Mô hình ―Khởi ngữ, 他+ Cụm động từ‖

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 35 - 39)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Các mô hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung

2.2.1. Mô hình ―Khởi ngữ, 他+ Cụm động từ‖

Trước hết chúng tôi có thể khẳng định rằng, mô hình này chiếm số lượng phổ biến theo kết quả khảo sát của chúng tôi, chẳng hạn như trong 67 câu có sử dụng chủ ngữ hình thức 他 thống kê được từ 33 tác phẩm văn học, đã có cới 63 câu theo mô hình này, chiếm 94,03%.

Kết luận này đúng với cả tình hình câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung và tiếng Việt. Chúng tôi sẽ lập bảng thống kê chi tiết ở phần dưới đây của luận văn.

他 là đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 trong tiếng Hán hiện đại, nhưng cũng là một đại từ rất đặc biệt. Ngoài cách dùng như một đại từ chỉ người thông thường (tương đương với đại từ ―anh ấy‖ trong tiếng Việt, ―he‖ trong tiếng Anh,...) thì

thế cho nhiều ngôi chủ ngữ mà không chỉ là ―anh ấy‖. Cách dùng đặc biệt này của 他là đặc điểm riêng mà chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong tiếng Việt không có. Tức là 他xuất hiện trong vị trí của chủ ngữ trong cấu trúc đề thuyết, chỉ về phần đề đằng trước nó mà không phải phần ―thuyết‖ đằng sau. Do trong tiếng Trung cùng một phiên âm ―Ta‖ nhưng có nhiều cách viết (他-anh ấy, chỉ người, ngôi thứ ba; 她-cô ấy, chỉ người, ngôi thứ ba và 它-nó, chỉ sự vật, hiện tượng), khi làm chủ ngữ hình thức thì 他có thể thay cho cả 她/他và 它. Điểm này thì giống chủ ngữ hình thức ―nó‖ trong tiếng Việt, cũng có thể chỉ người (cô ấy, anh ấy, bọn chúng,..., cũng có thể chỉ vật, hiện tượng,...). Thậm chí còn có thể chỉ số nhiều như ―họ, bọn nó, chúng nó, bọn họ,...‖. Cũng có thể chỉ sự vật, sự việc cụ thể hoặc trừu tượng. Qua nghiên cứu, chúng tôi phát hiện rằng đặc điểm này của chủ ngữ hình thức trong hai ngôn ngữ đều giống nhau.

Chức năng của chủ ngữ hình thức 他 trong tiếng Trung có thể khái quát như sau. Bao gồm:

 Đại từ 他khi làm chủ ngữ hình thức, có chức năng chỉ xưng thành tố mang tính danh từ chỉ một người cụ thể nào đó thuộc phần khởi ngữ đã xuất hiện đằng trước trong cuộc hội thoại. Ví dụ:

27) 你看,咱们家老头啊,他有时候很喜欢跟我开玩笑呢!(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Chị xem, ông nhà tôi nhiều khi rất thích trêu chọc tôi. 28) 徐伯伯他再有钱也不会雇保姆。(Ngữ liệu trực tiếp) => Ông Từ có nhiều tiền đến mấy cũng không thuê giúp việc.

29) 你看寺庙里的那些天天来烧香的人,他为什么,就是为了有个精神寄托。 (Ngữ liệu trực tiếp)

=> Anh xem những người ngày nào cũng đến chùa thắp hương kia, là vì lý do gì, chính là vì tìm sự bình yên cho tâm hồn.

phần đề (khởi ngữ) đằng trước thì sẽ mang tính chất loại chỉ hoặc số nhiều: 30) Chỉ số nhiều: 这些人啊,他都不是好人。(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Những người này à, đều không phải là người tốt.)

31) Chỉ vật: 这画啊,他可能是假的嘞。(Ngữ liệu trực tiếp) => Bức tranh này à (nó) có thể là giả đấy)

32) Loại chỉ (chỉ loại):你看,这满屋子的装饰,家具,他都别有一番风味。

(Ngữ liệu trực tiếp)

=> Anh xem này, trang trí, nội thất của căn phòng này, (nó) rất độc đáo.)

Những cách dùng trên của chủ ngữ hình thức 他rất đồng nhất với chức năng của đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Còn các cách dùng của 他 dưới đây thì lại rất khác với chức năng của một đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, cụ thể:

 Khi xuất hiện ở vị trí chủ ngữ hình thức, đại từ 他còn có thể chỉ sự vật, hiện tượng. 他hồi chỉ thành tố mang tính danh từ mà không phải chỉ người. Chức năng này rất giống với chủ ngữ hình thức ―nó‖ của tiếng Việt mà chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn ở chương 3 dưới đây.

33) 这只狗,他成天叫唤。(Con chó này, (nó) kêu cả ngày.) (Ngữ liệu trực tiếp) 他làm chủ ngữ hình thức, chỉ xưng cho phần đề đằng trước là danh từ chỉ vật (con chó).

34) 这些书,他就是贵。(Những quyển sách này rất đắt.) (Ngữ liệu trực tiếp)

他làm chủ ngữ hình thức thay cho ―这些书‖(những quyển sách này) là danh từ chỉ số nhiều).

 Phần khởi ngữ mà 他 chỉ định hoặc thay thế khi làm chủ ngữ có thể là vật vô tri, là sự vật mà thành tố mang tính danh từ biểu thị, cũng có thể là những sự việc mang tính trừu tượng do những thành tố mang tính động từ biểu thị: 35) 今儿,他不是冬至嘛! ( Hôm nay, (nó) không phải là đông chí à!) (Ngữ

liệu trực tiếp)

chỉ vật).

36) 打车,他不是贵嘛!( Gọi taxi đi thì nó đắt mà! ) (Ngữ liệu trực tiếp)

他làm chủ ngữ hình thức thay thế cho phần khởi ngữ đằng trước là cụm động từ 打车(gọi taxi).

37) ―欠债还钱‖,这到哪儿他都是这么个理呀。 (―Có nợ phải trả‖, cái lý này đi đâu cũng đúng.) (Ngữ liệu trực tiếp)

他làm chủ ngữ hình thức thay thế cho phần khởi ngữ đằng trước là cụm động từ ―欠债还钱‖(Có nợ phải trả)

 Trong những tình huống nhất định thì他có thể được thay thế bằng đại từ chỉ định 这 (này), chẳng hạn như trong các ví dụ trên, đều có thể thay thế

他bằng 这. Đặc điểm này có thể coi là một đặc điểm rất riêng của chủ ngữ hình thức 他 trong tiếng Trung. Kết quả khảo sát các câu có chủ ngữ hình thức 他 của chúng tôi đã cho thấy rằng, trong 356 câu dịch tiếng Việt có sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖ khi chuyển dịch, thì trong văn bản gốc tiếng Trung đã có tới 176 câu (chiếm 49,4%) câu dùng đại từ chỉ định 这(này)

hoặc那(kia). Nói cúng hơng thì người Trung Quốc sẽ có thói quen dùng cấu

trúc 这/那 (này/kia+ Chủ ngữ chính (tính danh từ) hơn. Nhưng trong hầu hết các câu này, cũng như các câu ví dụ bên trên, thì đều có thể thay这/

那(này/kia)bằng chủ ngữ hình thức 他 (他khi làm chủ ngữ hình thức thì sẽ chuyển vị trí từ trước chủ ngữ chính ra sau chủ ngữ chính để bảo đảm chức năng thuyết minh cho phần khởi ngữ), mà vẫn bảo đảm 他 hoạt động giống như một chủ ngữ hình thức ở trong câu.

Ví dụ các câu sau:

38) 老君大惊道:―这//孽畜几时走了?‖

=>Bản dịch: Lão Quân ngó lại, kinh hãi nói rằng: - Không biết súc sinh nó trốn hồi nào, thiệt ta vô ý quá! (Tây du ký, hồi 52)

=>Bản dịch: Chẳng biết con tinh cái nó dùng vật chi độc quá, nên mới nhức đầu như vầy. (Tây du ký, hồi 55)

40) 这//小贼是要逼我知难而退,自行认输。

=>Bản dịch: Té ra thằng tiểu tặc nó đưa ta vào tình thế không sao được mà phải rút lui để tự nhận lấy phần thất bại. (Tiếu ngạo giang hồ, chương 157)

Ba ví dụ trên, trong câu gốc tiếng Trung, chủ ngữ đều do―这/+danh từ‖

tạo thành, trong đó đại từ chỉ định ―这/那‖(này/đó)về mặt ý nghĩa ngữ pháp thì cũng giống như vai trò của chủ ngữ hình thức ―nó‖, chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh và nếu bỏ đi thì cũng không ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả câu. Vì vậy, nếu thay cấu trúc ‖这/那+danh từ‖ bằng ―Danh từ ngữ + 他‖, sử dụng chủ ngữ hình thức 他thì vẫn hoàn toàn phù hợp với thói quen sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày của người Trung Quốc.

Trong các ví dụ có sử dụng 他như một chủ ngữ hình thức ở trên, có thể khái quát mô hình của các câu này là: “Khởi ngữ , + Cụm động từ”. Về

hình thức biểu hiện, có thể thấy rằng nếu trong giao tiếp thì giữa phần khởi ngữ (đề ngữ) và 他 thường sẽ ngừng lại, còn trong ngôn ngữ viết (văn bản) thì thường dùng dấu ―,‖ để ngắt câu, tuy nhiên dấu ―,‖ này có hay không cũng không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu, vì vậy chúng tôi để trong ( ) để biểu thị có thể có hoặc không cần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)