Đối chiếu phương pháp dịch mô hình ―他+Vị ngữ‖

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 72 - 94)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. 1 Một số lý thuyết dịch thuật liên quan

3.2.3. Đối chiếu phương pháp dịch mô hình ―他+Vị ngữ‖

Như chúng tôi đã kết luận, mô hình này chiếm số lượng không nhiều trong kết quả khảo sát của luận văn, vì vậy mặc dù nếu phân tích kỹ theo quan hệ về cấp bậc của kết cấu, cũng có thể phân chia mô hình câu này thành hai loại: khi ―他 + vị ngữ‖ là một câu và khi ―他+ vị ngữ‖ là một cú của câu (phân câu). Tuy nhiên trên cơ sở tham khảo và đối chiếu các nguồn tư liệu khác, như các câu trong luận văn của Hoàng Thị Thu Thuỷ (đã dẫn), chúng tôi nhận thấy rằng nếu bàn về phương thức dịch của mô hình câu này thì cũng không có nhiều khác biệt so với mô hình câu ―Nó + khởi ngữ + vị ngữ‖.

Để tránh việc phân tích bị trùng lặp, chúng tôi sẽ không phân chia mô hình câu này thành các tiểu loại như mô hình ―Khởi ngữ + Nó + Vị ngữ‖ nữa. Cũng như qua quá trình đối chiếu, có thể đưa ra những kết luận và nhận xét tương tự như với trường hợp ―Khởi ngữ + Nó + Vị ngữ‖ ở trên.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh ở đây rằng, mô hình ―他 + Vị ngữ‖ thông thường cũng ít khi đứng thành câu riêng biệt (tỷ lệ sử dụng còn thấp hơn khi mô hình ―Khởi ngữ +他+ Vị ngữ‖ làm một câu riêng rất nhiều), nếu có thì cũng thường phải đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, có mối quan hệ mật thiết với một vế câu ở trên. Còn lại thì có thể khẳng định rằng mô hình này thường được sử dụng trong một câu khác, tức là thông thường ―他+ vị ngữ‖ hay làm thành một cú (phân câu) trong một câu ghép hoặc câu phức. Ví dụ:

112) 老娘一定把你们剁碎了让老鹰他吃个饱,看你们还敢不敢惹我。

=> Trêu vào bà, bà thì róc thịt các người cho diều hâu nó ăn no!

113) 看看老师这么做//他怎么就不行了呢,我觉得挺好的。

=> Giáo viên làm như vậy sao lại không được? Tôi thấy rất tốt.

Tương tự với trường hợp của mô hình câu ―Khởi ngữ + 他+ Vị ngữ‖, đối chiếu các ví dụ của mô hình này cũng cho thấy, người Trung Quốc ưa thích dùng đại từ chỉ định ―这(này)/那(kia, đó) hơn là dùng chủ ngữ hình thức 他

như trong tiếng Việt và ngược lại. Ví dụ như:

114) 这//孽畜几时走了?

=>Dịch thẳng: Con súc sinh này trốn hồi nào?

=> Bản dịch: Không biết súc sinh// nó trốn hồi nào? (Tây du ký, hồi 52)

115) 这小贼是要逼我知难而退,自行认输。

=> Dịch thẳng: Thằng tiểu tặc này là muốn đưa ta vào tình thế không sao được mà phải rút lui, tự nhận thất bại.

=> Bản dịch: Té ra thằng tiểu tặc //nó đưa ta vào tình thế không sao được mà phải rút lui để tự nhận lấy phần thất bại. (Tiếu ngạo giang hồ, chương 157)

Việc nắm được các kết luận này sẽ cung cấp thêm cho người học và người dịch nhiều cách dịch khi xử lý văn bản gốc.

Đặc biệt, trong khi thống kê tư liệu, chúng tôi cũng phát hiện trường hợp tương tự với văn bản tiếng Trung, tức là trong nguyên tác hoàn toàn có thể thêm hoặc không thêm chủ ngữ hình thức 他, và việc thêm này cũng khiến cho câu văn trở nên hay hơn rất nhiều. Đáng chú ý là những câu này có thể sử dụng chủ ngữ hình thức nhưng trong bản dịch thì lại không dùng, cũng rất khó để thêm chủ ngữ hình thức ―nó‖ vào bản dịch. Nếu thêm vào sẽ khiến câu văn mất đi tính tương đương về mặt ―cảm xúc‖. Xem các ví dụ sau:

116) 你这个姐姐,他//极孝顺,不象我们那大太太,一味怕老爷,婆婆跟

前不过应景儿。

=> Chị bà// là người rất hiếu thuận, không như chị dâu cả của tôi, một tí gì cũng sợ chồng, trước mặt mẹ chồng chẳng qua cũng chỉ dựa dẫm cho xuôi chuyện thôi.(Hồng Lâu Mộng, Hồi thứ 46)

117) 大凡天上星宿,山中老僧,洞里的精灵,他//自有一种性情.

=> Phàm các tinh tú trên trời, các cao tăng trên núi, hay những tinh linh trong động, đều có một tính tình riêng.(Hồng Lâu Mộng, Hồi thứ 120)

=>Cái án này// thực ra chẳng có gì là khó xử. Các quan phủ trước chỉ vì nể mặt họ mà không xử đấy thôi.(Hồng Lâu Mộng, Hồi thứ 4)

Mặc dù đây chỉ là những phát hiện nhỏ của người viết luận trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời do giới hạn của một luận văn thạc sỹ không cho phép chúng tôi phân tích quá sâu về những vấn đề phi trọng tâm. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, những giới thiệu mang tính khái quát trên đây cũng phần nào đã góp phần khẳng định thêm sự phong phú trong cách sử dụng của chủ ngữ hình thức

他mà từ lâu nay không được chú ý nhiều ở trong cả giới nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam. Chúng tôi hy vọng những phát hiện nhỏ này sẽ mang tính gợi mở cho người nghiên cứu sau này.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, chúng tôi đã giới thiệu khá toàn diện các vấn đề liên quan đến đối chiếu tình hình dịch Trung – Việt các mô hình câu có sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖. Để có thể nắm được cơ sở lý luận, trước hết chúng tôi đã giới thiệu một số kiến thức cơ bản liên quan đến lý thuyết về dịch thuật và lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu, có kèm theo các ví dụ để làm rõ nghĩa.

Tiếp đó chúng tôi đã đối chiếu hai bản gốc và bản dịch các câu có chủ ngữ hình thức trong phạm vi khảo sát và thu được một số kết luận quan trọng như chủ ngữ hình thức 他không được sử dụng trong văn bản gốc nhưng lại thường được dùng phổ biến trong bản dịch tiếng Việt. Cho thấy sự ưa thích của người Việt Nam đối với việc sử dụng chủ ngữ hình thức để biểu đạt, nhấn mạnh ý nghĩa của câu. Hoặc chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong tiếng Việt nhiều khi có thể được thay thế bởi ―thì/là…‖, còn trong tiếng Trung thì không, khi các kết cấu dùng chủ ngữ hình thức nằm trong một câu khác (làm cú) thì thường câu đó sẽ là các câu ghép, hay xuất hiện các cặp quan hệ từ, từ nối,... Hiểu được điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dịch khi tiến hành xử lý văn bản gốc.

KẾT LUẬN 1.Các kết quả luận văn đã đạt đƣợc

- Khái quát được một số lý luận quan trọng có liên quan đến đề tài như chủ ngữ, chủ ngữ hình thức, vai trò, chức năng, đặc điểm cơ bản của chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt.

- Giới thiệu và chỉ ra được các kiểu câu có sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung trên cơ sở ngữ liệu phong phú (33 tác phẩm văn học dịch Trung-Việt và các nguồn ngữ liệu trực tiếp trong giao tiếp hàng ngày), giúp người đọc hiểu được sơ bộ về tình hình sử dụng kiểu câu này trong tiếng Trung, tạo điều kiện để tiến hành đối chiếu với tiếng Việt, rút ra được những điểm giống và khác nhau.

- Đối chiếu được các mô hình câu có chứa chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt là mô hình ―Khởi ngữ + 他+ Vị ngữ‖ và mô hình ―他+ Vị ngữ‖. Từ đó rút ra được một số điểm tương đồng và khác biệt về tình hình sử dụng chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt như sau:

1. Cả tiếng Trung và tiếng Việt đều có hai mô hình câu sử dụng chủ ngữ hình thức giống nhau về mặt cấu trúc đó là : Mô hình ―Khởi ngữ +他/Nó + Vị ngữ‖ chiếm đa số và mô hình ―他/Nó + Vị ngữ‖ tuy phổ biến trong giao tiếp hằng ngày nhưng lại rất ít khi gặp trong ngôn ngữ viết.

2. Điểm khác nhau lớn nhất là trong tiếng Việt có mô hình ―Nó + Vị ngữ + Chủ ngữ‖ còn trong tiếng Trung thì hoàn toàn không có cách nói này.

3. Kết quả khảo sát chứng minh rằng chủ ngữ hình thức trong tiếng Việt được sử dụng phổ biến và linh hoạt hơn trong tiếng Trung rất nhiều.

- Đồng thời, chúng tôi đã đối chiếu được cách chuyển dịch chủ ngữ hình thức từ tiếng Trung sang tiếng Việt (trong một một số tác phẩm văn học có bản dịch tiếng Việt). Kết quả đối chiếu cho thấy, khi chuyển dịch một câu có chủ ngữ hình thức từ tiếng Trung sang tiếng Việt, thông thường sẽ phải sử dụng phương

pháp dịch ý hoặc kết hợp nhiều phương pháp dịch cùng lúc.

2.Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai

- Trong những nghiên cứu sau này, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi thống kê, tìm kiếm hơn nữa để chỉ ra những hiện tượng đặc biệt về chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt. Đặc biệt là tìm được cơ sở ngữ liệu đáng tin cậy cho đầy đủ các mô hình, sau khi tiến hành đối chiếu, so sánh điểm giống và khác nhau thì rút ra được phương pháp dịch những kiểu câu đặc biệt này. - Để kết quả thu được phong phú hơn, chúng tôi sẽ mở rộng đối tượng so sánh, đối chiếu với chủ ngữ hình thức trong tiếng Anh – loại hình ngôn ngữ có tần suất sử dụng chủ ngữ hình thức rất lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Diệp Quang Ban (1981), Bàn về vấn đề khởi ngữ (hay chủ đề) trong tiếng

Việt, trong ―Một số vấn đề về ngôn ngữ Việt Nam‖, NXB Đại học và Trung

học chuyên nghiệp, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông (tập 2), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.Đại học quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Hồng Cổn, Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: Chủ-Vị hay

Đề-Thuyết

https://ngonnguhoc.org/index.php?Itemid=39&catid=29&id=243:cu-truc-cu -phap-ca-cau-ting-vit-ch-v-hay--thuyt&option=com_content&view=artice 6. Đỗ Hồng Dương (2011), Khảo sát chủ ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lí

thuyết điển mẫu, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, ĐH Khoa học XH và NV.

7. Đỗ Hồng Dương, Bước đầu áp dụng lý thuyết điển mẫu vào nghiên cứu thành phần chủ ngữ trong câu tiếng Việt

https://voer.edu.vn/m/buoc-dau-ap-dung-ly-thuyet-dien-mau-vao-nghien-cuu-tha nh-phan-chu-ngu-trong-cau-tieng-viet/17afd465

8. Đỗ Hồng Dương, Một cách tiếp cận ―chủ ngữ‖ từ góc độ loại hình học

https://voer.edu.vn/m/mot-cach-tiep-can-chu-ngu-tu-goc-do-loai-hinh-hoc/be5b0 9. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học quốc

gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thiện Giáp (2014), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu nước ngoài, Nghiên cứu Nguyên tắc hợp thành trong nghĩa học cú pháp tiếng Việt,

Tập 30 (số 1), tr.1-6.

dục, Hà Nội.

12. Cao Xuân Hạo (2002), Câu và kết cấu chủ-vị, Tạp chí ngôn ngữ số 13, tr. 1-20.

13. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Hiệp, Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7324&rb=06

16. Đào Thanh Lan (2002), Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề-thuyết,

Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội.

17. Lưu Vân Lăng (1986), Ngữ pháp tiếng Việt, Uỷ ban KHXH.

18. Trần Kim Phượng (2010), Bàn thêm về cấu trúc đề-thuyết của câu tiếng Việt,

Ngôn ngữ và đời sống, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, số 3, tr.173.

19. Trần Kim Phượng, Các phương pháp phân tích câu tiếng Việt: http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Ngonngu/tabid/100/newstab/102/Default.aspx 20. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.Đại học và THCN,

trang 111.

21. Bùi Đức Tịnh (1952) , Văn phạm Việt Nam, Nxb.P.Văn Tươi, tr. 409.

22. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Lý thuyết thành phần câu

và thành phần câu tiếng Việt, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

23. Hoàng Thị Thu Thuỷ (2006), Về một kiểu câu có chủ ngữ hình thức trong

tiếng Việt (kiểu câu ―Mùa hè mặc quần đùi cho nó mát‖), Luận văn cao học,

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội.

24. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1),

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Tu (1960), Khái luận ngôn ngữ học, Nxb.Giáo dục, trang218.

B. Tiếng Trung: 27. 崔英贤(2004),现代汉语语法学习与研究入门,清华大学出版社。 28. 董秀芳(2005), 语言教学与研究,现代汉语口语中的傀儡主语 , 第5期 。 29. 黄伯荣、廖序东(2017),现代汉语语法上下册、高等教育出版社。 30. 梁桂霞(2014), 英语语法探索与运用,航空工业出版社。 31. 吕叔湘(1979),汉语语法分析问题,商务印书馆,北京。 32. 张伯江、方梅(1996),汉语功能语法研究,江西教育出版社。 33. 黎锦熙(1924),新著国语文法,商务印书馆,北京。 34. 李金满(2006),现代外语季刊,话题跟主语和题语,第29卷第3期, 上海交通大学/南通大学。 35. 徐烈烔,刘丹青(2003),当代语言学,话题的结构与功能评述,第五 卷,第一期,pg.42-63。 36. 王帆(2015), 考试周刊,理解―It 作形式主语的语法规则和例外—— 对英语语法中例外的思考, 87期。 37. 赵元任,国语入门,哈弗尔大学出版, 1948。 38. 赵玉兰,汉越互译教程,北京大学,2007。 39. 郑敏芳,弋睿仙,《英语中的虚主语―it‖和汉语中的虚主语异同之比 较》,西藏民族学院外语学院,2014年12期。 40. 现代汉语规范词典,吉林大学出版社,2014。 41. 金立鑫:对现代汉语主语的再认识 https://www.academia.edu/35722026/%E5%AF%B9%E7%8E%B0%E4%BB %A3%E6%B1%89%E8%AF%AD%E4%B8%BB%E8%AF%AD%E7%9 A%84%E5%86%8D%E8%AE%A4%E8%AF%86

PHỤ LỤC 1

CÂU CÓ CHỦ NGỮ HÌNH THỨC TRONG TIẾNG TRUNG

TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. 凌风需要休息,我们出去讨论吧! 让凌风他睡一下。

Phong nó cần nghỉ ngơi, để nó ngủ cho lại sức!(Bhongờ quạnh hiu, Quỳnh Dao, Chương 20)

2. 你何必固执的持地域的偏见,绿 绿那孩子他纯朴美丽,我倒很喜 欢她。

Cố chấp và kì thị làm gì. Em thấy Sao Ly nó cũng đẹp đấy chứ. (Bên bờ quạnh hiu, Quỳnh Dao, Chương 21)

3. 延芳见乐梅若有所思,暗忖自己 方才的编的那番话或许过度了 些,便挽住媳妇儿,体贴又歉疚 的问:―跟你说这些,他是不是吓 着你了?‖

Bà Diên Phương vẫn không ngừng nhìn Lạc Mai thăm dò. Bà nghĩ con dâu nó mới đến cũng không nên hù dọa quá đáng.(Hư ảo một cuộc tình, Quỳnh Dao, Chương 13)

4. 燕顺亲耳听得―宋江‖两字,便喝住 小喽罗道:―且不要泼水。‖燕顺问 道:―他那厮说甚么‗宋江‘?

Yên Thuận nghe nói hai chữ Tống Giang thì lật đật kêu lâu la ngưng lại mà rằng: Khoan khoan đã, thằng đó nó nói cái gì mà Tống Giang đó vậy?(Thuỷ Hử, hồi thứ 31)

5. 庄之蝶勃然大怒,骂道:×他娘的 洪江! //他也敢这么作践我了?

Trang Chi Điệp nổi giận đùng đùng mắng: Cha cái thằng Hồng Giang, nó cũng dám bôi xấu tôi à? (Phế Đô, Giả Bình Ao, Chương 92)

6. 赵京五最得意的也正是这些砚 台,他不仅是端砚,兆砚、徽砚, 泥 砚,且所产年代古久,每一砚上 都刻有使砚人的名姓。

Triệu Kinh Ngũ đắc ý hơn cả chính là những nghiên mực này. Nó không chỉ là Nghiên Đoan, Nghiên Triệu, Nghiên Huy, Nghiên Nê, mà trên mỗi cái nghiên

mài mực còn khắc tên họ của người dùng nghiên. (Phế Đô, Chương 11) 7. 牛月清听了,好久没有言语,待

听到黄厂长还在那里唠唠叨叨, 说这是一场什么事呀,农药要它 有毒的时候它没个毒劲,不让它 有毒时它却真把人毒死了!

Ngưu Nguyệt Thanh nghe xong, im lặng một lúc lâu, nghe giám đốc Hoàng còn đang càu nhàu tại chỗ, anh ta bảo chẳng hiểu ra sao cả, cái lô thuốc sâu này, thì mình muốn nó có độc, thì nó không độc, khi không để nó có độc, thì nó lại làm chết người thật. (Phế đô,Chương 84) 8. 他无论是诗还是大写意画,都需

要人能欣赏和了解,它们都各有 所长。

Nhưng theo bác nghĩ thì dù là một bài thơ hay một bức họa đều có những ưu điểm riêng của nó. (Hãy ngủ yên tình yêu, Quỳnh Dao, chương 12)

9. 这是北京产的生发灵,它还真管 用的!

Đây là thuốc mọc tóc do Bắc Kinh sản xuất, nó có tác dụng đáo để. (Phế đô, Chương 86)

10. 这就是社会,我算是看透了。看 透了也就甭说了。

- 我来气!

- Xã hội là thế, tớ bây giờ nhìn thấu rồi. Đã nhìn thấu thì chẳng phải bàn.

- Nhưng cái đầu tớ nó khó chịu. (Linh Sơn, Cao Hành Kiện, Chương 79) 11. 大凡天上星宿,山中老僧,洞里

的精灵,他自有一种性情.

Phàm các tinh tú trên trời, các cao tăng trên núi, hay những tinh linh trong động, đều có một tính tình riêng.(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 120)

12. 他这件官司并无难断之处,皆因 都碍着情分面上,所以如此。

Cái án này thực ra chẳng có gì là khó xử. Các quan phủ trước chỉ vì nể mặt họ mà không xử đấy thôi.(Hồng Lâu Mộng,

hồi 4) 13. 你这个姐姐,他极孝顺,不象我

们那大太太,一味怕老爷,婆婆 跟 前不过应景儿。

Chị bà là người rất hiếu thuận, không như chị dâu cả của tôi, một tí gì cũng sợ chồng, trước mặt mẹ chồng chẳng qua cũng chỉ dựa dẫm cho xuôi chuyện thôi. (Hồng Lâu Mộng, Hồi thứ 46)

14. 市长说:这你们不要写,他牵涉 到个人的事。

Thị trưởng nói: Chuyện ấy các anh không nên viết, nó dính dáng tới việc của cá nhân. (Phế đô, Giả Bình Ao, chương 26).

15. 哦,都是那个奇怪的人不好!他为 什么会知道这么多与她有关的 事?又为什么要那么神 秘?他 究竟是怎么回事?

Gã có vẻ quan tâm đến Lạc Mai thật, Lạc Mai sợ nhưng vẫn chưa hết thắc mắc. – Nhưng mà,...anh là ai mới đượcchứ? (Hư ảo một cuộc tình, Quỳnh Dao, Chương 4)

16. 二喜吞了吞口水说:―我问他,他 怎么还不请我们吃饭。‖问

Nhị Hỷ ấp úng: ―Tớ hỏi anh ấy, sao vẫn chưa mời bọn mình đi ăn.‖ (Yêu em từ cái nhìn đầu tiên, Cố Mạn, phần 33). 17. 又是两声枪响,猎人击毙了一只 水鸭子,那可怜的鸟儿是飞起数 米高时中弹的,铅丸把他的身体 打碎了,绿色的羽毛在沼泽地翻 飞,他跌落在水汪里,像块垂直 下落的石头。

Lại hai tiếng súng nữa, lại một con vịt trời bị bắn chết. Con chim đáng thương bay khỏi mặt nước mấy thước mới trúng đạn, nó rơi thẳng xuống như một cục gạch. (Báu vật của đời, Mạc Ngôn)

18. 除了这群狼,这条山谷,还有一 只神经质的公熊,他什么都吃, 草根、树叶、野果子、小动物,

Ngoài bầy sói, ở hẻm núi này còn có một con gấu đực mắc bệnh tâm thần, nó ăn tất cả mọi thứ, rễ cây, lá cây, quả dại,

它还能极其灵巧地从山溪捕捉到 银光闪闪的大鱼。

động vật nhỏ. Nó bắt được những con cá vẩy bạc rất to dưới suối, nhai rau ráu, ăn cả vây như ăn củ cải. (Báu vật của đời ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 72 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)