.Hậu quả về hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 60)

Chứng kiến và trực tiếp hứng chịu các hình thức BLGĐ sẽ ảnh hưởng và gây hậu quả về hành vi đối với trẻ như: Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí; hành vi lệch chuẩn; hành vi gây hấn; hành vi bạo lực ở tuổi trưởng thành; hành vi vi phạm pháp luật;

Tác động đến hoạt động học tập và vui chơi

Từ quan điểm cảm thấy xấu hổ với bạn bè và người khác dẫn đến tình trạng trẻ cảm thấy tự ti và khó hòa nhập vào xung quanh. Hiện tượng này cũng khá phổ biến. Nhiều em sau khi bị bố mẹ đánh, mắng mỏ có xu hướng trốn tránh bạn bè, ngại tiếp xúc. Các em cho rằng chính mình sẽ bị chê cười vì hư. Chính cha mẹ là người hướng cho trẻ biết rằng điều đó chỉ có thể xảy ra khi trẻ có thái độ và hành vi không tốt mặc dù trên thực tế mọi người và bạn bè luôn chào đón trẻ ở bất cứ một môi trường nào.

Hậu quả về hành vi lệch chuẩn

Việc xuất hiện những hành vi lệch chuẩn ở trẻ trong môi trường bạo lực là điều dễ nhận thấy. Một số em do quá căng thẳng và thù hận có thể dẫn đến những hành vi lệch chuẩn như chán nản với gia đình, không tôn trọng cha mẹ người thân, bỏ học, trốn học, thiếu ngôn ngữ văn hóa trong giao tiếp, thiếu tôn trọng người khác ngoài xã hội, bỏ nhà đi lang thang, mất tự tin, giảm năng động khi giao tiếp…

Quan sát bảng 2.3, ta thấy do ảnh hưởng của BLGĐ nên TE có rất nhiều hành vi lệch chuẩn. Trước tiên, có 31,4% cha mẹ và 25,1% ý kiến cộng đồng cho rằng sau khi bị bạo hành TE có xu hướng chán học, lười học thậm chí 1 số em bỏ học. Khảo sát 159 cha mẹ và 149 cán bộ cho thấy 29% ý kiến của cha mẹ và 34,2% ý kiến của cộng đồng cho rằng khi bị BLGĐ TE trở nên bướng bỉnh, gan lỳ, khó dạy bảo. Cũng có trên 20% ý kiến cha mẹ và 30,8% ý kiến cộng đồng xác nhận sau khi bị bạo lực TE có xu hướng bỏ nhà, rời nhà đi lang thang, không muốn xum họp GĐ. Ngoài ra có trên 20% người được khảo sát cho rằng hành vi lệch chuẩn nguy hại của trẻ em sau khi bị bạo lực là dễ bị tác động của nhóm bạn bè xấu, các TNXH, TE mất tự tin vào bản thân và giảm hành vi chống chọi với những áp lực tiêu cực từ bên ngoài và từ đó dẫn đến những hành động vi phạm pháp luật.

Hành vi gây hấn

Đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại không ảnh hưởng nghiêm trọng bằng việc chứng kiến bố mẹ ngược đãi lẫn nhau. Chính điều này khiến trẻ nảy sinh tư tưởng tự tử, học kém, dễ có hành động bạo lực, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày v.v..

Theo kết quả nghiên cứu “Tổn thương tâm lý của thiếu niên trong GĐBL” của ThS. Nguyễn Bá Đạt và các cộng sự về hành vi gây hấn của thiếu niên trong các gia đình bạo lực cho thấy 3 % thiếu niên thuộc gia đình bạo lực có điểm hành vi gây hấn trong khoảng 17 – 21, trong khoảng điểm này, thiếu niên có hành vi ở ngưỡng ranh giới giữa hành vi bình thường và hành vi gây hấn; 4,6 % thiếu niên trong gia đình loại này có điểm hành vi gây hấn trên 21, ở thang điểm này thiếu niên có hành vi gây hấn. Trong gia đình hòa thuận, thiếu niên không có hành vi gây hấn, trong gia đình mâu thuẫn có 2,6 % thiếu niên có hành vi gây hấn ở ngưỡng ranh giới (xem biểu đồ 2.8). [4]

Biểu đồ: 2.9: Hành vi gây hấn ở thiếu niên

(Nguồn: Đề tài “Nghiên cứu sự tổn thương tâm lý của thiếu niên trong các GĐBL”– ThS. Nguyễn Bá Đạt (2010)) [4]

Hành vi bạo lực lạm dụng ở tuổi trưởng thành

Thói bạo hành của người cha trong gia đình không những gây nên nỗi khiếp sợ, phai nhạt tình thân mà hậu quả nghiêm trọng hơn là để lại trong trái tim con trẻ những di chứng tinh thần nghiêm trọng. Dân gian có câu “cha nào con nấy”, trong trường hợp này cũng có một phần đúng. Mặc dù khiếp sợ và căm ghét thói bạo hành của người cha, nhưng khi trưởng thành, những đứa con, đặc biệt là con trai, lại có xu hướng "lặp lại" cách cư xử độc ác đó với người thân. Họ nói rằng, dường như họ không kiểm soát được hành vi của mình. Có lẽ đó là "di chứng" của tình trạng bạo lực gia đình đã in sâu vào tiềm thức và điều khiển hành vi của họ. Nhiều người đã đeo cặp kính màu xám khi tiếp xúc với cuộc đời hiện thực của mình.

“Từ khi tôi còn nhỏ đã bị cha đánh không thương tiếc. Bây giờ tôi đã có công việc ổn định, cuộc sống tự lập nhưng vẫn không thôi ám ảnh về ký ức....

Tôi lúc nhỏ chán đời, lớn lên hận đời và ích kỷ. Tôi cố gắng vươn lên trong cuộc sống cũng chỉ vì cái mong ước được xây dựng từ một ký ức đầy ám ảnh. Nơi tôi ở cách nhà không xa nhưng cả năm tôi mới về vài lần vì cảm thấy tự ái. Tôi chỉ ước ký ức kia biến mất hoặc tôi mất trí nhớ để khỏi bị ám ảnh như hiện tại. Tôi phải làm gì để cuộc sống bớt ngột ngạt bây giờ?”

Bạo lực thường nối tiếp bạo lực! Các nhà nghiên cứu cho thấy trẻ em có khuynh hướng gây hấn thường có cha mẹ dạy dỗ theo cách trừng phạt. Họ giáo dục con mình bằng cách chửi mắng quát tháo và đánh đập… Mặc dù trẻ bị ngược đãi có thể không trở thành tội phạm, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 30% trong số họ khi trưởng thành đã xâm hại chính con cái của mình.

Hành vi vi phạm pháp luật

Cùng với sự thiếu chăm sóc chu đáo của gia đình và thái độ chán chường của trẻ em trong các gia đình bạo lực là tình trạng trẻ em trong các gia đình bạo lực làm trái pháp luật xuất hiện ngày càng tăng.

“Theo thống kê của chúng tôi, tỷ lệ các em trong gia đình bạo lực làm trái pháp luật ngày càng gia tăng. Các em phải vào trại giáo dưỡng vì hư hỏng lêu lổng trộm cắp và chơi bời. Khi được hỏi, các em trả lời rằng quá chán ghét cuộc sống gia đình bạo lực của cha mẹ, không còn muốn ở trong gia đình nữa. Có những cha mẹ đến nhờ công an tìm hộ trẻ bỏ nhà đi lang thang. Chính cha mẹ cũng không kiểm soát nổi hành vi của con mình nữa. Chúng tôi thực thi pháp luật nhưng cũng rất lo ngại về tình trạng này đang gây tác động không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội”

(PVS nam, 55 tuổi, trưởng Công An, Phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm – Hà Nội)

Nhìn chung tỷ lệ trẻ em trong các gia đình bạo lực làm trái pháp luật có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây là lời cảnh tỉnh và báo động đối với những nhà chức trách quan tâm về lĩnh vực trẻ em.

2.3. Thực trạng hoạt động của cộng đồng bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ

Ở phần 2.2 chúng tôi đã nêu rõ thực trạng tình hình TE bị BLGĐ và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó. Vậy đứng trước những hậu quả đó, xã hội đã trợ giúp cho trẻ và GĐ như thế nào? Mức độ và khả năng tiếp cận của trẻ và GĐ đối với các dịch vụ đó ra sao?

2.3.1. Nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và gia đình trong môi trƣờng BLGĐ

2.3.1.1. Nhu cầu và nguyện vọng của trẻ trong môi trường bị BLGĐ

Các hoạt động và dịch vụ xã hội cần phải xoay quanh nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Theo quan điểm cá nhân, khảo sát nhu cầu của trẻ em thông qua ý kiến được chính các em nêu lên đó là những nhu cầu tương đối trung thực và chính xác. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng, bên cạnh những mong muốn và nhu cầu chủ

quan của trẻ cũng phải được đánh giá và tìm hiểu kết hợp với nhu cầu và nguyện vọng của gia đình.

Kết quả nghiên cứu và khảo sát của luận văn cho thấy, TE trong môi trường bị BLGĐ có rất nhiều nguyện vọng và nhu cầu bản thân nhằm giúp các em giảm thiểu và hạn chế bị BLGĐ. Trong khi khảo sát, tác giả luận văn yêu cầu các em lựa chọn một nhu cầu cơ bản nhất mà em mong muốn. Từ tổng hợp số liệu xử lý bằng phương pháp SPSS, kết quả đã cho thấy hầu hết các nhu cầu nguyện vọng của trẻ đều xoay quanh vấn đề không có BLGĐ. Có tới 48,1% TE mong muốn GĐ hòa thuận, thương yêu lẫn nhau để không xảy ra BLGĐ nói chung và BLGĐ đối với TE.

Mong muốn này ở TE nam là 52,3% và TE nữ là 46,1%. Chúng tôi đã đặc biệt quan tâm đến một loại nhu cầu, nguyện vọng mang đặc tính lứa tuổi của TE. Có tới 35,2% TE nam và 31,6% TE nữ mong muốn mọi người trong GĐ hiểu các em hơn. Điều này đưa đến cho chúng ta một nhận xét là phần nhiều người lớn trong GĐ không có kiến thức về đặc tính lứa tuổi nên hay hiểu lầm TE, ít thông cảm với những suy nghĩ, hành động TE trong giai đoạn còn non nớt về tâm lý nên dẫn đến bạo lực với các em. Ngoài ra, TE cũng nêu lên rất nhiều những nhu cầu mang tính xã hội – pháp lý nhằm giúp TE giảm thiểu hoặc thoát khỏi bị BLGĐ. Đặc biệt, có tỷ lệ không nhỏ TE mong muốn chính quyền và công an các cấp có biện pháp tuyên truyền, giáo dục GĐ và cộng đồng ngăn chặn BLGĐ đối với TE. (Bảng 2.5)

Quá trình khảo sát cũng cung cấp những thông tin về nhu cầu ưu tiên của trẻ khi bị BLGĐ

Bảng 2.6: Nhu cầu và nguyện vọng của TE nhằm góp phần làm giảm BLGĐ

TT Nhu cầu, nguyện vọng

Số liệu chung Tƣơng quan giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nam (%) Nữ (%)

1 Gia đình hòa thuận, hạnh phúc 141 48,1 52,3 46,1

2 Các thành viên trong gia đình hiểu

3 Muốn có NVCTXH đến can ngăn,

giúp đỡ TE khi có bạo lực 8 2,7 1,7 3,7

4 Muốn có những TCXH để BVTE

khi bị BLGĐ 18 6,1 6,0 6,4

5 Chính quyền, công an có biện pháp

ngăn chăn BLGĐ 21 7,2 9,1 5,3

6 Mong muốn khác 6 2,0 2,0 0

Nguồn: Số liệu kháo sát của luận văn

Như vậy 100% TE được khảo sát đều mong muốn không bị BLGĐ. Để đạt được nhu cầu đó, „mong muốn GĐ hòa thuận‟ là một mong muốn thường gặp của TE trong môi trường bị BLGĐ. Đó cũng là mong muốn hòa toàn chính đáng. Một số TE cũng đưa ra gợi ý cần có những NVCTXH đến chăm sóc, tư vấn khi các em bị bạo lực. Tuy số lượng TE mong muốn điều này chưa cao (chiếm 2,7%) do nhận thức về CTXH ở Việt Nam còn chưa phổ biến, nhưng rõ ràng con số này đã gợi ý cho những nhà chức trách về việc mở rộng vai trò của NVXH tại cộng đồng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Mặt khác, cũng có nhiều em mong „có những TCXH đến BVTE‟ (chiếm 6,1%). Điều này phù hợp với thực tế vì theo khảo sát hiện nay nhiều địa phương chưa có sự quan tâm của các TCXH đến công tác bảo vệ chăm sóc TE trong những GĐBL tại các địa bàn dân cư trên thành phố. Sự quan tâm mới có một số hiệu quả từ các tổ dân phố hoặc cộng đồng dân cư trong thôn xóm. Do vậy, khi hoạt động của NVCTXH chưa thực sự phát triển thì sự quan tâm của các TCXH đối với trẻ em trong GĐBL là một điều cần thiết.

2.3.1.2. Nhu cầu của gia đình trong môi trường bạo lực

Nhìn chung, những gia đình nằm trong môi trường bị bạo lực đều có những nhu cầu cơ bản theo thang nhu cầu của Weltner (1985, 1986). Việc đánh giá những nhu cầu này là cần thiết và cấp bách để thực hiện sự hỗ trợ đối với gia đình. Những nhu cầu chính đáng và phù hợp cần phải được các cơ quan, cộng đồng, tổ chức tạo điều kiện đáp ứng đầy đủ để gia đình có một cuộc sống được cải thiện và phù hợp hơn. Các nhu cầu chính đáng phải đảm bảo sự an toàn chăm sóc cho trẻ tốt hơn từ

gia đình. Đánh giá nhu cầu của gia đình vẫn được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu của trẻ để hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.

Thứ nhất, nhu cầu vật chất. Hầu hết các gia đình bạo lực nằm trong diện gia đình nghèo so với các gia đình khác ở khu vực. Nguyên nhân về vật chất là nguyên nhân chính gây ra sự đổ vỡ của các gia đình. Khảo sát 159 GĐ thì có tới 79% GĐ có nhu cầu tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

Hơn nữa, nhu cầu có việc làm cũng là một nhu cầu cơ bản trong thang bậc này. Đây là nhu cầu cơ bản của bất cứ gia đình nào đặc biệt là gia đình nghèo thiếu thốn về vật chất. Có việc làm và nghề nghiệp ổn định sẽ giúp cho cha mẹ, người thân trong gia đình tìm kiếm cơ hội làm việc, tăng thu nhập cho gia đình, nâng cao mức sống chung. Mặt khác, có việc làm sẽ giúp cho con mình tránh rơi vào mắc các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mắc nghiện ma túy… Nghiên cứu, khảo sát cho thấy có trên 70% gia đình có bạo lực với trẻ em là do không có nghề nghiệp ổn định, thiếu việc làm hoặc không có việc làm.

Gia đình đấy cãi vã với nhau thường xuyên. Cô vợ vừa lấy về đẻ liên tục 2 đứa con, không chịu đi làm. Mẹ chồng nuôi tất cả. Chồng làm được mấy triệu bạc, chẳng đủ chi trả cho gia đình. Vợ thì cứ mông mông lung lung, chẳng chịu làm ăn gì. Mẹ chồng bảo sẽ trông con cho rồi đi làm thì không chịu. Nên anh chồng tức quá cứ đuổi vợ ra khỏi nhà đi lung tung. Xuất phát điểm cũng chỉ từ nguyên nhân kinh tế thôi.”

(“PVS nam, 60 tuổi, trưởng ban chăm sóc trẻ em cụm 6, phường Kim Giang”)

Mặt khác, nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, thể chất. Đối với những TE có biểu hiện trầm cảm hoặc rối nhiễu tâm lý thì việc kết nối với bệnh viện, các cơ sở y tế để điều trị là một hành động quan trọng của NVXH.

Thứ hai, nhu cầu về mức độ mật thiết của các mối quan hệ trong gia đình. Nhiều xung đột xuất phát từ mối quan hệ gia đình không mật thiết, cha mẹ không có sự hòa thuận lẫn nhau trong các hành vi, thái độ, cư xử… để dẫn đến bất hòa trong gia đình. Nhiều gia đình vợ chồng gặp xung đột lẫn nhau trong việc trông con, chăm sóc con, cho con ăn. Đến khi trẻ lớn hơn, cha mẹ gặp xung đột trong việc dạy bảo

con. Chưa hết, nhiều trẻ khi lớn lên năng động thì bị đánh giá là “bướng bỉnh và nghịch ngợm”, do vậy, gặp phải nhiều hình thức roi vọt từ cha mẹ. Vì thế nhu cầu đáp ứng sự mật thiết hài hòa các mối quan hệ trong gia đình là nhu cầu cấp thiết, cần được giải quyết.

Số liệu khảo sát từ luận văn cũng cho thấy có tới 53,5% GĐ trong môi trường bạo lực có nhu cầu và mong muốn các thành viên trong GĐ mật thiết đoàn kết và hiểu nhau hơn. Không thông cảm, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau là nguy cơ cao của BLGĐ.

Thứ ba, đáp ứng nhu cầu của GĐ về cách thức các mối quan hệ được thực hiện. Nhiều gia đình ép con cái học nhiều, nếu học kém là bắt phạt đòn roi, đánh đập, không cho chơi cùng với bạn. Đây là do thực hiện các mối quan hệ quá cứng nhắc, kỷ luật khiến người chịu thiệt thòi là trẻ nhỏ.

“Con tôi ngày nào cũng đi học thêm. Về nhà ăn uống xong xuôi lại ngồi bàn học ngay. Gia đình nào chả ép con học nhiều. Điều này làm sao đánh giá được. Học tập là tốt thôi.”

(PVS nữ, 40 tuổi, Phường Phúc Tân)

Bên cạnh đó, một số GĐ bắt TE làm những công việc nặng nhọc, trái với đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)