Khái quát về chủ ngữ hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái quát về chủ ngữ hình thức

Từ những giới thiệu sơ bộ về chủ ngữ trong tiếng Việt và tiếng Trung ở chương 1, có thể kết luận rằng chủ ngữ trong tiếng Việt và tiếng Trung có rất nhiều điểm tương đồng. Không chỉ là về mặt khái niệm, định nghĩa, mà còn về cả chức năng cú pháp trong câu, các từ loại có thể làm chủ ngữ… cũng rất giống nhau. Có thể tổng kết một vài điểm như sau:

1. Chủ ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt đều thường do danh từ (ngữ danh từ) hoặc đại từ đảm nhiệm. Tuy nhiên cũng có thể do động từ, tính từ (ngữ động từ, ngữ tính từ đảm nhiệm).

2. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi ―ai , cái gì, con gì‖?

3. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu hoặc trước vị ngữ, ngoại trừ một số kiểu câu đặc biệt (như câu tồn tại).

Sự giống nhau nhiều mặt (cả về khái niệm lẫn cấu tạo) của chủ ngữ trong tiếng Trung và tiếng Việt là điều kiện thuận lợi để chúng tôi nghiên cứu về chủ ngữ hình thức trong hai ngôn ngữ. Bởi vì chủ ngữ hình thức, trước hết nó chính là một dạng ―chủ ngữ‖, tức là các khái niệm, định nghĩa, thành phần cấu tạo (chủ ngữ hình thức do đại từ nhân xưng ngôi thứ ba他đảm nhận), chức năng cú pháp trong câu (chủ ngữ)… thì cũng đều có sự tương đồng trong tiếng Trung và tiếng Việt do đây là hai ngôn ngữ đơn lập rất điển hình. Và hiện tượng chủ ngữ hình thức (chủ ngữ giả) cũng không phải chỉ xuất hiện trong tiếng Trung và tiếng Việt, nói đúng hơn, chúng phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình, ngôn ngữ thiên chủ ngữ như tiếng Anh (it). Nguyên nhân là vì chủ ngữ trong các ngôn ngữ này đã chuyển sang một chủ ngữ hình thức nên chức năng quan trọng nhất của chủ ngữ lại là gắn với động từ vị ngữ nhằm xác lập một quan hệ hợp dạng. Trong các ngôn ngữ này, động từ là yếu tố bắt buộc phải xuất hiện trong câu.

Mặt khác, động từ luôn phải được chia ở một thời, một thức, một thể nhất định. Cho nên có thể thấy rằng trong mô hình phân tích câu của người châu Âu, thay vì một kết cấu chủ - vị (S-P) mượn của logic học, người ta thay bằng S-V, hay S-O-V, ở đó, một yếu tố S (chủ ngữ) thuộc về bình diện phân tích cú pháp lại kết hợp với một V (động từ) thuộc về bình diện từ vựng – ngữ pháp. Nghịch lý này khẳng định một điều rằng tiêu chuẩn hình thức là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong việc xác định chủ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu. Có thể thấy rằng, trong một cấu trúc đơn song phần bình thường của tiếng châu Âu, chủ ngữ cần phải có mặt dù rằng nó có thể không đảm nhiệm bất kỳ một vai nghĩa nào‖ 21.

Còn với những ngôn ngữ thiên chủ đề (thiên đề ngữ) như tiếng Trung và tiếng Việt, chúng chỉ phổ biến trong văn nói chứ không phổ biến trong văn viết, và cũng không thực sự ―cần thiết‖ ở trong câu 22. Đây là lý do vì sao mặc dù kiểu câu có chủ ngữ hình thức 他 rất thú vị nhưng lại không nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu trong tiếng Trung và tiếng Việt, dẫn đến việc khó tìm tài liệu tham khảo (cơ sở lý luận) cũng như khó tìm ngữ liệu để làm dẫn chứng minh hoạ.

―Chủ ngữ hình thức‖ (còn được gọi là chủ ngữ giả, chủ ngữ rỗng, chủ ngữ bù nhìn...) là một loại chủ ngữ chỉ đảm nhiệm chức năng hình thức thuần túy chứ không biểu thị một sự vật thực nào... Trong tiếng Việt, chủ ngữ hình thức được thể hiện ra vỏ ngữ âm bởi từ ―nó‖ 23. Còn trong tiếng Trung, Dong Xiu Fang24 cũng đã giới thiệu khá cơ bản về các mô hình câu có chủ ngữ hình thức

他 và đưa ra định nghĩa khái quát như sau: ―Chủ ngữ hình thức là một loại chủ ngữ chỉ đảm nhiệm chức năng hình thức thuần túy chứ không biểu thị một sự vật thực nào... Trong tiếng Việt, chủ ngữ hình thức được thể hiện ra vỏ ngữ âm bởi

21

Hoàng Thị Thu Thủy (2006), Về một kiểu câu có chủ ngữ giả trong tiếng Việt(kiểu câu ―Mùa hè mặc quần đùi cho nó mát‖, tư liệu đã dẫn.

22

Nguyên Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú Pháp, Nxb. Giáo dục Việt Nam, tr.207.

23

Đỗ Hồng Dương (2011), Khảo sát chủ ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lí thuyết điển mẫu, Luận án TS

24

từ ―nó‖. Trong tiếng Trung, Dong Xiu Fang cũng đã giới thiệu khá cơ bản về

các mô hình câu có chủ ngữ hình thức , và đưa ra định nghĩa khái quát như

sau: ―Khi không hồi chỉ thành phần mang tính danh từ chỉ người thìđã

vượt qua cách dùng cơ bản của một đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, trở thành một thành tố chiếm giữ một vị trí cú pháp đơn thuần trong câu. Sự xuất hiện và

chiếm giữ này của không phải để thoả mãn yêu cầu về mặt ngữ nghĩa, ngữ

dụng mà là để thoả mãn yêu cầu về mặt cấu trúc, có thể so sánh với các thành phần chiếm giữ vị trí chủ ngữ tương tự trong tiếng Anh là ―there, it‖. Trong giao

tiếp khẩu ngữ hàng ngày có thể gọi này là Chủ ngữ bù nhìn‖ (傀儡主语

dummy subject, hay chính là chủ ngữ hình thức‖.

Như vậy, chủ ngữ hình thức xuất hiện trong cả hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, tiềm năng nghiên cứu về loại chủ ngữ này từ góc độ so sánh, đối chiếu hoặc phương pháp dịch thì còn rất lớn vì hiện tại hầu như chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu chuyên sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)