sự cũng không phổ biến trong cả tiếng Việt.

Quá trình nghiên cứu các tài liệu tham khảo của giới ngôn ngữ Việt Nam cho thấy, kiểu câu này thường chỉ xuất hiện trong một câu ghép chính phụ, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)