Giới thiệu về Trung tâm giúp đỡ TE có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 78)

\

Địa chỉ: 360 Phúc Tân – Hoàn Kiếm

Trung tâm giúp đỡ TE có HCĐBKK của quận Hoàn Kiếm được hoạt động từ tháng 10/1995 được sự đầu tư và chỉ đạo của UBBVCSTEVN, thành phố Hà Nội và Quận Hoàn Kiếm. Đây là mô hình hoạt động nhằm giúp các đối tượng trẻ em và người lớn có quan tâm tới Quyền trẻ em, các phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng TE. Việc ra đời văn phòng tư vấn đã khẳng định rõ hướng phát triển, mở rộng và nâng cao các loại hình hoạt động trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục TE để phù hợp với tình hình mới. [20]

Trung tâm triển khai hoạt động dựa vào nguồn kinh phí tài trợ từ Nhà nước. Đối tượng TE trực tiếp được hưởng lợi là những TE có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chủ yếu là TE lang thang, TE mồ côi, TE trong các GĐ ly hôn…

Nội dung hoạt động của văn phòng tương đối đa dạng. Các hoạt động tập trung vào các nội dung: tư vấn cho GĐ và TE về quyền và bồn phận TE; sinh hoạt nhóm; giáo dục kỹ năng sống; tập huấn cho TE về các TNXH, các điều luật của nhà nước như luật BVCSGDTE, luật Hôn nhân và GĐ, luật Phòng chống BLGĐ…

Tất cả các vấn đề, các nhu cầu từ phía đối tượng luôn đặt Văn phòng tư vấn trước câu hỏi: Phải có tổ chức và hoạt động như thế nào để đáp ứng được mong muốn của nhóm đối tượng đúng với định hướng chỉ đạo và mục tiêu hoạt động của mô hình này.

Đến nay, kết quả hoạt động có những hiệu quả nhất định. Các em được đáp ứng nhu cầu vật chất cơ bản như ăn, mặc, ở, giao tiếp khi tới sống tại trung tâm. Đối với TE lang thang, 100% các em được đưa về hồi gia; TE trong các GĐ ly hôn, TE mồ côi, TE bị BLGĐ được nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về kỹ năng sống và TNXH khiến các em có những hành vi cư xử đúng mực, phù hợp với chuẩn mực của gia đình và xã hội.

“Theo như đánh giá mức độ hiệu quả của mô hình hoạt động, khoảng 50% người lớn cho rằng đây là một mô hình hiệu quả khi đưa con em họ đến can thiệp. Đây cũng là một mô hình theo đánh giá cá nhân của tôi là tương đối hiệu quả. Hiện nay, mô hình vẫn tiếp tục hoạt động để giúp đỡ cho các trẻ em trong các GĐ ly hôn, hay TE mồ côi. Nhiều em được giáo dục kỹ năng sống để hiểu biết về GĐ và xã hội, có những thái độ và hành vi đúng đắn để tự tránh xa các TNXH và xâm hại. Tuy nhiên, họ chỉ mới quan tâm và giáo dục đối với những TE bị hành hạ, đánh đập có thể gây chết người hoặc khuyết tật thể chất. Đối với TE sống trong các GĐ bình thường, tuy vẫn phải những hậu quả của BLGĐ thì hiện nay chúng tôi vẫn chưa quan tâm được.”

(PVS nữ, 40 tuổi, cán bộ HPN, phường Phúc Tân – Hoàn Kiếm)

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực nghiệm, chúng tôi có những nhận xét như sau:

- Chất lượng của dịch vụ chưa đem lại hiệu quả thực sự và sự tin tưởng cho trẻ em và gia đình có xảy ra hiện tượng bạo lực. Trẻ em hiếm khi được can thiệp một cách đầy đủ, nhận được sự can thiệp về tâm lý xã hội từ phía mô hình.

- Nhưng kiểm chứng theo lý thuyết, thì phải khẳng định rằng sự can thiệp đối với trẻ em chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ và GĐBL. Sự can thiệp này chỉ mang tính chất giúp đỡ giản đơn chứ chưa thực sự khoa học và bài bản.

- Sự can thiệp chưa trực tiếp hướng tới những đối tượng TE trong GĐBL mà chỉ giúp đỡ những TE có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có xảy ra tình trạng bạo lực. Sự can thiệp chưa được trọng tâm hướng tới GĐ và TE trong môi trường bạo lực. Thay cho lời bình luận, có thể trích PVS chị H, cán bộ Hội phụ nữ, phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm như sau:

“Văn phòng được thành lập hướng tới giải quyết các vấn đề về quyền và cách chăm sóc TE. Tuy vậy, nhóm đối tượng TE trong các GĐ bạo lực vẫn còn chưa có sự quan tâm triệt để. Đây là một thiếu sót của mô hình.”

2.3.4. Những yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng BLGĐ tại cộng đồng

2.3.4.1. Đánh giá chung về mức độ tiếp cận các hoạt động can thiệp xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu của các dịch vụ xã hội đó đối với trẻ em trong các gia đình bạo lực.

Sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, phúc lợi xã hội và các mô hình mang tính công tác xã hội vẫn tiếp cận được đối với trẻ em trong các gia đình bạo lực nhưng chỉ là số ít.

Nhìn chung một số tổ chức và cá nhân làm công tác xã hội và chính quyền công an đã tiếp cận can thiệp đối với TE bị BLGĐ. Tuy vậy, tần suất các can thiệp còn rất ít, chỉ khi hình thức bạo lực quá nguy hiểm thậm chí ở mức độ có thể gây chết người hoặc tan vỡ hạnh phúc gia đình mới có sự can thiệp của chính quyền, công an và các tổ chức xã hội.

Các dịch vụ can thiệp hỗ trợ hầu hết chưa mang tính chuyên nghiệp, chưa khoa học, chỉ giúp đỡ được một phần chứ không đáp ứng đầy đủ và phù hợp những nhu cầu của trẻ em và gia đình.

Các dịch vụ can thiệp chủ yếu mang tính chất hòa giải để gia đình hàn gắn tình cảm, đoàn tụ mang tính chất nhất thời chứ chưa hề xuất phát từ nguyên nhân cơ bản của bạo lực và nhu cầu thiết yếu của gia đình. Vì vậy, nhiều đánh giá cho rằng hoạt động này chưa đem lại nhiều hiệu quả bền vững.

Hiện nay, chỉ riêng có quận Hoàn Kiếm là có “Trung tâm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” nhằm giúp đỡ trẻ em bị BLGĐ.

Đây là mô hình hoạt động nhằm giúp đỡ trẻ em. Mô hình này đã thu hút nhiều TCXH và cá nhân quan tâm về quyền trẻ em, hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việc ra đời văn phòng tư vấn đã khẳng định được hướng phát triển, mở rộng và nâng cao các loại hình hoạt động bảo vệ TE khoa học và mang tính xã hội cao.

2.3.4.2. Những yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng

Bản thân trẻ em

Đối với yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ không chỉ phụ thuộc vào người lớn mà còn có vai trò không nhỏ của trẻ em. Tổn thương do

BLGĐ mang lại đối với TE là rất lớn. Và TE chính là nhóm đối tượng cần được trợ giúp và quan tâm từ phía cộng đồng xã hội.

Ở khía cạnh thứ nhất, nói đến yếu tố tác động đến việc bảo vệ trẻ em là nói đến vai trò tích cực, chủ động đón nhận, tiếp nhận sự giúp đỡ của toàn thể cộng đồng. Tuy vậy, theo khảo sát, việc trẻ em có thể tiếp nhận sự giúp đỡ của thành viên trong cộng đồng còn rất nhiều hạn chế. Nhiều trẻ em khi gặp phải bạo lực gia đình có thái độ bi quan, mất tự tin. Do đó, các em khó tiếp cận với các mối quan hệ nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ.

Ở khía cạnh thứ hai, để hoạt động giúp đỡ trẻ em có hiệu quả cao đòi hỏi các em phải có một nhận thức đúng đắn và đầy đủ về quyền và bổn phần trẻ em. Do đó, sự trợ giúp nhằm nâng cao nhận thức và hành vi cho TE từ phía GĐ và nhà trường là rất quan trọng. Đồng thời, các cán bộ chính quyền và các tổ chức xã hội cần có biện pháp để hỗ trợ GĐ và nhà trường trong hoạt động năng cao nhận thức của TE về quyền và bổn phận của mình để hoạt động bảo vệ TE khỏi BLGĐ được phát huy hiệu quả và toàn diện.

Gia đình

GĐ là tế bào của xã hội, là chiếc nôi đầu tiên nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của TE. Việc giáo dục, dạy bảo TE xuất phát từ môi trường GĐ là đầu tiên. Do vậy, việc hình thành môi trường GĐ an toàn, yên ấm là một yếu tố quan trọng trong hoạt động bảo vệ TE khỏi BLGĐ. Yếu tố GĐ tác động đến hoạt động bảo vệ trẻ em ở các khía cạnh như đặc thù GĐ, nghề nghiệp của GĐ, trình độ học vấn của cha mẹ, đặc điểm tính cách của cha mẹ. Sự khác biệt trong cách thức cư xử, bảo vệ TE của đặc thù từng GĐ đã được nêu cụ thể ở phần trên. Tuy vậy, ở phần này, chúng tôi phân tích ở khía cạnh những thuộc tính của GĐ như trên tác động như thế nào đến việc tiếp cận các hoạt động bảo vệ trẻ em mà sẵn có trong cộng đồng. Hay nói cách khác, giải thích lý do đặc thù từng GĐ quyết định việc TE có hay không được tham gia vào hoạt động trợ giúp của cộng đồng.

Thứ nhất, đối với đặc thù GĐ việc tiếp cận với các hoạt động trợ giúp của xã hội cũng có sự khác biệt. Việc khác biệt này thể hiện ở những GĐ có người nghiện

ma túy, người vi phạm pháp luật, người mắc các TNXH… Họ có xu hướng thu mình, không giao lưu tiếp cận với những thành viên khác trong cộng đồng. Do vậy, họ cũng có xu hướng b bắt ép con mình sống trong môi trường GĐ hạn hẹp, ít tiếp xúc với GĐ nhằm xua đi tâm lý mặc cảm tự ti tội lỗi của bản thân.

Thứ hai, nghề nghiệp của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của GĐ đối với các hoạt động bảo vệ TE của cộng đồng. Những cha mẹ làm nghề kinh doanh, buôn bán có thời gian tiếp cận với con cái mình ít hơn so với các nghề khác. Do đó, việc quan tâm đến trẻ có phần ít hơn, do đó, hành động kêu gọi sự giúp đỡ của thành viên cộng đồng đối với việc giáo dục trẻ theo đó cũng giảm đi. Những người nhân viên công chức có nhiều thời gian quan tâm với GĐ nhiều hơn những người làm kinh doanh nên sự kết hợp với thành viên trong cộng đồng giúp đỡ, dạy bảo trẻ em cũng nhiều hơn. Tỷ lệ này cao nhất ở những người nông dân, lao động thủ công.

Thứ ba, trình độ học vấn của cha mẹ cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt đối với việc tiếp cận với hoạt động bảo vệ trẻ em trong cộng đồng. Theo kết quả khảo sát, trình độ học vấn tỷ lệ thuận với nhận thức của cha mẹ về hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng. Do có nhận thức tốt, cha mẹ có trình độ học vấn cao cũng có xu hướng dạy bảo trẻ thông qua những thành viên khác trong cộng đồng. Để những người thân hay hàng xóm láng giềng hoặc những cán bộ phụ trách công tác bảo vệ trẻ em có thể dùng lời lẽ khuyên răn hoặc nhắc nhở để trẻ em tiến bộ hơn.

Thứ tư, đặc điểm tính cách của cha mẹ cũng quyết định đến việc giáo dục nhân cách trẻ em có dựa vào cộng đồng hay không.. Những người cha mẹ có tính cách cực đoan, không tin tưởng vào những người xung quanh có xu hướng gây bạo lực với trẻ nhiều hơn và ít khi sử dụng sự giúp đỡ từ phía những thành viên trong cộng đồng.

Cộng đồng, xã hội

Thói quen đã ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức của người dân ta là cha mẹ có quyền được đánh con cái khi chúng mắc lỗi, thậm chí trẻ vô tội. “Đánh, mắng dạy con nghiêm khắc thì chúng mới lên người”, đó là quan niệm rất xưa nhưng lại rất quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam nói chung. [16]

Hơn thế nữa, nhận thức của người Việt Nam về trợ giúp can thiệp đối với BLGĐ còn rất hạn chế. Nhiều cán bộ phường xã, chính quyền cho rằng BLGĐ là vấn đề của từng GĐ, nếu không có sự kểu gọi trợ giúp thì không cần can thiệp. Hoặc những can thiệp chưa đến mức nguy hiểm đến thể chất và tính mạng thì chưa cần can thiệp. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động can thiệp trợ giúp đỗi với BLGĐ ở các địa phuông còn nhiều hạn chế.

 Yếu tố luật pháp

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công Ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em. Bên cạnh đó, Quốc Hội ta đã ban hành Luật “Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em”, luật “Hôn Nhân và Gia Đình cũng như nhiều bộ luật khác đều hướng về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Điều đó cho thấy nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình. Do vậy, tình trạng BLGĐ đối với TE gây nguy hiểm đến thể chất và tính mạng của TE tại cộng đồng đã được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa có sự sâu sát và quan tâm đến phạm vi từng GĐ nên hiện tượng đánh đập, chửi mắng con cái thường xuyên vẫn là một vấn đề nhức nhối, gây nhiều lo lắng trong dư luận xã hội. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các cán bộ chính quyền là cần tìm những giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm giúp đỡ, can thiệp kịp thời ngăn chặn BLGĐ đối với TE.

Tiểu kết chƣơng 2

Bạo lực gia đình nói chung và BLGĐ đối với trẻ em nói riêng đã và đang diễn ra khá nhiều tại một số phường trên địa bàn khảo sát. Hoạt động can thiệp xã hội bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ đã được các tổ chức và cá nhân tham gia. Hoạt động này phần nào đã góp phần giúp đỡ TE và GĐ trong môi trường bạo lực xảy ra. Nhiều hoạt động đã được chính TE và cha mẹ cùng cộng đồng đánh giá cao.

Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu và kháo sát cho thấy mức độ tiếp cận can thiệp của cộng đồng phần nhiều ở mức độ „thỉnh thoảng‟. Đối tượng được đánh giá có tham gia nhiều nhất vào hoạt động can thiệp, giúp đỡ TE chỉ là những người thân trong GĐ và những người hàng xóm lân cận. Những đối tượng chính có vai trò quan trọng đại diện cho chính quyền, nhà nước như Công an; Ban BVCSGDTE; Thầy cô giáo hoặc các tổ chức chính trị - xã hội như HPN, ĐTN… thì được đánh giá với tỷ lệ rất thấp có mặt để can thiệp trực tiếp hay gián tiếp khi TE bị BLGĐ. Bên cạnh đó, các dịch vụ xã hội dành cho TE như sân chơi, CLB văn hóa, văn nghệ, các hoạt động vui chơi giải trí và cả những mô hình can thiệp giúp đỡ TE có hoàn cảnh khó khăn còn rất hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hoạt động bảo vệ TE khỏi BLGĐ của cộng đồng ở một số địa bàn trong thành phố Hà Nội.

Quá trình khảo sát cũng đánh giá những yếu tố tác động đến hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng bao gồm bản thân trẻ em, gia đình và cộng đồng xã hội, Những yếu tố này chi phối chủ yếu đối với hiệu quả của hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CỘNG ĐỒNG

3.1. Những hoạt động từ NVCTXH nhằm hỗ trợ và bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng

NVCTXH đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cha mẹ TE và TE trong cộng đồng thoát khỏi những hậu quả của BLGĐ. Do đó, khi GĐ gặp phải tình trạng bạo lực, NVCTXH cần có kế hoạch can thiệp và tác động kịp thời nhằm hỗ trợ GĐ và TE. Những hoạt động của NVCTXH được đề xuất như sau:

Tham vấn tâm lý

Theo toàn văn, định nghĩa tham vấn được hiểu là “một mối quan hệ mặt đối mặt mà ở đó, cá nhân được đào tạo – nhà tham vấn – để hỗ trợ cá nhân khác liên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)