Thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động khai thác mỏ của người hoa ở các tỉnh miền núi phía bắc việt nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 75 - 78)

Là những người nắm trong tay công nghệ khai mỏ tiến bộ hơn về cả kỹ thuật và tổ chức, với một đội ngũ thợ lành nghề, chuyên nghiệp, người Hoa ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động khai mỏ của Việt Nam. Vì vậy mà ở thời kỳ các đối tượng hoạt động khai mỏ được đối xử bình đẳng như nhau thì người Hoa ln chiếm ưu thế. Những cơ sở khai thác tư nhân mặc dù nhiều nhưng không thể cạnh tranh được với các trường mỏ có quy mơ lớn của người Hoa. Bởi những lực lượng này mới đủ vốn thuê nhân công cũng như trình độ, kinh nghiệm tổ chức các trường mỏ. Thấy được điều này, trong hai năm 1739-1740, triều đình Việt Nam đã ban hành một số biện pháp nhằm hạn chế vai trò của người Hoa nhưng kết quả không như mong đợi. Dù chỉ trực tiếp giành được phần ít các mỏ để khai thác, nhưng với tư cách là nhà thầu lại hay với cương vị là những người thợ, người Hoa vẫn thu được lợi nhuận từ vốn hiểu biết sâu rộng về hệ thống các hầm mỏ khu vực Thượng du Việt Nam. Và đa số họ là thương nhân và phu mỏ ở miền Vân Nam, Quảng Tây, Triều Châu, Thiều Châu qua biên giới đến ngụ ở sáu trấn Lạng, Thái, Tuyên, Hưng, Cao, Quảng để “khai mỏ lấy của” [81, tr. 56]. Chính sách mở cửa của triều đình Việt Nam đối với Hoa thương tuy dem lại khoản thuế không nhỏ cho nhà nước nhưng cũng mất rất nhiều vào tay thương nhân Trung Quốc do trình độ quản lý hạn chế. Do chính sách quản lý thiết chặt chẽ của nhà nước, các thổ tù ở địa phương chỉ chịu sự ràng buộc lỏng lẻo nên triều đình khơng thể quản lý. Việc khai thác mỏ ở các địa phươngh phần lớn còn thả nổi cho tư nhân, trong đó phần nhiều là thương nhân Trung Quốc khai thác tự do rồi nộp một phần thuế cho triều đình. Vì vậy dẫn đến tình trạng “chỉ cốt thu thuế cho đủ, nhưng nhiều khi thuế nộp cho nhà nước mười phần không được một” như nhà sử học Phan Huy Chú từng xót xa [151, tr. 72].

Như đã đề cập ở phần trước, các trường mỏ do người Hoa quản lý hoạt động theo mơ hình tương tự như ở Vân Nam. Tất cả đều phân công trên cơ sở chun mơn hóa cao. Quy trình kỹ thuật này không chỉ phụ thuộc vào một nhà khai thác trực tiếp mà là sự liên kết giữa người bỏ vốn và người cung cấp nhân công. Với sự xuất hiện của các cơ sở khai thác có quy mơ lớn, địi hỏi số vốn đầu tư nhiều, đã xuất hiện những cá nhân làm chủ một số vốn, đứng ra lãnh trưng và chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động, làm ăn của cơ sở mình. Đồng thời, một giới làm cơng tự do, thốt khỏi mọi nhiệm vụ bó buộc mang màu sắc phong kiến, ngày càng có chỗ đứng [96, tr. 170]. Điều này hoàn toàn trái ngược với những người thợ khai mỏ Việt Nam, mặc dù ngày càng xuất hiện đơng đảo nhưng vẫn gắn bó, ràng buộc với

ruộng đất một phần [48, tr. 55]. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các trường mỏ do Hoa thương chi phối đã khiến người Việt lo ngại. Tuy nhiên, những biện pháp chưa đủ mạnh được triều đình Việt Nam ban hành năm 1767 nhằm trục xuất những người Hoa không chịu nhập quốc tịch Việt Nam cũng không thể ngăn cản được lợi thế của người Hoa trong cuộc đua tranh phần các mỏ khống sản giáu có.

Thực trạng thương nhân Trung Quốc thường xuyên mang theo kim loại quý ra khỏi biên giới Việt Nam đã khiến nguồn tài nguyên quý giá của đất nước bị thất thoát, gây thiệt hại nặng nề cho nhà nước. Phan Huy Chú từng cảnh báo và nêu rõ tầm quan trọng trong phương cách quản chế của các triều đại đồng thời nhấn mạnh đến việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với việc khai thác, sử dụng, lưu thông các nguồn lợi tự nhiên: “Từ xưa các đế vương trị thiên hạ, không ai là không quản lý của cải để tụ họp dân? Nước Việt ta mở cõi từ đất Quế Giao, có cột đồng để phân chia địa giới. Phong khí đã mở mang, trăm thức của cải đều có đủ; nhân vật sinh ra mỗi ngày một nhiều, sản vật rừng biển không bao giờ hết. Nhân những lợi của tam tài sẵn có để làm việc chi dùng cho nước nhà, thực không phải lo là không đủ. Nhưng cái nguồn sinh ra của cải là ở trời đất, mà cách quản lý của cải là ở người trên, nếu khơng xếp đặt có phương pháp thì sao của cải lưu thông mà đủ dùng được” [15, tr. 85]. Xét dưới góc độ kinh tế, chính sách mới của triều đình Lê - Trịnh về hình thức dường như khơng đem lại nhiều nguồn thu cho nhà nước mà chỉ mang lại lợi ích cho những người giàu có, có quyền lực và các thương nhân Trung Quốc. Nhằm đảm bảo nguồn thu, các chúa Trịnh cố gắng hạn chế tình trạng trốn thuế của các chủ mỏ và quan giám đương, kể cả dùng biện pháp mạnh như bãi chức. Năm 1761, chúa Trịnh Sâm đã bãi chức Lưu thủ Bùi Thế Khanh vì ơng này xin giấy phép mở một trường mỏ nhưng trên thực tế là khai thác lậu thêm ba trường mỏ khác: "Hai mỏ vàng và một mỏ kẽm khơng có tờ khai" [15, tr.78].

Chỉ trong khoảng một thời gian ngắn ở nửa cuối thế kỷ XVIII, dưới thời kỳ Lê - Trịnh, tại hàng chục mỏ khống sản ở các tỉnh phía bắc, người Hoa đã có mặt tham gia khai thác. Trên thực tế, tình trạng trốn thuế hay gian lận trong việc khai báo với chính quyền đã khiến nguồn lợi nhuận béo bở từ các mỏ khoáng sản của Đại Việt chủ yếu rơi vào tay các thương nhân, tức các chủ mỏ Trung Quốc, phần khác chui vào túi các quan lại tham nhũng, biến chất người Việt ở địa phương. “Những mỏ do Hoa thương lĩnh trưng khơng góp ích gì cho việc tích lũy của cải cũng như việc kích thích đẩy mạnh trao đổi hàng hóa ở nước ta. Sau một thời gian

khai thác bọn chủ mỏ chỉ nạp lại một phần nhỏ thuế cho nhà Nguyễn, phần còn lại chúng mang hết về nước” [167, tr. 60].

Sang nửa đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, để kiểm soát cộng đồng dân Trung Hoa nhập cư, nhất là đối với lực lượng tham gia vào hoạt động khai thác mỏ, triều đình dã ban hành nhiều luật lệ, quy định về pháp lí đối với Hoa kiều. Năm 1839, Minh Mạng đã ra lệnh cho các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ được phép cho Hoa kiều sang “làm thuê và buôn bán” và chỉ được dùng vàng, bạc tiêu dùng trong nước chứ không được đem qua biên giới, người nào vi phạm sẽ bị phạt 100 trượng, tịch thu vàng, bạc và tùy theo số vàng bạc ít hay nhiều mà quy định mức phạt: từ 50 đến 120 lạng thì cứ 10 lạng gia tăng thêm một bậc, từ 120 lạng trở lên thì bị xử giảo giam hậu [81, tr. 59]. Trên thực tế, các biện pháp đó chỉ có ý nghĩa hạn chế chứ không thể ngăn chặn tuyệt đối việc chuyên chở kim loại quý của nước ta về Trung Quốc. Hệ quả là, nhiều mỏ tài nguyên quý đã bị khai thác cùng kiệt. Hiện tượng “chảy máu kim loại” diễn ra hết sức nghiêm trọng. Môi trường tự nhiên bị hủy hoại. Ngơ Thì Sĩ từng ghi lại, ở vùng Cao Bằng và Tuyên Quang, người Hoa “thường từng đồn năm, mười người đi ra khỏi cửa ải, có khi giả chở sa nhân đi theo đường cái nhưng lén lút nhờ người địa phương chở bạc đi theo đường tắt trong rừng núi; có khi bọn đồn tuần ăn hối lộ cố tình thả cho đi” [81, tr. 59]. Cùng với những hạn chế, sai lầm trong việc thực thi chính sách khai mỏ của vương triều Nguyễn, việc chính quyền đơ hộ Pháp để mất mỏ đồng Tụ Long về tay nhà Thanh năm 1885 là một tổn thất trong việc giải quyết vấn đề biên giới [50, tr. 19 - 21].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động khai thác mỏ của người hoa ở các tỉnh miền núi phía bắc việt nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)