Đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của sinh viên trường đại học luật hà nội luận văn ths thông tin thư viện 603202 (Trang 32)

Trong quá trình nghiên cứu, tả giả tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Xin phép lãnh đạo Nhà trường để được tiếp cận với giảng viên, cán bộ thư viện và sinh viên.

- Xin phép lãnh đạo thư viện để được phỏng vấn và khảo sát cán bộ thư viện - Tất cả các bản khảo sát đều được sự đồng thuận và tự nguyện của người

tham gia khảo sát.

- Tất cả thông tin cá nhân của người tham gia nghiên cứu đều được mã hóa và khơng để lộ thơng tin cho bên thứ 3 ngồi tác giả và giảng viên nghiên cứu. - Thông tin và số liệu do người tham gia khảo sát chỉ được sử dụng cho mục

đích nghiên cứu của luận văn và công bố bài báo khoa học.

8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài.

- Về mă ̣t khoa ho ̣c : Đề tài nghiên cứu và làm rõ t hêm vấn đề lý luâ ̣n về phát triển năng lực lực thông tin.

- Về mă ̣t ứng du ̣ng : Kết quả nghiên cứu và các giải pháp kiến nghi ̣ của luâ ̣n văn có thể làm căn cứ cho Ban giám hiê ̣u Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i và ban lãnh đa ̣o Trung tâm Thông tin - thư viê ̣n xây dựng kế hoa ̣ch phát triển bền vững để năng lực thông tin cho sinh viên Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nơ ̣i , phục vụ cho q trình học, nghiên cứu khoa ho ̣c cho sinh viên được tớt hơn . Ngồi ra kết quả nghiên cứu này cịn có thể sử dụng cho các trường đại học khác để phát triển năng lực thông tin cho sinh viên.

9. Cấu trúc luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực thông tin của sinh viên.

Chương 2. Thực trạng và các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội

CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN

1. 1 Những vấn đề chung về năng lực thông tin

1.1.1.Khái niệm năng lực thông tin

Thuật ngữ Năng lực thông tin (NLTT) - Information Literacy là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến ở phương Tây hiện nay và đặc biệt ở Mỹ nhưng đối với những người làm cơng tác thư viện ở Việt Nam thì đây là khái niệm được du nhập từ đầu những năm 2000. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về NLTT, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về NLTT, Jesus Lau (2006) cho rằng việc hiểu các định nghĩa khác nhau liên quan đến NLTT là rất quan trọng nhằm định hướng rõ ràng cho việc xây dựng chương trình NLTT [36]. “Năng lực thơng tin” đã được đề cập đến từ những năm 70 của thế kỷ trước. Sự xuất hiện của thuật ngữ này gắn liền với xu thế bùng nổ thơng tin tại thời điểm đó. Thuật ngữ “Information Literacy” lần đầu được Paul Zukwoski, chủ tịch Hiệp hội Công nghệ thông tin Hoa Kỳ, nêu lên trong đề xuất gửi đến Uỷ ban Quốc gia về Khoa học Thông tin – Thư viện năm 1974. Ơng sử dụng thuật ngữ này mơ tả những người “đã được kỹ năng sử dụng các cơng cụ tìm kiếm thơng tin cũng như các nguồn thơng tin khác nhau để có được giải pháp thơng tin” [37, tr6]. Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), NLTT là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thơng tin và có

thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin một cách hiệu quả” [35]. Mckie, trong

tài liệu của Cheek và các cộng sự khẳng định “NLTT là khả năng nhận biết nhu cầu

thơng tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc học tập suốt đời”. [36, tr2]. Theo Joan M. Reitz trong từ điển về Khoa học Thông tin và Thư

viện (2004), NLTT là “kỹ năng tìm kiếm thơng tin theo nhu cầu, gồm có sự am hiểu về cách tổ chức các thư viện cũng như các nguồn tài nguyên mà họ cung cấp (các dạng thông tin và cơng cụ tìm kiếm tự động) cùng với các kỹ thuật tìm kiếm thơng thường. Khái niệm này cũng bao gồm các kỹ năng cần thiết để đánh giá nội dung thơng tin và sử dụng nó một cách hiệu quả, những tri thức về cơ sở hạ tầng truyền

dẫn thông tin, kể cả về mặt chính trị, xã hội, ngữ cảnh văn hóa và tác động của nó. Khái niệm này đồng nghĩa với kỹ năng thơng tin, có thể so sánh với khái niệm kiến thức tin học”.

Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand cho rằng, một người có NLTT là người có khả năng:

- Nhận dạng được NCT của bản thân.

- Xác định được phạm vi của thơng tin mà mình cần;

- Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả; - Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra;

- Biến nguồn thông tin được chọn thành cơ sơ tri thức;

- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giả quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả.

- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin;

- Truy cập và sử dụng các nguồn tin hợp pháp và hợp đạo đức;

- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội;

- Trải nghiệm NLTT như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời[36].

Theo Viện chuyên gia thông tin thư viện Chaterered (CILIP), “NLTT là năng lực nhận biết khi nào và tại sao bạn cần thông tin, tìm kiếm thơng tin ở đâu, làm thế nào để đánh giá và sử dụng một cách có đạo đức” [37].

Theo UNESCO (2008), một người có năng lực thơng tin là người có thể: Xác định rõ được nhu cầu thơng tin của mình. Định vị/tìm kiếm và đánh giá được chất lượng của thông tin. Tổ chức và khai thác thông tin. Sử dụng thông tin hiệu quả và có đạo đức (tơn trọng bản quyền, khơng đạo văn). Ứng dụng thông tin để sáng tạo và nắm bắt tri thức mới” [44].

Có thể thấy rằng, thuật ngữ “Information Literary” được dịch sang tiếng Việt theo nhiều nghĩa khác nhau như: “Kiến thức thông tin”, “Năng lực thơng tin”, “Kỹ năng thơng tin”… Các tác giả có những cách dịch khác nhau nhưng phần lớn các ý

kiến đều thống nhất nội hàm của thuật ngữ này được hiểu rằng: NLTT là khả năng nhận dạng NCT, tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thơng tin một cách hiệu quả và hợp pháp. Thuật ngữ “năng lực thông tin” được sử dụng trong nghiên cứu này bởi nó ngày càng được sử dụng phổ biến trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan TT-TV ở Việt Nam. Theo PGS. TS. Trần Thị Qúy, đến nay, qua thời gian nghiên cứu đầy đủ hơn, sâu hơn về thuật ngữ “Information Literary” khơng nên dịch là “Kiến thức thơng tin” vì khái niệm chưa thể hiện đầy đủ nội dung của khái niệm mà phải dịch là “năng lực thơng tin” thì mới đủ nội dung ý nghĩa. “Năng lực” bao gồm cả “Kiến thức” và “Kĩ năng”, “Thái độ ứng xử” với việc truy cập, sử dụng thông tin/tài liệu. Ngày 8 đến 12 tháng 5 năm 2006, với sự tài trợ của Tổ chức văn hoá khoa học và giáo dục (UNESCO), Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường Đại học Hà Nội) đã phối hợp vớiTrung tâm Thông tin phát triển Việt Nam (VDIC) và Trung tâm phát triển học bổng Úc(ADS – Australian Development Scholarships Centre) tổ chức cuộc hội thảo về đào tạo Năng lực Kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện các trường Đại học ở Việt Nam. Tại hội thảo, với sự góp mặt của các chuyên gia về kiến thức thông tinđến từ các nước Mỹ, Úc, Lào và Việt Nam đã tạo cơ hội cho cán bộ thư viện các trường đại học Việt Nam được tiếp cận với những kiến thức mớinhất về kiến thức thông tinđồng thời tạo diễn đàn chia sẻ nghiệm và tri thức giữa các cán bộ thư viện trong phạm vi quốc gia và quốc tế.Ngay từ năm 2006, trong cơng trình cơng bố tại Kỷ yếu hội thảo “Ngành TTTV trong xã hội thông tin” của Khoa TT-TV, PGS. TS Trần Thị Qúy đã cho rằng, “KTTT là khả năng/kiến thức và kỹ năng tìm kiếm thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, đúng nhu cầu và hợp pháp của mọi người trong cộng đồng” [23].

Năng lực thông tin gắn liền với khả năng nghiên cứu độc lập và học tập suốt đời. Có nghĩa là người có NLTT là người có khả năng tiếp cận và áp dụng tri thức một cách tích cực, chủ động, hiệu quả trong từng phạm vi hoạt động cụ thể của mình. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng khái niệm NLTT rộng hơn khái niệm hướng dẫn sử dụng thư viện. Hướng dẫn sử dụng thư viện đề cập đến đào tạo đến NDT các tình huống cụ thể trong việc sử dụng thư viện trong khi đó khái niệm

NLTT bao hàm cả việc phát triển kỹ năng học tập suốt đời bằng cách giáo dục NDT cách thức khai thác, sử dụng, đánh giá, trình bày và trao đổi thơng tin một cách hiệu quả. Hướng dẫn thư viện tập trung vào việc hướng dẫn NDT phương pháp tìm tài liệu của thư viện trong khi đó NLTT quan tâm tới tiến trình tìm kiếm và sử dụng thơng tin nói chung bao gồm cả những nguồn tin trong và ngoài thư viện.

1.1.2 Tiêu chí đánh giá năng lực thơng tin

Theo quan điểm của UESCO, người có năng lực thơng tin là người có 12 khả năng dựa trên cơ sở ba yếu tố cấu thành là: Truy cập và tìm kiếm, hiểu biết và đánh giá, sáng tạo và sử dụng [31].

-Xác định và trình bày được bản chất, vai trị và phạm vi của thơng tin trong những nguồn khác nhau

- Tìm và xác định được thơng tin mình cần đến

- Đánh giá, truy cập được thơng tin một cách có hiệu quả, hợp đạo lý như là nhà cung cấp thông tin

- Tìm và lưu trữ tạm thời được thơng tin bằng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau

- Hiểu được sự cần thiết của thông tin cho bản thân và xã hội

- Đánh giá, phân tích, so sánh, trình bày và áp dụng những tiêu chuẩn thiết yếu để xác định được giá trị của thơng tin tìm được và các nguồn thơng tin đó, cũng như xác định được vị trí, giá trị của nhà cung cấp thơng tin trong xã hội

- Đánh giá và xác thực được các thông tin thu thập được và các nguồn tin tương ứng

- Tổng hợp và tổ chức được các thông tin đã thu thập được

- Tạo ra những thông tin mới, tri thức mới với những mục đích khác nhau, theo cách thức đổi mới, hợp đạo đức và sáng tạo

- Trao đổi, phổ biến được thơng tin, tri thức theo cách có đạo đức, hợp pháp và có hiệu quả, sử dụng các kênh và các cộng cụ thích hợp

- Cùng nhà cung cấp thông tin truyền bá các yếu tố đạo đức, pháp luật đối với việc sử dụng thông tin đối với các công đồng khác nhau trong xã hội

- Kiểm sốt được tác động của thơng tin, tri thức được sáng tạo nên theo như cách mà nhà cung cấp thông tin

Vào tháng 4 năm 2011, Tổ chức hợp tác SCONUL có trình bày bảy trụ cột của sự hiều biết về NLTT và Mơ hình trung tâm. Mơ hình này được xây dựng bởi Hiệp hội Thư viện Đại học, Cao đẳng và Thư viện Quốc gia Anh (SCONUL) năm 1999. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của thế giới thơng tin, mơ hình này được cập nhật và mở rộng năm 2011. Mơ hình trung tâm chỉ ra một nhóm những hiểu biết và kỹ năng chung; Nó phát triển “một ống kính” cho những cộng đồng người sử dụng khác nhau và làm nổi bật những thuộc tính khác nhau, thêm vào những câu đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn và sử dụng ngôn ngữ được công nhận bởi một cộng đồng cụ thể mà mơ hình này đại diện. Theo cách như vậy thì mơ hình kiểu mẫu này được hy vọng có thể được sử dụng linh hoạt cho giáo viên và các cá nhân để ứng dụng trong những hoàn cảnh cụ thể. Về cơ bản các nội dung của SCONUL đưa ra đều phù hợp với ALA và UNESCO đưa ra theo một quy trình năng lực thơng tin: nhận biết nhu cầu thơng tin, tìm kiếm, thu thập, đánh giá, tổ chức và sử dụng thông tin. Năng lực thông tin được chia thành 7 nhóm kiến thức cơ bản mà mỗi người có năng lực thơng tin cần phải có, trong đó:

 Nhận dạng (Indentify): có khả năng nhận dạng nhu cầu thơng tin mình cần. Trả lời câu hỏi Tơi cần thơng tin gì để giải quyết cơng việc hiện tại của tôi? Tôi đang hổng tri thức nào đối với vấn đề mà tôi đang phải đối mặt? Kỹ năng đặt câu hỏi để lấy thông tin rất quan trọng bởi đặt câu hỏi đúng là bước đầu để lấy được thơng tin mình cần.

 Phạm vi (Scope): có khả năng truy cập đến nguồn tri thức khác nhau để lấp đầy sự hiểu biết của mình về vấn đề bạn đang quan tâm. Tức là biết các cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu tin.

 Lập kế hoạch (Plan): biết cách xây dựng chiến lược tìm tiếm và xác định thông tin và dữ liệu.

 Thu thập (Gather): có khả năng định vị và truy cập đến nguồn thơng tin và dữ liệu mình cần.

 Quản lý (Manage): có khả năng tổ chức thơng tin và dữ liệu đồng thời áp dụng được những tri thức thu nhận được.

 Thể hiện (Present): có khả năng trình bày kết quả nghiên cứu, tổng hợp những thơng tin và dữ liệu đã có để tạo ra tri thức mới và phân phối tri thức này dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau.

Tùy vào mức độ tiếp cận và nhận thức khác nhau, năng lực thơng tin được chia thành 5 cấp độ đó là: (1) Mức độ của người bắt đầu, ở mức độ này chưa được coi là người có năng lực thông tin, (2) Mức độ cơ bản, ở mức độ được ghi nhận là người có năng lực thơng tin để phục vụ cho các công việc cá nhân, (3) Mức độ nâng cao, ở mức độ này người có năng lực thơng tin có thể làm chủ mọi nhu cầu thơng tin của mình và biết cách tìm kiếm, đánh giá và sử dụng một cách hiệu quả, (4) Mức độ thành thạo, ở mức độ này năng lực thông tin trở thành một phần của năng lực cá nhân để phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời, và (5) Mức độ chuyên gia, ở mức độ này người có năng lực thơng tin có thể trở thành chuyên gia tư vấn, người đào tạo năng lực thông tin cho người khác

Cũng cần phải làm rõ khái niệm về hướng dẫn sử dụng thư viện và năng lực thông tin. Hướng dẫn thư viện là một phần của năng lực thông tin. Hướng dẫn sử

dụng thư viện giúp bạn đọc khai thác hiệu quả nguồn thơng tin trong và ngồi thư viện phục cho mục đích học tập và nghiên cứu trong nhà trường. Trong khi đó năng lực thơng tin hướng tới việc đánh giá, sử dụng thông tin và tạo ra tri thức mời, rèn luyện tư duy và xây dựng năng lực tự học suốt đời. Có thể coi hướng dẫn sử dụng thư viện là việc trang bị năng lực thông tin ở mức cơ bản cho mỗi sinh viên.

Dựa vào môi trường, điều kiện học tập và nhu cầu tin của sinh viên, mỗi đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực thông tin của sinh viên trường đại học luật hà nội luận văn ths thông tin thư viện 603202 (Trang 32)