Ảnh hưởng của hoàn cảnh việc làm đến BLGĐ đối với TE

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 50 - 52)

(Nguồn: Số liệu khảo sát của luận văn)

Việc làm cho các thành viên trong GĐ có tác động rất lớn đến tình hình BLGĐ nói chung và BLGĐ đối với TE nói riêng. Quan sát các số liệu được xử lý cho thấy các GĐ có việc làm ổn định ít có BLGĐ đối với TE, ít hơn các GĐ mà các thành viên không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định. Khảo sát 159 GĐ thuộc 3 quận HK, TX, Bắc TL cho thấy có tới 91,3% các GĐ không có việc làm xảy ra

BLGĐ đối với TE, tỷ lệ này ở các GĐ có việc làm không ổn định là 82,7% và thấp nhất là ở các GĐ có việc làm ổn định (69,6%). Bạo lực ở mức độ thường xuyên đối với TE cũng xảy ra ở các GĐ không có việc làm nhiều nhất (45,1%), trong khi đó, ở các GĐ có việc làm chỉ chiếm 20%. Đặc biệt, có tới 40.4% GĐ có việc làm ổn định chưa bao giờ xảy ra BLGĐ đối với TE; Tỷ lệ này ở các GĐ có việc làm không ổn định là 17,3% và chỉ có 8,7% trong các GĐ không có việc làm. Điều này có thể giải thích rằng tâm lý bực dọc, chán chường của nhiều bậc phụ huynh. Họ trút mọi tức giận lên trẻ em, và nạn nhân chính là những trẻ em vô tội. Tâm lý học hành vi cũng giải thích đó là sự chuyển dịch cảm xúc. Khi mà những sự bực dọc và tức giận không được giải tỏa. Họ sẽ tìm đến những đối tượng khác nhằm giải quyết nỗi sợ hãi và căng thẳng của mình. Chính vì điều này nhiều trẻ em tuy có những lỗi lầm rất nhỏ cũng thường xuyên phải chịu các hình thức bạo lực nặng nề và nghiêm khắc.

 Về trình độ học vấn

Sự khác biệt về trình độ học vấn cũng tác động đến BLGĐ đối với TE. Kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn tỷ lệ nghịch với mức độ BLGĐ đối với TE. Cụ thể mức độ có BLGĐ thường xuyên ở người chỉ biết chữ là 60%, người đã hoàn thành chương trình bậc phổ thông ở cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông là 42,3%, người đã hoàn thành bậc học đại học hoặc sau đại học là 30,1%. Tương tự mức độ thỉnh thoảng có bạo lực ở 3 đối tượng trên lần lượt là 22,2 % – 15,5% – 10,5% và mức độ không bao giờ có bạo lực là 17,8% - 42,2% - 59,8%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)