Các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp tạo động lực làm việc nhằm giảm thiểu nhân viên nghỉ việc tại khách sạn sofitel plazasaigon (Trang 27 - 32)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Các nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên khách sạn

KHÁCH SẠN

Trong thực tế, có khá nhiều nhân tố tạo động lực làm việc cho nhân viên, phổ biến nhất là phân loại theo nhóm các yếu tố tạo động lực làm việc từ bên ngoài và từ bên trong, từ những nhân tố này kết hợp với các mô hình lý thuyết đã trình bày ở trên làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

1.3.1. Động lực bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài có thể kế đến nhƣ tiền lƣơng, tiền thƣởng, giao tiếp trong doanh nghiệp, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến… những yếu tố này từ môi trƣờng bên ngoài tác động và kích thích đến tinh thần làm việc của nhân viên, một cách cụ thể, có thể phân các yếu tố động lực bên ngoài thành 2 nhóm chính:

- Đãi ngộ tài chính.

- Đãi ngộ phi tài chính: Có thể bao gồm các yếu tố sau: o Điều kiện làm việc.

o Quan hệ với đồng nghiệp. o Quan hệ với cấp trên. o Chính sách công ty.

Đãi ngộ tài chính

Theo thuyết tháp nhu cầu của Abraham Maslow thì con ngƣời có năm cấp bậc nhu cầu, trong đó nhu cầu sinh lý là thấp nhất và dần đến bậc cao nhất là nhu cầu đƣợc thể hiện, do đó, dựa theo tháp nhu cầu này thì ƣu tiên nhất vẫn là các nhà quản lý khách sạn phải đặt ra chế độ lƣơng bổng hợp lý và thỏa đáng để thỏa mãn nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời này.

Trong thực tế, mức lƣơng cao và đãi ngộ tốt luôn là mong mỏi của hầu hết những ngƣời làm việc tại một tổ chức (Trừ những ngƣời không màng đến tiền), không những thế, con ngƣời còn muốn phấn đấu bản thân để đạt mức lƣơng nhƣ mình mong đợi, lƣơng không chỉ để thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời mà nó còn nói lên đẳng cấp của một cá nhân, từ những yếu tố này mà cá nhân luôn có sự phấn đấu để đạt đến mức nhƣ bản thân mong muốn, và rõ ràng đây chính là động lực có đƣợc từ các nhân tố bên ngoài.

Ngoài lƣơng bổng thì thƣởng cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong các hình thức động viên nhân viên, thƣởng cũng có nhiều khoản, ví dụ nhƣ thƣởng do bán tốt, thƣởng do thật thà hay thƣởng do đạt thành tích tốt, thƣởng trong các dịp lễ tết hay lễ kỷ niệm… thƣởng có thể bằng hiện vật hay hiện kim. Tuy rằng có những lúc phần thƣởng mang ý nghĩa tƣợng trƣng nhƣng thực sự nếu nó đƣợc trao trong một dịp thích hợp và đúng ngƣời thì nó mang lại một sự ảnh hƣởng to lớn và hấp dẫn đƣợc mọi ngƣời, và tất nhiên, đây cũng chỉ là một hình thức tạo động lực làm việc cho nhân viên vì không phải ngƣời nào đi làm cũng chỉ vì lƣơng cao để rồi phải làm việc tích cực hơn và hơn hết là thƣởng nhằm truyền tạo cảm hứng để nhân viên hoàn thành công việc xuất sắc hơn.

Đãi ngộ phi tài chính Điều kiện làm việc

Một nơi làm việc với đầy đủ phƣơng tiện hỗ trợ phù hợp và nhân lực sẽ tạo đƣợc sự hứng khởi và đánh thức sự sáng tạo của nhân viên, các điều kiện làm việc trong một tổ chức có thể kể đến là giờ giấc làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công việc, nhiệt độ môi trƣờng làm việc, khoảng cách địa lý giữa nơi làm việc và chổ ở của nhân viên…

Theo thuyết hai nhân tố của Herzberg (1968) thì một môi trƣờng làm việc tốt và thoải mái sẽ thúc đẩy nhân viên làm việc, chính môi trƣờng làm việc là nơi tựu trung nhiều yếu tố để tạo động lực làm việc, phát triển và thăng tiến cho nhân viên.

Quan hệ với đồng nghiệp

Dịch vụ trong khách sạn thƣờng mang tính tổng hợp với sự góp mặt của nhiều yếu tố, mà mỗi yếu tố thƣờng do một hay nhiều cá thể đảm trách (Nhƣ dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng gồm có đầu bếp chế biến món ăn, nhân viên tiếp tân nhà hàng, nhân viên phục vụ món ăn và thức uống…), cho nên làm việc tập thể là rất quan trọng – hay nói khác đi đó chính là giao tiếp giữa các đồng nghiệp với nhau đóng vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh khách sạn, nếu một trong các khâu bị đứt quãng hay phục vụ không tốt thì xem nhƣ dịch vụ đó cũng thất bại.

Cần phải tạo một sự đoàn kết và tinh thần đồng đội cao trong công việc, nhất là những công việc cần sự phối hợp của nhiều ngƣời. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng một môi trƣờng làm việc công bằng và mang tính cạnh tranh cao, vì có cạnh tranh thì công việc sẽ tích cực và hoàn thiện hơn, và làm thế nào để nhân viên có động lực cạnh tranh nhau lành mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ là trách nhiệm của những ngƣời lãnh đạo trong khách sạn.

Quan hệ với cấp trên

Trong khách sạn, ngoài mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau còn mối qua hệ với cấp trên, đứng dƣới giác độ của nhân viên thì hầu nhƣ họ rất muốn đóng góp ý kiến của mình và trong công việc và chính tay mình thực hiện công việc đó sẽ làm cho họ rất vui và hãnh diện, và xét về một phƣơng diện nào đó thì họ sẽ cam kết, quyết tâm, và nỗ lực thực hiện thực hiện những ý kiến do mình đóng góp.

Đứng dƣới góc độ của nhà quản trị với những quan điểm đã nêu ở trên thì cần phải tạo cơ hội bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân viên mình đóng góp ý kiến cho công việc, quá trình thực hiện một công việc có sự đồng thuận từ ý tƣởng của nhân viên thì chắc chắn rằng nhân viên sẽ rất hứng thú và sẽ làm hết khả năng của mình.

Chính sách công ty

Chính sách tại các khách sạn đƣợc thể hiện qua cuốn sổ tay nhân viên và thƣờng đƣợc soạn ra dựa vào quy định trong Bộ Luật Lao động Việt Nam, trong cuốn sổ tay nhân viên, khách sạn đề cập đến quyền và nghĩa vụ của nhân viên, các quy định về các chế độ phúc lợi, bảo hiểm, khen thƣởng cũng nhƣ chế tài khi nhân viên vi phạm kỷ luật.

Nếu nhƣ những phần “nhìn thấy đƣợc” trƣớc mắt của khách sạn nhƣ danh tiếng, quy mô và đẳng cấp, mức lƣơng… khi tuyển dụng có sức hút mãnh liệt và thôi thúc nhân viên gia nhập vào đội ngũ đại sứ của khách sạn thì phần “chìm” sau khi chính thức làm việc tại khách sạn chính là các chính sách và chế độ làm việc sẽ giúp giữ chân họ lại khách sạn làm việc lâu dài. Có thể nói, chính sách tốt, thƣởng phạt hợp lý và phân minh sẽ là công cụ đắt lực không những tạo đƣợc sự an tâm cho ngƣời lao động mà còn tạo động lực cho họ làm việc và gắn kết lâu bền với khách sạn.

1.3.2. Động lực bên trong

Theo Malone và Lepper (1987) thì động lực bên trong là sự thôi thúc hay quan tâm vốn có trong mỗi con ngƣời đối với công việc và họ tự giác làm việc với tất cả sự hứng khởi tự tạo để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất có thể mà không phải do các lợi ích từ các yếu tố bên ngoài mang lại nhƣ lƣơng cao, tiền thƣởng, các chế độ phúc lợi hay nhờ sự giúp đỡ của ngƣời khác…

Theo nghiên cứu của Herbergz (1959) thì có hai nhân tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên là các nhân tố bên trong (Intrinsic motivators – Hay còn gọi là các nhân tố động viên) và các nhân tố bên ngoài (Extrinsic hygiene factors – Hay còn gọi là các nhân tố vệ sinh hay nhân tố duy trì), trong đó các nhân tố bên trong bao gồm các nhân tố sau đây:

 Sự thành đạt và sự thăng tiến.

 Bản chất công việc.

 Sự công nhận.

Sự thành đạt

Ở mỗi cá nhân, những mong muốn, sở thích và sự thỏa mãn có thể khác nhau cho nên sự thành đạt cũng đƣợc thể hiện ở những mức khác nhau, có thể nói, sự thành đạt là điều mỏng mỏi của hầu hết mọi ngƣời trong cuộc sống và nó là đích đến thông qua sự nỗ lực để con ngƣời phấn đấu và làm việc tích cực hơn để đạt đƣợc.

Nếu khách sạn tạo môi trƣờng làm việc tốt để nhân viên thỏa sức sáng tạo và làm việc hết mình để họ đạt đƣợc mong muốn của mình thì chắc rằng nhân viên sẽ làm việc hăng say hơn, và dĩ nhiên là họ sẽ gắn bó với khách sạn lâu hơn.

Bản chất công việc

Bản chất công việc đóng vai trò hết sức quan trọng và mang tính quyết định đến thái độ và động lực làm việc của nhân viên, trong đó có thể kể đến là sự thú vị mà công việc mang lại, tầm quan trọng và đẳng cấp của công việc, tính thách thức của công việc, sự ảnh hƣởng của công việc trong cuộc sống hàng ngày…

Các yếu tố trên sẽ tác động trực tiếp vào từng nhân viên trong đó mỗi ngƣời thƣờng có trình độ nhận thức riêng, phong cách riêng… Chính vì vậy mà các nhà quản lý cần phải tìm hiểu tâm lý của từng nhân viên mình, tìm ra ƣu và nhƣợc điểm của họ để từ đó đƣa ra những tác động phù hợp nhằm làm cho tất cả họ có động lực làm việc tốt.

Sự công nhận và thăng tiến

Công sức đóng góp hay thành quả lao động của một cá nhân hay tập thể phải đƣợc công nhận đúng mức vì nếu không thì cá nhân hay tập thể đó sẽ không còn hứng thú hay nỗ lực làm việc nữa, một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là các nhà quản lý phải biết công nhận bằng hình thức nào là phù hợp và tƣơng xứng với công sức của nhân viên, chẳng hạn nhƣ công nhận công khai trƣớc tất cả nhân viên khách sạn hay chỉ trong bộ phận mình làm việc… Khi nhân viên nhận ra rằng công sức của mình đƣợc khách sạn và mọi ngƣời công nhận, họ sẽ làm việc tích cực nhằm đạt đƣợc mục tiêu cao hơn nhƣ đƣợc thăng chức hay nâng lƣơng chẳng hạn vì họ biết chắc rằng công sức mình bỏ ra sẽ đƣợc công nhận.

Có thể nói rằng, động lực mạnh mẽ nhất khiến nhân viên làm việc tích cực và hăng hái nhất là đƣợc thăng chức (Dĩ nhiên là thăng chức sẽ đƣợc thăng lƣơng), đƣợc làm việc ở một trí cao hơn nghĩa là địa vị của nhân viên đã thay đổi, quyền lợi cũng thay đổi và đặc biệt là sự ảnh hƣởng của địa vị trong công việc, tất cả tạo nên một bức tranh nghề nghiệp tuyệt vời cho nhân viên, thật vậy, đây là nhân tố rất tiềm năng có tác động mạnh mẽ đối với những nhân viên có năng lực và hoài bão cao.

Sự phát triển

Đối với những nhân viên chƣa hoặc có ít kinh nghiệm hoặc kỹ năng làm việc còn yếu thì yêu cầu khách sạn tạo điều kiện để họ hoàn thiện bản thân và nâng cao tay nghề là điều rất quan trọng, vì nếu nhân viên cảm nhận đƣợc rằng nếu làm việc cho khách sạn không có hoặc có rất ít sự phát triển cho nghề nghiệp tƣơng lai của mình thì sớm muộn gì họ cũng sẽ nghỉ việc.

Hầu nhƣ những nhân viên với mong muốn phát triển bản thân mình đều chấp nhận sự thử thách, có tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng đƣơng đầu với những khó khăn hay chấp nhận thách thức, họ rất quyết tâm đối với công việc của mình để đạt đƣợc mục tiêu, chính vì vậy mà các nhà quản lý khách sạn phải tạo động lực để họ yêu thích đối với công việc, để họ tự hoàn thiện và hoàn thành mục tiêu của bản thân của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp tạo động lực làm việc nhằm giảm thiểu nhân viên nghỉ việc tại khách sạn sofitel plazasaigon (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)