Mô hình ―他+ vị ngữ‖

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung

2.2.2. Mô hình ―他+ vị ngữ‖

Ngoài mô hình phổ biến trong kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi cũng thống kê được một số câu có sử dụng chủ ngữ hình thức他nhưng theo mô hình ―他 + vị ngữ‖ . Tuy nhiên kết quả thống kê được rất ít, chứng minh rằng mô hình câu này không phổ biến (chỉ có 4/67 câu có chủ ngữ hình thức mà chúng tôi thống kê được từ 33 tác phẩm văn học, chiếm 5,97%). Ví dụ:

41) 燕顺亲耳听得―宋江‖两字,便喝住小喽罗道:―且不要泼水。‖燕顺问 道:―他//那厮说甚么‗宋江‘?

Bản dịch: Yên Thuận nghe nói hai chữ Tống Giang thì lật đật kêu lâu la ngưng lại mà rằng: Khoan khoan đã, thằng đó// nó nói cái gì mà Tống Giang đó vậy? (Thuỷ Hử, hồi thứ 31)

42) 庄之蝶勃然大怒,骂道:×他娘的洪江! //他也敢这么作践我了? Bản dịch: Trang Chi Điệp nổi giận đùng đùng mắng: Cha cái thằng Hồng Giang, nó cũng dám bôi xấu tôi à? (Phế Đô, Giả Bình Ao, Chương 92)

43) 他//这件官司并无难断之处,皆因都碍着情分面上,所以如此。

=> Cái án này thực ra chẳng có gì là khó xử. Các quan phủ trước chỉ vì nể mặt họ mà không xử đấy thôi.(Hồng Lâu Mộng, hồi 4)

44) 他无论是诗还是大写意画,都需要人能欣赏和了解,它们都各有所长。 => Nhưng theo bác nghĩ thì dù là một bài thơ hay một bức họa đều có những ưu điểm riêng của nó. (Hãy ngủ yên tình yêu, Quỳnh Dao, chương 12)

Mô hình câu này đằng trước chủ ngữ hình thức他 không có khởi ngữ. Tuy nhiên thông thường sẽ phải căn cứ vào ngữ cảnh của các câu đằng trước (trong đoạn văn) để có thể hiểu được toàn bộ nội dung của câu. Nhất là trong quá trình dịch thuật, việc này sẽ rất quan trọng vì nó sẽ giúp người phiên dịch phân tích được các cấu trúc, thành phần câu cụ thể. Qua khảo sát, tuy số lượng câu như vậy không nhiều nhưng chúng tôi nhận thấy rằng, những câu theo mô hình này thường không được dịch riêng như các kiểu câu khác mà thường được dịch kết hợp với các câu trước và sau câu sử dụng chủ ngữ hình thức. Đây là một điểm rất khó trong quá trình dịch thuật, nhất là dịch tác phẩm văn học. Như các câu trên là ví dụ, cần phải đặt câu có chủ ngữ他vào toàn bộ đoạn văn (các câu đằng trước và câu đằng sau) thì chúng ta mới hiểu hết được ý nghĩa mà tác giả muốn biểu đạt.

Tuy vậy, ở đây chúng tôi cũng cần nhấn mạnh rằng, tuy không xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ viết, nhưng các kiểu câu có sử dụng chủ ngữ hình thức 他

Trung Quốc. Bản thân người viết luận là người Trung Quốc, cũng rất hay sử dụng những cách nói có chủ ngữ hình thức như vậy. Tuy nhiên trong những văn bản viết chính quy thì 他sẽ không được dùng. Ví dụ người Trung Quốc trong giao tiếp có thể nói là ―这个办法他不管用‖ (Biện pháp này nó không hiệu quả), nhưng khi đưa vào văn bản viết thì phải viết là ―这个办法不管用‖ (Biện pháp này không hiệu quả). Không chỉ thế, ngay cả khi sử dụng 他với chức năng là một chủ ngữ hình thức trong câu, thì câu đó cũng phải xuất hiện trong đoạn hội thoại giữa các nhân vật mà không thể đứng riêng thành câu miêu tả, trần thuật,... Chứng minh rằng chủ ngữ hình thức chỉ có thể dùng trong ngữ cảnh khẩu ngữ. Ví dụ:

45) 他//这猫啊,每天晚上都叫唤。(Ngữ liệu trực tiếp) => Con mèo này đêm nào cũng kêu.)

46) 他//这事啊,咱有理,政府也得考虑我们的实际情况呀。(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Về vấn đề này, chúng ta có lý, chính phủ cũng phải xem xét hoàn cảnh cụ thể của chúng ta.)

47) 他//这些老鼠呀,讨厌的很,老是吃桌上的面包。(Ngữ liệu trực tiếp) => Lũ chuột đáng ghét lúc nào cũng ăn vụng bánh mì trên bàn.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)