Đối chiếu phương pháp dịch câu có mô hình ―Khởi ngữ+ 他+vị ngữ‖

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 63 - 72)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. 1 Một số lý thuyết dịch thuật liên quan

3.2.2. Đối chiếu phương pháp dịch câu có mô hình ―Khởi ngữ+ 他+vị ngữ‖

Câu tiếng Việt và tiếng Trung rất giống nhau khi phân chia theo cấp bậc của kết cấu trong câu. Thậm chí ngay cả cách sử dụng các thuật ngữ khi phân chia các loại câu cũng giống nhau. Ví dụ như những khái niệm ―Câu đơn, câu ghép, câu phức, câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu đặc biệt,...‖ thì người Trung Quốc cũng có cách nói tương tự.

Một câu tiếng Việt và tiếng Trung có thể bao gồm một cú hoặc nhiều cú (cú hay còn gọi là phân câu). Trong những câu chỉ chứa một cú, chủ ngữ hình thức ―nó‖ vừa làm chủ ngữ của phân câu, đồng thời cũng là chủ ngữ của câu. Trong những câu chứa nhiều cú, nhiều cấp bậc (nhiều phân câu) thì chủ ngữ hình thức ―nó‖ có lúc chỉ là chủ ngữ của phân câu đó mà không phải là chủ ngữ của cả câu, cũng có trường hợp là chủ ngữ của cả câu nếu phân câu chứa ―nó‖ là phân câu chính, chứa đối tượng chính mà văn bản muốn biểu đạt..

a) Khi “Khởi ngữ + + vị ngữ” là một câu

Trường hợp này là chỉ ―Khởi ngữ +他+ Vị ngữ‖ đứng thành một câu riêng biệt, như vậy nó có chức năng như một câu đơn (Chủ - Vị) thông thường.

Khi đối chiếu bản dịch và bản gốc, chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

 Nhiều câu có chủ ngữ hình thức 他 trong tiếng Trung thì trong tiếng Việt lại không dùng, hoặc dùng ―nó‖ nhưng không phải là chủ ngữ hình thức mà là một đại từ nhân xưng thay thế cho chủ ngữ chính thức đã xuất hiện đằng trước,

33

ví dụ:

79) 大凡天上星宿,山中老僧,洞里的精灵,他自有一种性情.

=> Phàm các tinh tú trên trời, các cao tăng trên núi, hay những tinh linh trong động, đều có một tính tình riêng.(Hồng Lâu Mộng, hồi thứ 120)

80) 他这件官司并无难断之处,皆因都碍着情分面上,所以如此。

=> Cái án này thực ra chẳng có gì là khó xử. Các quan phủ trước chỉ vì nể mặt họ mà không xử đấy thôi.(Hồi thứ 4)

81) 市长说:这你们不要写,他牵涉到个人的事。

=> Thị trưởng nói: Chuyện ấy các anh không nên viết, nó dính dáng tới việc của cá nhân. (Phế đô, Giả Bình Ao, chương 26).

 Câu tiếng Trung dùng chủ ngữ hình thức 他,nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì hoặc không dịch chủ ngữ hinh thức ―nó‖, hoặc không dịch cả câu, việc hiểu ý nghĩa của câu gốc dựa vào văn bản trên và dưới. Ví dụ:

82) 哦,都是那个奇怪的人不好!他为什么会知道这么多与她有关的事? 又为什么要那么神 秘?他究竟是怎么回事?

=> Dịch thẳng: Ồ, đều là tại cái con người kỳ lạ đó không tốt! Anh ta tại sao lại biết nhiều chuyện liên quan đến cô như vậy? Lại còn rất thần bí? Chuyện này

rốt cục là thế nào?

=> Bản dịch (không dịch): Gã có vẻ quan tâm đến Lạc Mai thật, Lạc Mai sợ nhưng vẫn chưa hết thắc mắc. – Nhưng mà,...anh là ai mới được chứ? (Hư ảo một cuộc tình, Quỳnh Dao, Chương 4)

 Tương tự, khi tiến hành khảo sát với các bản dịch tiếng Việt thì chúng tôi cũng nhận thấy rằng, hầu hết các câu trong nguyên tác đều không sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖, tuy nhiên trong bản dịch thì lại rất phổ biến, thậm chí việc sử dụng chủ ngữ hình thức để dịch còn có tác dụng hỗ trợ, bổ sung, nhấn mạnh cho chủ ngữ chính (chính là phần khởi ngữ) đằng trước rất nhiều.

82) 雪雁//这里等着呢,姑娘披上一件罢。

=> Em Tuyết //nó chờ mãi. Cô khoác lấy một cái áo đi thôi. (Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần, Hồi thứ 87)

83) 八戒//急回头看,不见水晶宫门,一把摸着那皇帝的尸首。

=> Bát Giới// nó ngoái lại không thấy đền đài, đụng nhằm thây ma lạnh ngắt. (Tây du ký, Tào Tuyết Cần, Hồi 38)

84) 可是,水生//约我到他家玩去咧……

=> Nhưng mà thằng Thủy Sinh// nó hẹn cháu đến nhà nó chơi cơ mà. (Cố hương, Lỗ Tấn)

85) 如萍//笨得很,将来一定要让你伤透脑筋!

=> Nhƣ Bình// nó học dốt lắm, nhận lời rồi mày sẽ hối hận đấy. (Dòng sông ly biệt, Quỳnh Dao, Chương 6)

86) 袁乐梅//已经死了,不存在了!

=> Cái con Viên Lạc Mai// nó đã chết! Không hề tồn tại,... (Hư ảo một cuộc tình, Quỳnh Dao,Chương 8)

 Các chủ ngữ chính trong cả câu tiếng Việt và tiếng Trung có thể là các đại từ nhân xưng, chỉ người như ―Em Tuyết, Bát Giới, Thuỷ Sinh, Như Bình, Lạc

Mai,...‖, cũng có thể là các danh từ chỉ vật hoặc là các cụm từ (thường là cụm

danh từ‖, như ―Chuyện cậu nói ra, thú vật, cái hình dạng âm dương, cái loại

kinh nghiệm này,... như trong các ví dụ dưới đây:

87) 你讲的//是小说,我讲的是人生。

=> Chuyện cậu nói ra// nó là tiểu thuyết, chuyện tớ nói ra là cuộc đời. (Linh Sơn, Cao Hành Kiện, Chương 61)

88) 连禽兽//尚懂得照顾它们的孩子!

=> Thú vật// nó còn biết chăm sóc con nó! (Dòng sông ly biệt, Chương 3) 89)这阴阳//是怎么个样儿?

Hồi thứ 31 )

90) 这种体验//又有什么意义?

=> Cái loại kinh nghiệm này// nó có nghĩa gì chứ? (Linh Sơn, Cao Hành Kiện, Chương 8)

91) 那世澈//到底怎么欺侮你了?你说!告诉妈!妈一定帮你出气! => Triệt// nó đã làm gì con? Con cứ nói đi, mẹ sẽ tìm cách giải quyết. Chương 17)

92) 那妖女//见你生得俊,喜欢了你啦。

=> Con yêu nữ// nó mê tít vì công tử xinh đẹp. (Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung, Chương 92)

 Trong mô hình câu này, cả nguyên tác và bản dịch thường sẽ là câu đơn gồm hai thành phần chính cấu tạo thành là Chủ ngữ - vị ngữ (chúng tôi ngăn cách bằng dấu //). Phương pháp dịch phổ biến nhất mà người dịch áp dụng là dịch thẳng. Có lẽ vì sự đơn giản của mô hình câu này nên dịch giả hoàn toàn không cần phải áp dụng các cách dịch khác để ―tái sáng tạo‖ nguyên tác.

 Ngoài ra, các ví dụ 87-92 còn chứng minh được kết luận của chúng tôi ở chương 2 đó là: Người Trung Quốc thường sử dụng các đại từ chỉ định ―Này(这) /kia(那)‖thay vì dùng chủ ngữ hình thức 他. Tuy nhiên điểm khác nhau lớn nhất giữa nguyên tác với bản dịch đó là trong nguyên tác, khi sử dụng cấu trúc ―这/那(Này/kia)+danh từ‖ để tạo thành chủ ngữ (chủ ngữ do cụm từ cấu tạo thành), thì trong trường hợp này nếu lược bỏ đại từ 这/那(Này/kia) đi thì sẽ giảm ý nghĩa của câu, thậm chí không thể tạo thành câu. Còn trong bản dịch tiếng Việt thì do phần khởi ngữ thông thường chính là chủ ngữ của câu, vì vậy hoàn toàn có thể tỉnh lược chủ ngữ hình thức ―nó‖ mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa tổng thể của câu. Các ví dụ trên đã cho thấy rõ kết luận này.

b) Khi “Khởi ngữ + + Vị ngữ” là một cú nằm trong câu

là một câu riêng biệt, phần khởi ngữ do đó cũng không phải là chủ ngữ của câu (tuỳ từng trường hợp) mà nó sẽ là một cú (phân câu) nằm trong một câu ghép (câu phức). Có khi quan hệ của ―nó‖ với khởi ngữ là đồng quy chiếu, có khi không. Do tính chất của dạng câu này khá phức tạp, vì vậy việc chuyển dịch từ nguyên tác sang tiếng Việt cũng không hề đơn giản. Bởi vì người dịch ngoài việc phải xem xét việc sử dụng chủ ngữ hình thức ―nó‖ một cách hợp lý thì còn phải chú ý xử lý các phần khởi ngữ và vị ngữ. Đặc biệt việc chuyển dịch sẽ rất phức tạp khi khởi ngữ không phải là một từ mà nó có thể là một cụm từ có nhiều tầng cấu tạo nên. Các vị ngữ thì có thể cùng chỉ hành động của khởi ngữ làm chủ ngữ, nhưng lại có thể chỉ hành động của một đối tượng khác. Xem các ví dụ về đối chiếu chuyển dịch Trung-Việt câu có chủ ngữ hình thức 他 và câu không có chủ ngữ hình thức trong tiếng Trung (nhưng trong bản dịch lại sử dụng rất phổ biến) như bảng dưới đây:

Câu tiếng Trung Câu tiếng Việt

Có dùng

93)小姐,可扭了腰了不曾?叫丫头 们他捶一捶。

- Tiểu thư bị sái lưng rồi ạ? Bảo bọn a hoàn

đấm lưng cho! (Ngữ liệu trực tiếp)

94)二喜吞了吞口水说:―我问他,他

怎么还不请我们吃饭。‖

Nhị Hỷ ấp úng: ―Tớ hỏi anh ấy, sao vẫn chưa mời bọn mình đi ăn.‖ (Yêu em từ cái nhìn đầu tiên, Cố Mạn, phần 33). 95)又是两声枪响,猎人击毙了一只 水鸭子,那可怜的鸟儿是飞起数 米高时中弹的,铅丸把他的身体 打碎了,绿色的羽毛在沼泽地翻 飞,他跌落在水汪里,像块垂直 下落的石头。

Lại hai tiếng súng nữa, lại một con vịt trời bị bắn chết. Con chim đáng thương bay khỏi mặt nước mấy thước mới trúng đạn,

rơi thẳng xuống như một cục gạch. (Báu vật của đời, Mạc Ngôn)

96) 我想了想,还是去找住在绸店隔 壁的林郎中,这个老头//他是我丈 人的朋友,看在家珍的份上他也 会少收些钱。

Suy nghĩ một lát, tôi quyết định vẫn nên đến tìm thầy lang Lâm ở cạnh cửa hàng lụa.

Ông lang này là bạn của bố vợ tôi, thấy người nhà của Gia Trân có lẽ ông ta cũng không nỡ lấy quá đắt. (Dư Hoa, Sống, phần 1).

97)香菱红了脸,笑说:―多谢姐姐了, 谁知那起促狭鬼使的黑心。

Hương Lăng đỏ mặt cười nói:

- Cám ơn chị lắm, không ngờ bọn quỷ sứ ấy// làm ác.(Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần, Hồi thứ 62)

98)―这厮们大弄,必要来薅恼村坊。‖ Bọn cƣớp nó lộng hành như vậy, thì tất nhiên có phen quấy rối đến chỗ ta.(Thuỷ Hử, Thi Nại Am, Hồi thứ 1)

99)史进听了,寻思道:―他们直恁义

气!我若拿他去解官请赏时,反教 天下好汉们耻笑我不英雄。

Sử Tiến nghe nói, tự nghĩ một mình: - Ừ,

ba thằng này nó có nghĩa khí với nhau như thế, nay nếu ta đem bắt mà giải quan, thì tất nhiên bọn hảo hán ở đời phải cười ta là người hẹp lượng.(Thuỷ Hử, Thi Nại Am, Hồi thứ 1)

100) 庄客李大救主,误打死人,

非干我事!‖

Việc đó là tên Lý Đại// nó cứu chủ lỡ đánh chứ việc gì đến tôi?(Thuỷ Hử, Thi Nại Am, Hồi thứ 51)

101) 他一心想将来自己开个律师

事务所,说这同作家一样,本是 个自由的职业。

Anh ưa giải thích rằng nghề của anh// nó

cũng giống như nghề của nhà văn, một nghề tự do. (Linh Sơn, Cao Hành Kiện, Chương 67)

(Linh Sơn, Cao Hành Kiện, Chương 79)

103) 他说不是他扔的,皮球自己

掉下去了。

Anh hứa không đâu, quả bóng nó tự rơi mà. (Kinh thánh của một người, Cao Hành Kiện, Chương 5)

104) 你不觉得,这几个月来,她

到农庄去的次数是越来越勤了 吗?

Ông có thấy gần đây Hồng nó hay đến nông trại hay không?(Khói lam cuộc tình, Chương 10)

105) 去问凌云要一顶,她有好多

顶,可是都不用,因为她从不在 大太阳下跑出来。

Bảo Diễm Chi// nó cho mượn, nó có rất nhiều nón, nhưng ít khi dùng đến vì nó có ra ngoài bao giờ đâu!( Khói lam cuộc tình, Chương 3)

 Trong bảng trên, có thể thấy rất rõ rằng mối quan hệ giữa ―khởi ngữ + nó + vị ngữ‖ với cả câu là mối quan hệ bao hàm – trực thuộc, trong đó ―khởi ngữ + nó + vị ngữ‖ chỉ là một phân câu, một cú nằm trong cả câu lớn. Và nó không có quan hệ đồng quy chiếu với bộ phận làm chủ ngữ. Ví dụ trong câu 93, 94 phần ―khởi ngữ + 他‖ không có quan hệ quy chiếu với các chủ ngữ chính của câu (việc bị sái lưng; người hỏi anh ấy,...)

 Một kết luận khác sau khi chúng tôi đối chiếu mô hình này, đó là khi kết cấu ―Khởi ngữ + 他 + vị ngữ‖ xuất hiện trong kiểu câu này, thông thường sẽ là kiểu câu ghép chính phụ. Tiêu chí dễ nhận biết chính là việc sử dụng các cặp từ nối như ―nhưng, tuy nhiên,...‖ hoặc các cặp quan hệ từ thường xuất hiện trong câu ghép như ―nếu,... thì‖ để biểu thị các mối quan hệ về nguyên nhân-kết quả hoặc điều kiện-giả thiết. Ví dụ:

106) 遇见蛇,他//咬一口也罢了。

=> Nếu gặp phải rắn// nó cắn cho một cái thì xong đời.

107) 如果心虹他//结婚得早,我们都是该做外祖父母的人了。

108) 倘或走出一个毒虫虎豹来时,他如何抵当?却不害了性命!‖

=> Chẳng may cọp nó nhảy ra, chắc chắn tính mạng ta chẳng còn.

Ngay cả với những câu gốc không sử dụng chủ ngữ hình thức 他 (mà thường dùng các đại từ chỉ định 这/那),thì khi dịch sang tiếng Việt, dịch giả cũng thường xuyên áp dụng các cấu trúc câu ghép chính phụ này, ví dụ:

109) 哥哥,这妖精//想是怕我们,推出车子,往那厢搬哩。‖

=> Ðại ca, có khiyêu quái //nó sợ chúng ta, nên mở cửa kéo xe, chở đồ đi trốn chăng? (Tây du ký, Tào Tuyết Cần, Hồi 41)

110) 要想知道梨子的滋味,就要亲口尝一尝梨子。

=> Muốn biết mùi vị quả lê //nó thế nào, tốt nhất là cắn ngay một miếng. (Tửu Quốc, Mạc ngôn, Chương 2)

 Các ví dụ trên cũng cho thấy khi chuyển dịch mô hình câu này, do tính phức tạp của cấu trúc câu ghép nên thông thường không thể sử dụng phương pháp dịch thẳng với cấu trúc tương đương như khi ―Khởi ngữ + 他+ vị ngữ‖ làm thành một câu riêng biệt. Đối chiếu bản tiếng Trung và tiếng Việt có thể dễ dàng nhận thấy rằng các biện pháp dịch ý (dịch đảo, dịch ghép, dịch thêm,...) được các dịch giả Việt Nam vận dụng rất linh hoạt và chính xác.

Nguyên nhân là do đặc điểm của văn bản văn học rất khó nên khi dịch thông thường không thể dịch trực tiếp theo cấu trúc, từ vựng của nguyên tác. Nếu không chỉnh lý, sắp xếp lại toàn bộ các đơn vị ngữ nghĩa, ngữ pháp của văn bản gốc thì việc chuyển dịch sang văn bản đích là rất khó khăn. Nhiều trường hợp văn bản dịch hoàn toàn khác với văn bản gốc về tổng thể, chỉ còn giữ được ý nghĩa chung của tác giả mà có sự thay đổi lớn về cấu trúc và từ ngữ sử dụng. Ví dụ câu dưới đây:

111) 金星道:―那众头目来!累你去报你大圣知之。吾乃上帝遣来天使有

圣旨在此请他。‖众妖即跑入报道:―外面有一老者//他说是上界天使有 旨意请你。‖

=> Dịch thẳng: Kim Tinh nói: ―Lũ khỉ kia, mau vào báo cho Đại Vương các ngươi. Ta là thiên sứ trên trời xuống, mang theo chiếu chỉ của Ngọc Hoàng để mời Đại vương lên triều đình làm quan.‖ Lũ tiểu yêu vội chạy vào báo: ―Bên ngoài có một ông già nói là mang theo chiếu chỉ của Thiên đình đến cho Đại vương.‖

=> Do đã có ngữ cảnh đằng trước, bản dịch đã thay đổi linh hoạt cấu trúc và bổ sung thêm so với nguyên tác: Ðến nơi Thái Bạch Kim Tinh gọi bầy khỉ nhỏ đến nói: - Ta là Thiên sứ, lãnh chiếu Ngọc Hoàng, đến đây mời Ðại vương các ngươi lên trời lãnh chức. Mau vào báo gấp cho Ðại vương các ngươi ra hầu thiên chỉ. - Lũ tiểu hầu vội vã chạy vào báo. (Tây Du ký, hồi 3)

112) 断是这畜生弄谊!他若哄我进去他便一口咬住。

=> Dịch thẳng: Chắc là con súc sinh này nó làm đây! Nó lừa ta chui vào để cắn. => Bản dịch (dịch ghép): Tề Thiên gạt ta chui vào để nó cắn. (Tây du ký, hồi 6) Trong những câu kiểu như trên, dịch giả đã rất khéo léo sắp xếp lại các phân câu trong văn bản gốc và tái sáng tạo hợp lý, sử dụng nhiều phương pháp dịch cùng lúc để chuyển dịch. Nếu sử dụng phương pháp dịch thẳng và đầy đủ ở những câu kiểu này thì rõ ràng chỉ có thể bảo đảm về mặt ý tổng thể của câu mà không thể đạt tới tính tương đương về mặt nhận thức cũng như xúc cảm của văn bản dịch và văn bản gốc.

Ví dụ sau, nếu dịch thẳng theo nguyên tác thì sẽ tạo ra một sản phẩm dịch ―thất bại‖:

111) 我 ―眼不见,心不烦‘,也就罢了。偏他娘的又不咽这口气!(第29回)

=> Dịch thẳng: Tôi ―mắt không thấy, lòng không đau‖ thế là xong chuyện. Thế nhưng mẹ nó lại không nuốt nổi cái hơi này!

=> Bản dịch: Khi đó mắt ta không trông thấy, lòng ta không biết buồn rầu, thế là xong chuyện. Nhưng nào đã tắt hơi cho đâu!(Hồng Lâu Mộng, hồi 29).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát câu có chủ ngữ hình thức trong tiếng trung (đối chiếu với tiếng việt) (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)