Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 27)

PHẦN I : MỞ ĐẦU

7. Giả thuyết nghiên cứu

 BLGĐ đối với trẻ em hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến trẻ em.

 Hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ của cộng đồng còn nhiều hạn chế và mức độ tiếp cận các hoạt động này của trẻ em và GĐ vẫn còn thấp.

 Mô hình thực hành lấy gia đình làm trung tâm là một mô hình can thiệp hiệu quả và phù hợp đối với trẻ em và GĐ trong môi trường BLGĐ hiện nay.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp thu thập thông tin

8.1.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

 Đối tượng: Phương pháp điều tra bảng hỏi được tiến hành trên 3 đối tượng: trẻ em, cha mẹ, cán bộ các phường/ thầy cô giáo.

 Số lượng:

- Cha mẹ trẻ em: 159 phiếu - Trẻ em: 250 phiếu

- Cán bộ phường/thầy cô giáo: 149 phiếu

 Kết cấu mẫu:

 Đối tượng cha mẹ:

- Quận Hoàn Kiếm: khảo sát 50 phiếu - Quận Thanh Xuân: khảo sát 50 phiếu - Quận Bắc Từ Liêm: khảo sát 59 phiếu

 Đối tượng trẻ em:

- Quận Hoàn Kiếm: khảo sát 78 phiếu - Quận Thanh Xuân: khảo sát 90 phiếu - Quận Bắc Từ Liêm: khảo sát 81 phiếu

 Đối tượng cán bộ phường xã và thầy cô giáo: - Quận Hoàn Kiếm: khảo sát 76 phiếu

- Quận Thanh Xuân: khảo sát 43 phiếu - Quận Bắc Từ Liêm: khảo sát 30 phiếu

 Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu khảo sát được xử lý và thống kê dựa vào phần mềm SPSS 20.0.

8.1.2. Phương pháp phân tích tài liệu

Các tài liệu luận văn sử dụng:

 Luận văn, luận án liên quan đến lĩnh vực bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ

 Các nghiên cứu trong lĩnh vực có liên quan đến nội dung của luận văn

 Đề tài dự án trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn.

 Các báo cáo tổng kết của các bộ, ngành và địa phương có nội dung liên quan đến luận văn

 Google, thư viện

8.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

 Đối tượng: Cha mẹ, trẻ em, cán bộ phụ trách công tác trẻ em tại các phường.

 Số lượng: Phỏng vấn sâu 10 cha mẹ; 10 trẻ em, 10 cán bộ phụ trách công tác trẻ em và 10 cán bộ đại diện tổ chức xã hội tại các phường.

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận

Để có cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi BLGĐ tại cộng đồng, tác giả luận văn sử dụng một số lý thuyết của xã hội học và công tác xã hội làm nền tảng.

1.1.1. Lý thuyết hệ thống

Lý thuyết hệ thống trong xã hội học, tiêu biểu của Talcott Parsons, là một lý thuyết để giải quyết các vấn đề xã hội đang tồn đọng.

Talcott Parsons quan niệm bất kỳ hệ thống nào (một xã hội, một thể chế, một nhóm nhỏ vv... ) đều có những nét nổi bật chung và nhằm hoạt động thành công như một hệ thống. Hai là, bất kỳ hệ thống hành động xã hội nào đều cần có những cơ chế thích nghi để giúp nó có được trạng thái thăng bằng.

Với lý thuyết này, chúng tôi tìm hiểu sự hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng như một hệ thống tổng thể hoạt động có mục tiêu, kiểu mẫu và cơ chế hoàn thiện. Muốn trẻ em được hỗ trợ tốt nhất cần phát huy sự hợp tác của toàn cộng đồng. Thêm vào đó, vận dụng lý thuyết hệ thống để phân tích sơ đồ hệ thống hỗ trợ đối với gia đình cho trẻ để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất khỏi bạo lực gia đình.

Trong quan điểm của lý thuyết hệ thống, còn cần phải đề cập đến lý thuyết hệ thống gia đình được thực hiện trong một bối cảnh chức năng. Đó là hệ thống mà bao gồm ngôn ngữ, vai trò, thước đo, giá trị, niềm tin, nhu cầu và kiểu mẫu. Mỗi thành viên trong hệ thống có một vai trò trong đó và tất nhiên chịu ảnh hưởng của toàn hệ thống. Vấn đề được giải quyết bằng việc tập trung vào sự thay đổi cách mà hệ thống thực hiện với những thành viên đặc biệt (ở đây có thể là trẻ em, người chịu bạo lực, người gây ra bạo lực…). [23]

Tiếp cận hệ thống liên quan đến sự ảnh hưởng của các hệ thống nhỏ và những môi trường có chức năng riêng biệt như nhà trường, tổ dân phố, phường, tòa án và các tổ chức chính quyền khác…). Cách tiếp cận này cho rằng mỗi tổ chức có một chức năng riêng biệt và cần phải kết nối các tổ chức với môi trường gia đình có

vấn đề. Mô hình can thiệp gia đình trọng tâm liên quan đến việc thực hành và lưu giữ kết nối giữa các tổ chức này.

1.1.2. Lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người.

Vào thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:

- Nhu cầu cơ bản (basic needs): ăn uống, hít thở không khí…

- Nhu cầu về an toàn (safety needs): tình yêu thương, nhà ở, việc làm… - Nhu cầu về xã hội (social needs): nhu cầu được hoà nhập

- Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): được chấp nhận có vị trí trong một nhóm người, cộng đồng, xã hội…

- Nhu cầu được thể hiện mình (self - actualizing needs): nhu cầu được hoàn thiện, phát triển trí tuệ, được thể hiện khả năng và tiềm lực của mình…

Lý thuyết nhu cầu gia đình của Weltner (1985, 1986)

Dựa trên thang nhu cầu của Maslow, Weltner (1985, 1986) đề ra bốn tầng nhu cầu của gia đình, tương tự như cấu trúc của một ngôi nhà, và các phương pháp tiếp cận liên hệ về tham vấn:

Tầng một (nền móng):

Gồm những nhu cầu vật chất căn bản cần thiết cho sự sống còn của gia đình như nhà ở, thực phẩm, an toàn, y tế, sự thương yêu chăm sóc đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình… Vấn nạn của tầng 1 xảy ra khi gia đình ở trong hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn, khủng hoảng, khiến cho những nhu cầu sống còn cơ bản của các thành viên không được thỏa mãn.

Tầng hai (sƣờn và mái):

Gia đình ở tầng hai được thỏa mãn thích đáng những nhu cầu cơ bản liên quan đến sinh tồn, tuy nhiên cấu trúc không vững chắc, thẩm quyền không được phân chia và quy định rõ rệt, cha mẹ bất hòa hoặc không biết phối hợp hành động để hỗ trợ lẫn nhau, thiếu khả năng dạy dỗ con cái.

Tầng ba (tƣờng vách, phòng ốc, và cửa nẻo):

Gia đình ở tầng ba được thỏa mãn các nhu cầu vật chất cơ bản liên quan đến sinh tồn, có tổ chức, có kỷ luật trên dưới, tuy nhiên vấn nạn của những gia đình này thường là cấu trúc cứng nhắc, kỷ luật quá chặt chẽ và độc đoán, khiến cho các thành viên không thể phát triển một cách đầy đủ và lành mạnh.

Tầng bốn (giƣờng tủ, bàn ghế, bình hoa, tranh ảnh trang trí):

Con người sống trong gia đình vẫn cảm thấy thiếu sót một cái gì đó: sự bình yên, cảm giác được thương yêu một cách nồng nàn, cảm giác muốn được thừa nhận, muốn được tôn trọng một cách thích đáng, muốn được vươn tới cái tôi cao thượng nhất, được thỏa mãn về tâm linh… Mục đích của tham vấn gia đình ở đây là giúp gia đình ý thức được những niềm vui trên cuộc hành trình đến hạnh phúc. [15]

Thang bậc trên nhằm mục đích đánh giá chính xác những nhu cầu của gia đình, những thiếu hụt thiếu sót cần được bổ sung để có sự can thiệp hợp lý và phù hợp nhất.

1.1.3. Lý thuyết trị liệu nhận thức – hành vi

Lý thuyết trị liệu hành vi là một trong những lý thuyết cơ bản của công tác xã hội. Những người theo trường phái này được xem như vừa là nhà lý luận vừa là nhà kỹ thuật. Giả thuyết cơ bản của trường phái này cho rằng những hành vi tập nhiễm có được qua quá trình học tập và nó có thể thay đổi, điều chỉnh qua học tập có điều kiện.

Trị liệu hành vi tập trung chú ý tới việc thay đổi hành vi hiện tại và tạo lập chương trình hành động.

Dựa trên quan điểm của lý thuyết trị liệu nhận thức – hành vi, nghiên cứu tập trung làm thay đổi nhận thức, hành vi của người dân. Gia đình thường xuyên có bạo lực với trẻ sẽ hiểu được hậu quả của việc BLGĐ để giảm thiểu những hành vi gây hại đến bản thân trẻ em. Từ đó, họ sẽ có những hành động đúng đắn như sử dụng phương pháp dạy con khoa học hơn, hay dùng phương pháp trò chuyện để uốn nắn con… nhằm giảm thiểu việc gây ra BLGĐ. Đồng thời, lý thuyết cũng được vận dụng nhằm thay đổi nhận thức – hành vi của trẻ em cho phù hợp với gia đình và xã hội nhằm giảm thiểu việc bị đánh đập. Từ đó, góp phần giảm thiểu BLGĐ.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Mô hình trung tâm công tác xã hội trẻ em (Do Bộ LĐTBXH đề xuất năm 2011) xuất năm 2011)

Cung cấp các dịch vụ ngay lập tức

Cung cấp các dịch vụ trước mắt để giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người như: ăn mặc ở, đi lại…

Cung cấp các thông tin về xã hội, luật pháp và kiến thức chung về phát triển như sức khỏe sinh sản, sự phát triển của trẻ và phục hồi…

Cung cấp các dịch vụ dài hạn

Các dịch vụ trực tiếp cho các cá nhân, gia đình nhóm

Đề xuất việc áp dụng chính sách hỗ trợ văn hóa, học nghề cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị ngược đãi.

Phối hợp các ngành y tế để chăm sóc sức khỏe cho các em bị tổn thương về thể chất.

Phối hợp các chuyên gia để trị liệu và tham vấn cho trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, về tình cảm tâm lý.

Hỗ trợ các em đến trường.

Vận động cộng đồng tìm gia đình thay thế cho trẻ em, thực hiện các thủ tục nhằm đảm bảo cho trẻ em có một môi trường sống tốt nhất.

Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho các trẻ em bị bạo lực.

Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Tuyên truyền GD cộng đồng về BLGĐ, về quyền và bổn phận của trẻ em về các luật pháp liên quan đến BVCSGDTE thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động sinh hoạt, hội họp tại địa phương và các khu dân cư.

Phát triển các chương trình dịch vụ trong cộng đồng

Tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại trong cộng đồng như chương trình tư vấn gia đình ở Quận Hoàn Kiếm, chương trình “mái ấm”, mô hình gia đình thay thế.

Tiếp tục thực hiện các dự án, đề án về bạo lực và xâm hại trẻ em.

1.2.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em 1.2.2.1. Các văn bản pháp lý quốc tế 1.2.2.1. Các văn bản pháp lý quốc tế

 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1989)

 Tuyên ngôn của LHQ về quyền trẻ em (1989)

 Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc (Công ước 138) (1973)

 Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong vấn đề con nuôi giữa các nước (1993)

 Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến bảo vệ và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp con nuôi ở trong và ngoài nước (1986)

 Những Qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) (1985)

 Hướng dẫn của LHQ về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh) (1990)

 Những Qui tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (1990)

1.2.2.2. Quan niệm của Đảng và chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam đối với vấn đề bảo vệ trẻ em

Việt Nam là một trong những nước quan tâm nhất về lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Ai trong chúng ta đều đã thuộc lòng câu nói của Bác Hồ “Trẻ em như búp trên cảnh” hay “Trẻ em là tương lai của đất nước”. Việc giáo dục và bảo vệ trẻ em đã trở thành ý thức hệ lâu đời của dân tộc và vẫn được phát huy lưu truyền đến ngày nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Vì lợi ích trăm năm trồng người” đã có tác động sâu sắc đến tư tưởng giáo dục và trở thành khẩu hiệu hành động tại các trường học phổ thông. Nhờ đó, quá trình cải cách giáo dục đã đem đến một hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm. Đây là một trong những phương pháp giáo dục giúp cho trẻ em năng động sáng tạo, phương thức mới để giáo dục trẻ.

Việt Nam cũng dành một khoảng ngân sách không nhỏ chi cho các dự án, đề tài mô hình về bảo vệ trẻ em, trong đó có bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình, bảo vệ trẻ em trong các gia đình ly hôn… Những đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa đề cao sự quan tâm của nhà nước tới lĩnh vực trẻ em.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của LHQ về quyền trẻ em. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Mặt khác, Việt Nam cũng ban hành luật Giáo Dục, luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo Dục trẻ em 2004, Luật Hôn Nhân và gia đình 2000. Luật Phòng chống BLGĐ… để nêu ra trách nhiệm của nhà nước và cộng đồng trong việc giáo dục trẻ.

Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (2004). Luật này đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2011 quy định:

Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khoẻ

2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Điều 16. Quyền được học tập 1. Trẻ em có quyền được học tập.

2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

Điều 5. Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.

Luật Hôn Nhân và Gia đình (2000) quy định:

Điều 37. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con.

3. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)