Nhu cầu và nguyện vọng của TE nhằm góp phần làm giảm BLGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 64)

TT Nhu cầu, nguyện vọng

Số liệu chung Tƣơng quan giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nam (%) Nữ (%)

1 Gia đình hòa thuận, hạnh phúc 141 48,1 52,3 46,1

2 Các thành viên trong gia đình hiểu

3 Muốn có NVCTXH đến can ngăn,

giúp đỡ TE khi có bạo lực 8 2,7 1,7 3,7

4 Muốn có những TCXH để BVTE

khi bị BLGĐ 18 6,1 6,0 6,4

5 Chính quyền, công an có biện pháp

ngăn chăn BLGĐ 21 7,2 9,1 5,3

6 Mong muốn khác 6 2,0 2,0 0

Nguồn: Số liệu kháo sát của luận văn

Như vậy 100% TE được khảo sát đều mong muốn không bị BLGĐ. Để đạt được nhu cầu đó, „mong muốn GĐ hòa thuận‟ là một mong muốn thường gặp của TE trong môi trường bị BLGĐ. Đó cũng là mong muốn hòa toàn chính đáng. Một số TE cũng đưa ra gợi ý cần có những NVCTXH đến chăm sóc, tư vấn khi các em bị bạo lực. Tuy số lượng TE mong muốn điều này chưa cao (chiếm 2,7%) do nhận thức về CTXH ở Việt Nam còn chưa phổ biến, nhưng rõ ràng con số này đã gợi ý cho những nhà chức trách về việc mở rộng vai trò của NVXH tại cộng đồng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em. Mặt khác, cũng có nhiều em mong „có những TCXH đến BVTE‟ (chiếm 6,1%). Điều này phù hợp với thực tế vì theo khảo sát hiện nay nhiều địa phương chưa có sự quan tâm của các TCXH đến công tác bảo vệ chăm sóc TE trong những GĐBL tại các địa bàn dân cư trên thành phố. Sự quan tâm mới có một số hiệu quả từ các tổ dân phố hoặc cộng đồng dân cư trong thôn xóm. Do vậy, khi hoạt động của NVCTXH chưa thực sự phát triển thì sự quan tâm của các TCXH đối với trẻ em trong GĐBL là một điều cần thiết.

2.3.1.2. Nhu cầu của gia đình trong môi trường bạo lực

Nhìn chung, những gia đình nằm trong môi trường bị bạo lực đều có những nhu cầu cơ bản theo thang nhu cầu của Weltner (1985, 1986). Việc đánh giá những nhu cầu này là cần thiết và cấp bách để thực hiện sự hỗ trợ đối với gia đình. Những nhu cầu chính đáng và phù hợp cần phải được các cơ quan, cộng đồng, tổ chức tạo điều kiện đáp ứng đầy đủ để gia đình có một cuộc sống được cải thiện và phù hợp hơn. Các nhu cầu chính đáng phải đảm bảo sự an toàn chăm sóc cho trẻ tốt hơn từ

gia đình. Đánh giá nhu cầu của gia đình vẫn được thực hiện trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu của trẻ để hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.

Thứ nhất, nhu cầu vật chất. Hầu hết các gia đình bạo lực nằm trong diện gia đình nghèo so với các gia đình khác ở khu vực. Nguyên nhân về vật chất là nguyên nhân chính gây ra sự đổ vỡ của các gia đình. Khảo sát 159 GĐ thì có tới 79% GĐ có nhu cầu tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

Hơn nữa, nhu cầu có việc làm cũng là một nhu cầu cơ bản trong thang bậc này. Đây là nhu cầu cơ bản của bất cứ gia đình nào đặc biệt là gia đình nghèo thiếu thốn về vật chất. Có việc làm và nghề nghiệp ổn định sẽ giúp cho cha mẹ, người thân trong gia đình tìm kiếm cơ hội làm việc, tăng thu nhập cho gia đình, nâng cao mức sống chung. Mặt khác, có việc làm sẽ giúp cho con mình tránh rơi vào mắc các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mắc nghiện ma túy… Nghiên cứu, khảo sát cho thấy có trên 70% gia đình có bạo lực với trẻ em là do không có nghề nghiệp ổn định, thiếu việc làm hoặc không có việc làm.

Gia đình đấy cãi vã với nhau thường xuyên. Cô vợ vừa lấy về đẻ liên tục 2 đứa con, không chịu đi làm. Mẹ chồng nuôi tất cả. Chồng làm được mấy triệu bạc, chẳng đủ chi trả cho gia đình. Vợ thì cứ mông mông lung lung, chẳng chịu làm ăn gì. Mẹ chồng bảo sẽ trông con cho rồi đi làm thì không chịu. Nên anh chồng tức quá cứ đuổi vợ ra khỏi nhà đi lung tung. Xuất phát điểm cũng chỉ từ nguyên nhân kinh tế thôi.”

(“PVS nam, 60 tuổi, trưởng ban chăm sóc trẻ em cụm 6, phường Kim Giang”)

Mặt khác, nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng là nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, thể chất. Đối với những TE có biểu hiện trầm cảm hoặc rối nhiễu tâm lý thì việc kết nối với bệnh viện, các cơ sở y tế để điều trị là một hành động quan trọng của NVXH.

Thứ hai, nhu cầu về mức độ mật thiết của các mối quan hệ trong gia đình. Nhiều xung đột xuất phát từ mối quan hệ gia đình không mật thiết, cha mẹ không có sự hòa thuận lẫn nhau trong các hành vi, thái độ, cư xử… để dẫn đến bất hòa trong gia đình. Nhiều gia đình vợ chồng gặp xung đột lẫn nhau trong việc trông con, chăm sóc con, cho con ăn. Đến khi trẻ lớn hơn, cha mẹ gặp xung đột trong việc dạy bảo

con. Chưa hết, nhiều trẻ khi lớn lên năng động thì bị đánh giá là “bướng bỉnh và nghịch ngợm”, do vậy, gặp phải nhiều hình thức roi vọt từ cha mẹ. Vì thế nhu cầu đáp ứng sự mật thiết hài hòa các mối quan hệ trong gia đình là nhu cầu cấp thiết, cần được giải quyết.

Số liệu khảo sát từ luận văn cũng cho thấy có tới 53,5% GĐ trong môi trường bạo lực có nhu cầu và mong muốn các thành viên trong GĐ mật thiết đoàn kết và hiểu nhau hơn. Không thông cảm, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau là nguy cơ cao của BLGĐ.

Thứ ba, đáp ứng nhu cầu của GĐ về cách thức các mối quan hệ được thực hiện. Nhiều gia đình ép con cái học nhiều, nếu học kém là bắt phạt đòn roi, đánh đập, không cho chơi cùng với bạn. Đây là do thực hiện các mối quan hệ quá cứng nhắc, kỷ luật khiến người chịu thiệt thòi là trẻ nhỏ.

“Con tôi ngày nào cũng đi học thêm. Về nhà ăn uống xong xuôi lại ngồi bàn học ngay. Gia đình nào chả ép con học nhiều. Điều này làm sao đánh giá được. Học tập là tốt thôi.”

(PVS nữ, 40 tuổi, Phường Phúc Tân)

Bên cạnh đó, một số GĐ bắt TE làm những công việc nặng nhọc, trái với đạo lý, trái với pháp luật nhưng khi trẻ không đáp ứng thì xử phạt đòn roi. Đó là mong muốn đáp ứng nhu cầu của GĐ nhưng lại đưa đến TE bị bạo lực.

Thứ tư, nhu cầu được tôn trọng và thỏa mãn các nhu cầu mang đến hạnh phúc cho gia đình. Rõ ràng nhu cầu này là nhu cầu ở cấp độ cao nhất. Để đáp ứng được nhu cầu này, mọi thành viên trong gia đình phải có ý thức xây dựng gia đình, cùng nhau tham gia thực hiện vai trò và đóng góp vào quá trình thay đổi của toàn gia. Ý thức của mỗi người chính là nguyên cớ cốt lõi để gìn giữ được hành phúc gia đình.

Thứ năm, nhu cầu có NVXH tư vấn, tham vấn. Đây là nhu cầu có tới 44% GĐ trong môi trường bạo lực được khảo sát yêu cầu. Nhu cầu này là chính đáng bởi thực tế hệ thống NVCTXH tại các địa phương, cơ sở rất hiếm hoi. Hơn nữa những GĐ có bạo lực thường có trình độ học vấn, văn hóa thấp, ít am hiểu cuộc sống với nhau, nhiều thành viên trong GĐ ích kỷ, hẹp hòi… Vì vậy họ cần có người giúp họ nâng cao trình độ hiểu biết về lẽ sống, về luật pháp, về kỹ năng sống. Rất nhiều GĐ

khi xảy ra bạo lực với TE rất mong có người ngoài GĐ (nhất là cán bộ xã, phường, NVXH) đến can thiệp, tư vấn, giúp đỡ.

Thứ sáu, nhu cầu có sự can thiệp và giám sát, quan tâm của các cơ quan chức năng đến GĐ. Thực tế cho thấy nhiều GĐ xảy ra bạo lực hoặc BLGĐ đối với TE không phải ai cũng muốn. Bạo lực thường do một vài cá nhân gây nên làm cho cả GĐ bất ổn, mất đoàn kết và có thể đi đến hậu quả rất nặng nề. Vì vậy, nhu cầu có sự quan tâm, giám sát của các cơ quan hữu quan là nguyện vọng chính đáng của các GĐ. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 22,6% GĐ mong muốn chính quyền, công an khu vực thường xuyên quan tâm sâu sát với từng GĐ và can thiệp kịp thời các vụ bạo lực xảy ra. Có tới 15,1% GĐ cho biết họ mong chính quyền và công an cùng các tổ chức xã hội có biện pháp cứng rắn đối với các hành vi bạo lực đối với TE.

Thứ bảy, nhu cầu hiểu biết pháp luật và các hành vi vi phạm đạo đức xã hội. Đây là nhu cầu cấp thiết và quan trọng. Có tới 37,7% các GĐ nêu lên nhu cầu này khi khảo sát. Nhiều GĐ cho rằng các thành viên trong GĐ mình rất ít biết về các điều khoản của pháp luật, về việc không biết cách cư xử giữa con người với con người, do đó họ sẵn sàng gây gổ, đánh chửi lẫn nhau (kể cả với TE). Vì vậy các GĐ mong muốn chính quyền, các tổ chức xã hội tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để các thành viên trong GĐ hiểu về pháp luật, qui định vi phạm đánh đập TE và gây BLGĐ. Công tác tuyên truyền này phải đi sâu vào từng GĐ, nhất là những GĐ có nguy cơ bạo lực cao. Vì các GĐ này thường có trình độ văn hóa thấp và nhận thức về xã hội, pháp luật kém.

2.3.2. Mức độ hoạt động can thiệp của cộng đồng với trẻ khi bị BLGĐ

Các hoạt động can thiệp xã hội là những hoạt động của các cơ quan hữu quan, nhà trường và cộng đồng đối với GĐ và TE khi xảy ra bạo lực. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát sự sẵn sàng tiếp cận, can thiệp và giúp đỡ TE, GDDBL của đại diện chính quyền địa phương, công an, ban BVCSTE, HPN, ĐTN, nhà trường và cộng đồng dân cư… Đây là hoạt động rất quan trọng và cấp bách đối với hành vi BLGĐ và TE bị BLGĐ

Bảng 2.7: Ý kiến của cha mẹ và trẻ em về mức độ hoạt động can thiệp của cộng đồng đối với TE khi bị BLGĐ

T T

Mức độ đến giúp đỡ

Nhận định của TE Nhận định của cha mẹ

Số liệu tần suất Địa bàn Số liệu tần suất Địa bàn

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) HK (%) TX (%) TL (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) HK (%) TX (%) TL (%) 1 Thường xuyên 41 17,5 17,8 21,2 13,3 38 23,4 22,0 20,0 28,8 2 Thỉnh thoảng, ít khi 128 54,7 56,2 50,6 58,7 103 64,8 66,0 68,0 61,0 3 Không bao giờ 65 27,8 26,0 28,2 28,0 18 11,8 12,0 12,0 12,0 4 Không trả lời 16 6,4 Tổng số 250 100 100 100 100 159 100 100 100 100

Nguồn: Số liệu kháo sát của luận văn

Qua bảng 2.6 ta thấy khi trẻ em bị BLGĐ thì „thỉnh thoảng, ít khi có người đến giúp đỡ‟ chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo đánh giá của cha mẹ tỷ lệ người trả lời phương án này là 103 người (chiếm 64,8%), đối với trẻ em tỷ lệ này là 128 em (chiếm 54,7%). Điều đáng quan tâm là mức độ thường xuyên có sự can thiệp của chính quyền, công an, các TCXH và cá nhân khi TE bị bạo lực chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ này ở TE là 17,5% và theo ý kiến của cha mẹ là 23,4%. Theo ý kiến của TE, mức độ có sự can thiệp thường xuyên cao nhất là quận TX (21,2%) và thấp nhất là quận Bắc TL (13,8%). Đây có lẽ là ý kiến thực tế hơn so với ý kiến của cha mẹ cho rằng trường hợp này ở Bắc TL là cao nhất (28,8%) còn ở TX là thấp nhất (20%). Cũng có một tỷ lệ không nhỏ TE và cha mẹ trả lời không bao giờ có người đến can thiệp khi TE bị bạo lực. Số lượng trẻ em trả lời không bao giờ có ai đến can ngăn chiếm 27,8%, còn ý kiến của cha mẹ chỉ có 17,3%. Tổng hợp các mức độ „thường xuyên‟ và „thỉnh thoảng‟ cho thấy dịch vụ tiếp cận can thiệp của xã hội khi TE bị BLGĐ đã khá cao (theo ý kiến của cha mẹ là 88,2% và TE là 72,2%). Đây là dịch

vụ và hoạt động cần thiết và quan trọng nhất để hỗ trợ TE bị BLGĐ mà xã hội cần quan tâm.

Vậy những ai là người trực tiếp đến giúp đỡ trẻ trong khi bị BLGĐ? Thông qua khảo sát, có thể tìm hiểu được những người hay đến can thiệp là: Những người thân trong GĐ; thầy cô giáo; những người hàng xóm; bạn bè cùng học, cùng trang lứa; Các cô chú làm CTXH; Các cô chú trong ban BVCSTE; Các cô bác trong HPN; Các anh chị phụ trách đội TNTP; Các anh chị ĐTN; Các ông bà cựu chiến binh; Lực lượng công an; và đại diện chính quyền địa phương.

Biểu đồ 2.10: Những người đến giúp đỡ trẻ khi bị BLGĐ Nguồn: Số liệu kháo sát của luận văn Nguồn: Số liệu kháo sát của luận văn

Những người thân trong GĐ

TE cho rằng khi bị BLGĐ thì người thân trong GĐ là người thường xuyên đến giúp nhất (Chiếm 68,5%). Tức là khi trẻ bị đánh đập thì ông bà cô dì, chú bác… đến can thiệp nhiều nhất. Người thân là những người sống trong GĐ, cũng có thể là không sống chung nhưng cùng mối quan hệ dòng tộc (gọi là GĐMR). Mặt khác, khi GĐ có bạo lực thông thường sự can thiệp cũng được đến từ GĐMR đầu tiên. Những nạn nhân của bạo lực thông thường mong muốn sự giúp đỡ từ phía GĐMR để hàng

xóm láng giềng và cộng đồng không biết. Tư tưởng „đóng cửa bảo nhau‟ và „xấu chàng hổ ai‟ cũng xuất phát từ đây. Khi khảo sát 149 thành viên trong cộng đồng đã có 50,3% ý kiến cho rằng người thân trong GĐ là những người thường xuyên có mặt, giúp đỡ TE khi bị BLGĐ. Đây là những ý kiến khách quan nhưng trùng hợp với ý kiến TE. Như vậy, những người thân trong GĐ có thể được coi là một trong số những người có vai trò tích cực can thiệp BLGĐ nhiều nhất. Do vậy, trong mô hình can thiêp cần phải chú ý đến nhóm đối tượng quan trọng này.

Thầy cô giáo

Trong đề tài nghiên cứu, luận văn cũng điều tra nhóm đối tượng thầy cô giáo. Đây cũng là một trong những đối tượng đóng vai trò khách quan và quan trọng của cuộc khảo sát. Bởi lẽ, sự can thiệp của thầy cô giáo có khả năng thay đổi rất lớn đối với TE và GĐ. Khi không thể dạy bảo con mình rất nhiều cha mẹ cũng đồng ý là phải nhờ tới sự giúp đỡ của các thầy cô. Chỉ một sự phê bình nho nhỏ hay „không thưởng phiếu bé ngoan‟ cũng có thể giúp trẻ ngoan hơn, vâng lời hơn. Hay như nếu trẻ em phản ánh việc bị đánh đập quá nhiều với thầy cô thì chỉ một lời khuyên cũng có sự lay động sâu sắc. Tuy vậy, khi được hỏi „ai là người thường đến giúp em khi em bị BLGĐ?‟ thì chỉ có 2,2% TE nói rằng thầy cô giáo. Đây là một tỷ lệ gây ngạc nhiên. Bởi vai trò của thầy cô giáo là tương đối quan trọng, có khả năng ảnh hưởng to lớn đối với GĐ và TE. Như vậy, việc thầy cô giáo hỗ trợ trẻ em và GĐ trong môi trường bạo lực là tương đối hạn chế. Tuy vậy, khi đề xuất mô hình, cần phải chú ý đến nhóm đối tượng là thầy cô vì sự giáo dục của thầy cô thường xuyên ở trường sẽ giúp trẻ có góc nhìn đầy đủ về quyền và bổn phận TE – là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu BLGĐ đối với TE.

Những người hàng xóm

Hàng xóm là những người sống kề cận với GĐ và TE. Họ là những người biết hoàn cảnh của từng GĐ và “tối lửa tắt đèn có nhau” nên họ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của từng GĐ. Theo quan điểm của cộng đồng, „những người hàng xóm‟ là những thành viên thường xuyên can thiệp giúp đỡ TE khi TE bị BLGĐ nhiều nhất (Chiếm 52,3%). Mặt khác, theo quan điểm của cha mẹ thì „những người hàng xóm‟ cũng đến can thiệp và giúp đỡ nhiều nhất khi TE bị bạo lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Quận Hoàn Kiếm, Quận Thanh Xuân và Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)