Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 33 - 36)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG CHÍNH

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Mô hình trung tâm công tác xã hội trẻ em (Do Bộ LĐTBXH đề xuất năm 2011) xuất năm 2011)

Cung cấp các dịch vụ ngay lập tức

Cung cấp các dịch vụ trước mắt để giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người như: ăn mặc ở, đi lại…

Cung cấp các thông tin về xã hội, luật pháp và kiến thức chung về phát triển như sức khỏe sinh sản, sự phát triển của trẻ và phục hồi…

Cung cấp các dịch vụ dài hạn

Các dịch vụ trực tiếp cho các cá nhân, gia đình nhóm

Đề xuất việc áp dụng chính sách hỗ trợ văn hóa, học nghề cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị ngược đãi.

Phối hợp các ngành y tế để chăm sóc sức khỏe cho các em bị tổn thương về thể chất.

Phối hợp các chuyên gia để trị liệu và tham vấn cho trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, về tình cảm tâm lý.

Hỗ trợ các em đến trường.

Vận động cộng đồng tìm gia đình thay thế cho trẻ em, thực hiện các thủ tục nhằm đảm bảo cho trẻ em có một môi trường sống tốt nhất.

Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho các trẻ em bị bạo lực.

Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Tuyên truyền GD cộng đồng về BLGĐ, về quyền và bổn phận của trẻ em về các luật pháp liên quan đến BVCSGDTE thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động sinh hoạt, hội họp tại địa phương và các khu dân cư.

Phát triển các chương trình dịch vụ trong cộng đồng

Tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại trong cộng đồng như chương trình tư vấn gia đình ở Quận Hoàn Kiếm, chương trình “mái ấm”, mô hình gia đình thay thế.

Tiếp tục thực hiện các dự án, đề án về bạo lực và xâm hại trẻ em.

1.2.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em 1.2.2.1. Các văn bản pháp lý quốc tế 1.2.2.1. Các văn bản pháp lý quốc tế

 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1989)

 Tuyên ngôn của LHQ về quyền trẻ em (1989)

 Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc (Công ước 138) (1973)

 Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong vấn đề con nuôi giữa các nước (1993)

 Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp con nuôi ở trong và ngoài nước (1986)

 Những Qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) (1985)

 Hướng dẫn của LHQ về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh) (1990)

 Những Qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (1990)

1.2.2.2. Quan niệm của Đảng và chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ trẻ em

Việt Nam là một trong những nước quan tâm nhất về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Ai trong chúng ta đều đã thuộc lòng câu nói của Bác Hồ “Trẻ em như búp trên cảnh” hay “Trẻ em là tương lai của đất nước”. Việc giáo dục và bảo vệ trẻ em đã trở thành ý thức hệ lâu đời của dân tộc và vẫn được phát huy lưu truyền đến ngày nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Vì lợi ích trăm năm trồng người” đã có tác động sâu sắc đến tư tưởng giáo dục và trở thành khẩu hiệu hành động tại các trường học phổ thông. Nhờ đó, quá trình cải cách giáo dục đã đem đến một hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm. Đây là một trong những phương pháp giáo dục giúp cho trẻ em năng động sáng tạo, phương thức mới để giáo dục trẻ.

Việt Nam cũng dành một khoảng ngân sách không nhỏ chi cho các dự án, đề tài mô hình về bảo vệ trẻ em, trong đó có bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình, bảo vệ trẻ em trong các gia đình ly hôn… Những đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa đề cao sự quan tâm của nhà nước tới lĩnh vực trẻ em.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của LHQ về quyền trẻ em. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Mặt khác, Việt Nam cũng ban hành luật Giáo Dục, luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo Dục trẻ em 2004, Luật Hôn Nhân và gia đình 2000. Luật Phòng chống BLGĐ… để nêu ra trách nhiệm của nhà nước và cộng đồng trong việc giáo dục trẻ.

Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (2004). Luật này đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2011 quy định:

Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ

2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Điều 16. Quyền được học tập 1. Trẻ em có quyền được học tập.

2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.

Luật Hôn Nhân và Gia đình (2000) quy định:

Điều 37. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)