Trật tự niên biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết rừng nauy của haruki murakami (Trang 86 - 95)

6. Bố cục luận văn

3.1. Các cấp độ thời gian

3.1.2. Trật tự niên biểu

Cấu trúc tác phẩm được chia thành 11 lớp kể tương ứng với 11 chương. Trong phần này, chúng tơi sắp xếp thời gian để kể lại chúng của Murakami. Mỗi lớp được đánh dấu bằng một chữ cái in hoa (A,B,C…) và thời gian quá khứ xa nhất được tính bằng số 1 và thời hiện tại gần nhất tương ứng với số lớn nhất. Mỗi lớp đều được tĩm tắt nội dung và thời gian tương ứng của nĩ. Từ đĩ thấy được những năm tháng cụ thể qua chỉ dẫn của văn bản.

A: Chương 1. Từ đoạn mở đầu đến “Bởi Naoko chưa từng yêu tơi bao giờ” (từ tr.22 đến nửa đầu tr.37: 22tr, 5 dịng) – bất chợt lắng nghe bài hát mà nàng vẫn ưa thích nhất của Beatles, Toru Wantanabe hồi tưởng lại mối tình đầu của mình với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất Kizuki, chính ký ức đĩ ngay lập tức mang anh trở về những ngày sinh viên của 20 năm trước. Dịng hồi ức này mở màn cho những sự kiện phía sau. Năm 1987. Tạm gọi đây là đoạn “Mở màn”.

B: Chương 2. Từ “Đã cĩ một thời, nhiều năm trước đây […] mọi thứ đều xoay quanh cái chết” (từ tr.38 đến hết tr 65: 27 tr). Đoạn này miêu tả cuộc sống của chàng sinh viên năm thứ nhất Toru trong khu học xá nam trường đại học với những mùi hơi hám khơng thể cứu chữa được nhưng anh lại ở cùng phịng với Quốc xã – một người sạch sẽ đến bệnh hoạn. Toru gặp lại Naoko gần một năm sau cái chết của Kizuki. Trong dịng hồi tưởng này, Toru nhớ lại lần đầu tiên chàng gặp Naoko - người yêu của người bạn thân, đồng thời nhớ lại cái chết của Kizuki. Chính cái chết ấy một nỗi cơ đơn đưa chàng đến với những đám bạn gái và cũng chính cái chết của Kizuki khiến Naoko mất dần khẳ năng giao tiếp với đời. Năm 1968. Chúng ta tạm gọi đây là đoạn “Giáo đầu”.

C: Chương 3. Từ “Naoko gọi tơi hơm thứ Bẩy […] Cái lập lịe nhợt nhạt kia vẫn cịn đĩ, nằm ngồi tầm tay với của tơi” (từ tr.38 đến nửa đầu trang

104: 66tr). Cả một mùa thu, rồi mùa đơng hai Toru và Naoko đi bộ bên nhau trên những con đường vơ tận của thành phố Tokyo, cứ như thế Toru đi từ tuổi mười tám sang tuổi mười chín. Gặp gỡ với Nagasawa và ngủ với những cơ gái khơng quen biết. Và trong cái đêm tháng Tư – cái đêm sinh nhật của Naoko (4/1969 - ND) trịn hai mươi tuổi, hai tấm thân trần trụi bám chặt lấy nhau để khơng cảm thấy lạnh lẽo. Một thứ ánh sáng yếu ớt, nhợt nhạt bao trùm lấy hai người. Tháng 7 năm 1969. Tạm gọi đây là đoạn “Bĩng tối”.

D: Chương 4 “Trong những ngày hè ấy […]. Thư của Naoko”. (tr 105 đến nửa đầu trang 168: 62 trang), kể lại việt Toru gặp Midori, trong câu chuyện của hai người– một cơ gái cá tính và mạnh mẽ dần hé mở, những bức thư chàng viết khi nhớ về Naoko và lại cùng Nagasawa đi săn tìm những cơ gái. Lúc này vào khoảng mùa thu năm 1969. Tạm gọi đây là đoạn “Xáo trộn”.

E: Chương 5. “Cảm ơn cậu vì bức thư […] Thế mà mãi đến một giờ sáng tơi mới ngủ được” (từ tr.169 đến nửa đầu tr. 178: 10 tr). Toru nhận được bức thư đầu tiên của Naoko sau một thời gian dài kể từ đêm hai người ngủ với nhau. Naoko đã tìm đến khu an dưỡng Ami, chấp nhận những méo mĩ của bản thân và bắt đầu hành trình hịa nhập cái “tơi” với cái “ta” cuộc đời. Khoảng lạc là vào cuối những năm 1969, đầu những năm 1970. Chúng ta gọi đây là đoạn “Bản ngã”.

F: Chương 6: “Thức dậy lúc bẩy giờ sáng thứ Hai […] tơi chợt thấy mình chứa chan hi vọng” (từ tr.179 đến tr.312: 130 tr). Toru đến thăm khu an dưỡng Ami, gặp Naoko, làm quen với Reiko. Những ký ức của bẩy năm về trước trong lịng Reiko hiện về; ký ức về cái chết của Kizuki, chị gái Naoko trở lại với nàng. Đoạn này lý giải tại sao những cái “tơi” bé nhỏ “sợ phải dính líu đến thế giới bên ngồi”. Khoảng thời gian tiếp nối liền mạch của lớp kể trước. Đoạn này được gọi là đoạn “Vén rèm”.

G: Chương 7. “Trong giờ thể dục sáng hơm sau […] Tơi khơng lên giây cĩt vào những ngày chủ nhât” (53 tr ). Toru gặp lại Midori, cùng cơ đến chăm sĩc ơng bố ở bệnh viện, viết thư cho Naoko rồi nhận ra rằng hình ảnh của Midori đã đi vào tâm trí chàng. Thời gian tuyến tính của lớp trước. Đoạn này được đặt tên là “Bâng khuâng”.

H: Chương 8: “Giữa tuần lễ ấy […] Mình đi ăn trưa dưới nhà ăn” (43tr). Nagasawa đỗ vào Bộ ngoại giao, họ đi ăn tối cùng nhau. Mâu thuẫn xảy ra khi họ bàn về chuyện Toru và Nagasawa ngủ với những cơ gái. Trong khi chơi bi- a với Hatsumi, Toru nhớ lại hình ảnh người bạn thân Kizuki của mình (1967). Lại một ngày chủ nhật chàng khơng lên giây cĩt. Thời gian tuyến tính của lớp trước Chúng ta đặt tên cho đoạn này là đoạn “ Xung đột”

I: Chương 9. Từ “ Giờ học ngày hơm sau […] Chúc mừng sinh nhật” (28 tr). Midori xuất hiện sau đám tang của cha cơ và trở về sau những ngày đi chơi cùng bạn trai với mục đích được “làm tình thật đã” nhưng bất thành. Sau những mệt mọi của cuộc sống, Midori phản kháng lại bằng hành động lột trần mình trước di ảnh cha, nhưng trong con người cơ vẫn là một tâm hồn cao đẹp bị đĩng băng. Toru bước vào tuổi 20 - ngưỡng của của sự trưởng thành. Tháng 11/1969. Chúng tơi gọi đây là đoạn “Khép lại”.

K: Chương 10. Từ “Khi nghĩ lại năm 1969 […] hẹn thư sau”. (60tr). Dọn ra khỏi khu học xá, Toru khép lại tuổi ngây thơ của mình và hi vọng sẽ cùng Naoko bắt đầu một cuộc sống mới của hai người ở bên ngồi. Nhưng lá thư của Reiko đã làm sụp đổ tịa lâu đài ảo mộng trong chàng. Bệnh tình của Naoko ngày một nghiêm trọng. Trong Toru là những mảnh vụn buồn đau. Nhưng chính tình yêu với Midori đã lơi chàng trở lại với cuộc sống, “Tớ nhận ra rằng tớ cĩ thể sống đến lúc ấy là nhờ cĩ cậu ở trên đời”. Tháng 6/1970. “Mất mát và tình yêu” là cái tên mà chúng tơi muốn đặt.,

L: Chương 11. Chương cuối của tác phẩm. “Reiko viết thư cho tơi nhiều lần sau cái chết của Naoko” đến hết. Naoko kết thúc chuỗi hành trình kiếm tìm của mình bằng cái chết (9/1970). Sau bao mất mát, những tháng ngày lang thang vơ định, Toru nhận ra rằng: chết là một phần của cuộc sống. Bằng cách sống cuộc đời mình chúng ta đang nuơi dưỡng sự chết (10/1970). Reiko và Toru cùng nhau xác lập lại sự hiện diện của mình với thế giới bằng cách ngủ cùng nhau. Hai người coi đĩ là một việc tự nhiên nhất trần đời. Và tình yêu của chàng với Midori đã lơi chàng từ quá khứ đau thương về với hiện tại và cuốn chàng tới tương lai. Tình yêu là nơi trú ngụ duy nhất của con người. “Hiện tại, Tình yêu”. Tháng 10/1970.

Ta cĩ: A: 1987 B: 1968 C: 7/1969 D: mùa thu 1969

E: cuối những năm 1969, đầu những năm 1970 F: tiếp nối mạch thời gian của E

G: tiếp nối mạch thời gian của F H: tiếp nối mạch thời gian của G I: tháng 11/1969

K: 6/1970 L:9/1970

Cấu trúc tồn tác phẩm được định hình như sau:

A11 – B1 – C2 – D3 – E4 – F5 – G6 – H7 – I8 – K9 – L10

Như vậy:

- Tuy cũng cĩ những đoạn ngối lại khoảng thời gian trước đĩ, nhưng sự kiện chính diễn ra trong 11 chương, hơn 500 trang văn bản của một cốt truyện khoảng trên dưới 3 năm (1968 – 1970) xoay quanh các nhân vật chính.

- Nhìn trên tổng thể càng về cuối tác phẩm càng diễn tiến theo trật tự niên biểu. B1 là điểm xuất phát của truyện kể (A11 là đoạn hồi cố, mang tính chất dẫn dắt). Sự sắp xếp này cho thấy lối viết truyền thống vẫn cịn chứa đựng trong ngịi bút Murakami.

- Nhưng trên đây chỉ là cái nhìn mang tính tổng quan. Tiểu thuyết của Murakami hàm ẩn nhiều hơn thế, trong từng chương lại cĩ sự ngối lại, xen kẽ, giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mộng, giữa hạnh phúc và nỗi đau.

Chúng tơi tiếp tục đi sâu khảo sát một lớp nữa của tác phẩm để chỉ ra cho người đọc thấy rõ sự sai trật niên biểu trong dịng hồi ức giăng mắc, đan cài của nhiều cái “tơi” tự truyện. Xin dành sự chuyên tâm này cho Chương 6 -

chương mà theo chúng tơi chứa đựng nhiều trăn trở, địi hỏi tầm đĩn nhận của cả người viết, và người đọc.

Cũng như cách chia tách phía trên, chúng tơi dùng những chữ cái lớn trước mỗi đoạn để phân biệt về mặt thời gian.

A. “Thức dậy vào bẩy giờ sáng thứ hai […] Tơi sẽ làm bài tiếng Đức của mình”, Toru rời khu học xá đến thăm khu an dưỡng Ami, đến với mối tình đầu của chàng với những khám phá về một thế giới ẩn khuất rất xa với cuộc sống bên ngồi. Thời điểm là khoảng Tháng 9 năm 1969.

B. “Khi Reiko đi rồi […] nhưng nhiều cái buồn man mác. Chàng đắm đuối trong dịng thác hồi tưởng nhớ về những ngày đi chơi cùng Kizuki.

Ngối lại khoảng thời điểm năm cuối trung học khi chàng 17 tuổi. Năm 1967.

C. “Như thế này bao lâu rồi nhỉ […] đứng một mình giữa một nơi hoang phế được chăm sĩc cẩn thận” Gặp lại Naoko. Diễn biến chuyện quay về với thực tại.

D. “Sau năm giờ […] chỉ cĩ học mới hiểu được”. Trải nghiệm cuộc sống ơ khu an dưỡng Ami. Hiện tại

E. “Trở lại sau bữa ăn […] khơng thể ở ai khác”. Bên cạnh người mình yêu và lắng nghe những điệu nhạc. Hiện tại kéo dài.

F.“Naoko nĩi nàng muốn nghe chuyện tơi sống hàng ngày ra sao […] ‘Cậu sống kiểu gì vậy hả’?” Kể lại những cuộc tình chớp nhống của những “khối thịt bất tồn”. Ngối lại khoảng thời gian trước đĩ ít lâu. Khoảng đầu những năm 1969.

G. “Naoko giữ im lăng […] lúc cậu trở lại cơ ấy sẽ ổn thơi”. Naoko đau khổ khi nghĩ lại quãng thời gian của mấy năm trước, khi Kizuki vẫn cịn sống. Ngối lại quá khứ xa. Trước năm 1967.

H. “Tơi cứ thế theo chân mình […] lên mơi rồi châm lửa. Quãng ngưng

kéo dài như bĩng tối bao vây lấy chàng, chàng sống ở hiện tại mà mọi thứ lại trở nên mơ hồ. Lúc này với chàng Naoko chỉ giống như một thứ ánh sáng yếu ớt, một đạo linh hồn đang hấp hối. Thời điểm khơng xác định của hiện tại.

I. “Tơi muốn trở thành một nghệ sĩ dương cầm […] Buổi nào học xong chúng tơi cũng ăn bánh và chuyện trị”. Reiko lại một lần nữa đau khổ khi nghĩ lại quá khứ đã qua của mình: quãng thời gian mà chị đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng mọi thứ lại đứt ‘phựt’, lịng chị hỗn mang với hình ảnh con bé 13 tuổi cứ ám ảnh trong đầu”. Đĩ là khi chị 31tuổi. Khoảng lạc rơi vào năm 1962.

J.“Đến đĩ, Reiko nhìn đồng hồ […] Cậu nĩi đi”. Hình ảnh chiếc đồng hồ đã báo hiệu chấm dứt dịng hồi tưởng của Reiko. Hiện tại vẫn hiện hữu.

K. “Lúc cịn ở một mình ban nãy […] Khơng bao giờ bọn mình nghĩ là cĩ thể xảy ra chuyện đĩ”. Lại một lần nữa những ám ảnh về sự bất tồn của tình dục, về cái chết của Kizuki lơi nàng về quá khứ với đau khổ và mất mát. Nàng cúi đầu và trở nên im lặng. Trước năm 1967.

L. “Này các cậu […] ‘Ý tưởng hay đấy’, tơi nĩi”. Hiện tại

M.“ Hai người đàn bà […] Chuyện gì đã xảy ra với tấm thân tơi đã từng ơm trong tay đêm xuân trước”. Quãng ngưng

N. “Trong lúc Reiko gập lại cái giường sơ-pha […] ‘Nhất định rồi”. Hiện tại.

O. “Chúng tơi đi ngang qua đồng cỏ […] ‘Được vậy thì tuyệt vời quá’, nàng nĩi”. Cái chết của chị gái Naoko. Vào mùa thu, năm thứ nhất trung học. Khoảng năm 1961.

P. “Chúng tơi tới tiệm cà –phê […] ‘Đúng rồi”. Hiện tại Q. “Giả dụ […] ‘Mình về đi. Muộn rồi” Hiện tại.

R. “Trời đã tối hơn nhiều […] một giấc ngủ dịu dàng”. Tiếp nối hiện tại. S.“Sáng hơm sau […], tơi chợt thấy lịng mình chứa chan hi vọng. Hết chương 6. Đoạn này là sự trơi chảy tuần tự của thời gian.

Ta cĩ: A:9-1969 B:1967 C: Hiện tại (h) 1 D: h2 E: h3 F: 1969 G: trước 1967 H: h4 I: 1962 K: h5 L: h6 M: h7 N: h8 O: 1961 P: h9 Q: h10 R: h11 S: h12

Chúng tơi chủ đích chia chương này thành 19 đoạn tương ứng với quãng thời gian quá khứ và hiện tại ( trong đĩ ẩn chứa tương lai). Quá khứ là ẩn ức về bĩng đen trong tâm trí Reiko, khi chị 31 tuổi khoảng năm 1962 (chúng tơi dùng phép trừ Hiện tại (Năm 1969 chị 39 tuổi) trừ đi Quá khứ (chị 31 tuổi) khoảng lạc năm 1962; quá khứ ấy cịn là hình ảnh Kizuki và những ám ảnh về cái chết của chàng nĩ cứ trở đi trở lại trong tâm trí Toru, Naoko; là cái đêm mà họ đi vào trong nhau, những trải nghiệm về sự động chạm xác thịt của cái vơ thức và bản năng… Hiện tại là những ngày tháng sống tại Ami, trải nghiệm cuộc sống của những con người méo mĩ và bất tồn đang kiếm tìm bản ngã và ý nghĩa sự tồn tại. Thời gian của thực và mộng, của tồn tại và ảo giác, tạo nên những dịng hồi ức đan xen trong sự sai trật niên biểu được chúng tơi mơ hình hĩa như sau:

Sự sai trật tự niên biểu:

A5-B4-C7-D8-E9-F6-G3-H10-I2-K11-L12-M13-N14-O1-P15-Q16-R17-S18

1961 1962 1967 1969 1970 Từ sơ đồ đĩ, chúng ta cũng cĩ thể nhìn thấy rất rõ sự chằng chéo của hai yếu tố: hiện tại và quá khứ, sự trộn lẫn của thực và ảo. Quá khứ là điều khơng thể phủ nhận. Nhưng vị thế chủ chốt vẫn là thời gian thực – thời gian hiện tại năm 1970. Đĩ là sự gặp gỡ của 14/18 lớp kể, chiếm 77,8% dung lượng chương. Nĩ giống như “câu thân chú”, từ mấu chốt này mà các cánh cửa quá

khứ lần lượt được mở ra và khép lại. Ký ức cứ lùi xa mãi về quá khứ nhưng nỗi đau của nĩ cịn hiển hiện dai dẳng đến hiện thực. Thực tại rồi sẽ bị tương lai “nuốt chửng”, nhưng thực tại ấy vẫn chiếm số đơng, nĩ tồn tại như là vĩnh cửu, con người ta khơng thể sống hồi với quá khứ, khơng thể tìm kiếm tình yêu trong tiềm thức. Người Nhật dù muốn phủ định cái hiện tại xã hội, thì bĩng đen của nĩ vẫn bao trùm. Con người trở nên bé nhỏ với tâm thế hoang mang và tâm sự xĩt xa đối mặt với hiện tại. Và khi sức chịu đựng cĩ ranh giới. Cái chết là điều khơng thể tránh khỏi bởi nĩ là “một phần của sự sống”.

Nhưng từ hai sơ đồ (lớn và nhỏ) bên trên ta cĩ thể rút ra kết luận rằng: Thời điểm quá khứ xa nhất trong sáng tác của Haruki Murakami thường nằm ở vị trí trung tâm của truyện kể. Và từ đĩ, nĩ nằm ở tầng sâu nhất, thường trực nhất trong tâm thức nhân vật. Để kiếm tìm được nĩ, nhân vật hành trình của chúng ta phải “hao tâm tổn trí”, phải trải qua mọi khơng gian, thời gian; bất chấp mọi méo mĩ, đau khổ, thậm chí là cái chết để cĩ thể xác lập được bản ngã, tìm kiếm được tình yêu và đến được cái chết vĩnh cửu.

Haruki Murakami từng phát biểu rằng: “Xưa kia con người từng quan niệm dưới bề mặt này cịn cĩ một thực thể khác nữa. Giờ đây tơi vẫn tin như vậy, dĩ nhiên là hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Cĩ thể hình dung thế giới chúng ta đang sống là một ngơi nhà. Cĩ tầng trệt, tầng lầu và tầng hầm. Tơi tin bên dưới tầng hầm vẫn cịn tầng hầm nữa. Nếu thực sự muốn, chúng ta sẽ tìm được đường đi xuống…”. Tạo ra những hiện thực nối dài trong tác phẩm của mình một cách sinh động như chính những gì đang diễn ra quanh ta, cái thế giới nghệ thuật đầy hư ảo của ơng thật hơn bao giờ hết. Tuy hiển hiện nhưng rất khĩ nắm bắt. Bởi trong nĩ ẩn chứa những mạch ngầm văn bản đan xen liên tục quá khứ - hiện tại – quá khứ; quá khứ gần, quá khứ xa; hiện tại chập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết rừng nauy của haruki murakami (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)