Hoạt động khai mỏ của người Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động khai thác mỏ của người hoa ở các tỉnh miền núi phía bắc việt nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 43 - 57)

Dù không được phản ánh một cách trực tiếp qua các tài liệu biên niên sử chính thức của nhà nước song chúng ta có thể biết rằng các hoạt động khai thác mỏ của người Hoa diễn ra ở vùng núi phía bắc Việt Nam có thể diễn ra ít nhất vào khoảng nửa cuối của thế kỷ XVII. Cũng không phải đến tận những năm đầu thế kỷ XVIII khi mà chính quyền Đàng Ngồi ban hành các quy định và đánh thuế đối với việc khai thác và bn bán các loại khống sản cũng như vào những thập niên 40 của thế kỷ XVIII khi các thông tin về việc khai thác đồng ở Đại Việt được các tài liệu Trung Quốc phản ánh thì việc khai mỏ mới diễn ra trên vùng biên giới phía bắc mà thực tế là việc khai thác các loại kim loại quý đã diễn ra ở khu vực này trong nhiều thế kỷ trước. Sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi vào thời nhà Tống

thế kỷ XI cho biết: “Sử sách Trung Hoa thường khen đất Lạc Viêt là sản xuất nhiều đồng và bạc” [4, tr. 610]. Thời kỳ đầu, phần lớn các mỏ ở khu vực này đều do các thủ lĩnh địa phương tự khai thác. Trong suốt thời Lý - Trần, các tù trưởng của các châu miền núi phía bắc thường đem các loại kim loại quý dâng lên triều đình Đại

Việt ở Thăng Long. Vào đầu thế kỷ XV, ngay sau khi thiết lập được chính quyền đơ hộ ở Việt Nam, triều đình nhà Minh đã cho thiết lập các hoạt động khai thác khống sản kim loại. Đây có thể được xem như một sự kiện đánh dấu sự có mặt rất sớm của người Hoa trong ngành cơng nghiệp khai khống của Việt Nam.

Tháng 10 năm 1409, nhà Minh cho đặt cục Khai thác vàng ở trấn Thái Nguyên, thuộc phủ Thái Nguyên, cục khai thác vàng trấn Gia Hưng, thuộc châu Gia Hưng và cục khai thác vàng ở trấn Quảng Oai, thuộc châu Quảng Oai [130, tr. 329]; đến năm 1416 lại cho lập cục khai thác vàng tại trấn Vọng Giang, Diễn Châu, trân Lâm An, phủ Nghệ An [131, tr. 33]. Tuy vậy việc khai khống với quy mơ lớn của triều Minh không tồn tại được lâu. Kể từ sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1427 cho đến thế kỷ XVIII, việc khai thác khoáng sản một phần vẫn do nhà nước quản lý song phần lớn lại trở lại với vai trò của người Hoa và các thủ lĩnh địa phương người Việt.

Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài cũng khiến cho cả hai bên đều có nhu cầu lớn về đồng, thứ kim loại để đúc vũ khí. Cũng giống như trước đó mấy trăm năm, nhà Trần sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế liên miên (do mất mùa, thiên tai, xu hướng ly khai từ các điền trang thái ấp…) đã phải đối mặt với tình trạng chảy máu khoáng sản do thương nhân nước ngoài mang đi nhiều. Nhà Trần buộc phải ra lệnh cấm xuất khẩu vàng bạc, cấm dân gian không được lưu trữ vàng bạc, và sau đó để đói phó với nạn ngoại xâm, nhà Trần phải thu vét đồng từ khắp nơi để đúc súng đạn. Đó cũng là thời điểm hợp lý để tiền kẽm ra đời thay thế tiền đồng. Nhà Hồ sau đó cũng học theo nhà Tống, nhà Đường bên Trung Hoa mà ban hành tiền giấy, thu hồi tiền đồng về [149, tr. 9 - 10]. Theo Đỗ Văn Ninh, tiền đồng của Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thời Đinh Tiên Hoàng năm 968 và phỏng theo cách chế đúc và hình dáng của tiền Trung Quốc. Kim loại chủ yếu để đúc tiền là đồng. Thường thì tiền được đú trịn, có lỗ tiền hình vng, trên mặt tiền có in chữ niên hiệu vua, lưng tiền cũng có khi có chữ hoặc một thứ ký hiệu nào đó [97, tr. 64].

Đến cuối thế kỷ XVII, Đàng Ngồi đã có 74 mỏ với 11 loại khoáng sản được khai thác, cung cấp cho nhà nước lấy nguyên liệu để đúc tiền, làm đồ gia dụng và xuất khẩu. Tuy nhiên nhà nước quản lý tất cả các mỏ lớn một cách gián tiếp bằng cách giao cho các quan lại phiên trấn, thổ ti được quyền khai thác. Chính sách này được cho là mang lại đặc quyền của bộ máy quan lại. Những thương nhân có tiền muốn đứng ra khai thác, mở rộng kinh doanh cũng khơng được phép. Nhưng có lúc, như năm 1759, nhà nước lại thay đổi chính sách, rằng các chủ mỏ sau khi nộp thuế

cho nhà nước thì được quyền bán khoáng sản ra thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên chính sách này nhanh chóng bị thay thế bởi đạo luật trưng mua hết khống sản để phục vụ cho chính sách độc quyền về ngoại thương của triều đình. Với chính sách này thì vơ hình chung nhà nước đã thâu tóm hết nguồn lợi của người sản xuất, khiến thị trường khoáng sản non trẻ bị phá sản [166, tr. 66].

Các Hoa thương có gốc gác từ vùng Vân Nam hay từ các vùng mỏ khác ở biên giới đã tìm cách vượt biên mỗi khi việc thiết lập cơ sở tại Việt Nam gặp điều kiện dễ dàng. Việc này cho thấy chắc chắn là họ đã có mặt đơng đảo tại các vùng núi cao giàu khoáng sản mà nhà Thanh đã giành được vào những thời kỳ khác nhau trong các thế kỷ XVII – XVIII. Điển hình là việc sáp nhập mỏ đồng Tụ Long của Việt Nam vào Trung Quốc trong vòng ba chục năm (từ cuối thế kỷ XVII đến năm 1728). Trung Quốc cũng đã trả các mỏ đồng Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phô Viên, đã bị chiếm giữ vào đầu thế kỷ XVII. Các vùng đất khác như Tung Lãng, Hồng Nham, Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tuy Phụ, Nghiêm Châu do hậu duệ của Hồng Cơng Chất nhượng lại, đã bị sáp nhập vào Trung Quốc [96, tr. 167].

Thể lệ khai thác hay chế độ chuyên lợi của nhà nước đối với các hoạt động khai mỏ của người Hoa có lẽ được ghi lại sớm nhất là năm 1720 khi chính quyền Lê - Trịnh áp dụng các mức thuế suất được áp dụng cho các Hoa thương đang tiến hành khai thác tại các mỏ đồng tại Đàng Ngoài. Tất cả các biện pháp này nhằm loại bỏ ưu thế của những nhà khai thác người Hoa bị xem là luôn trốn thuế, nguyên nhân của các vụ chảy máu tài nguyên quốc gia và của các rắc rối chính trị.

Thực ra, ngay từ đầu thế kỷ XVI, nhà nước đã quy định các thừa ty có nhiệm vụ giao quyền khai thác và thu thuế hàng năm bằng hiện vật. Nhà nước không cấm các thừa ty tham gia với tư cách tư nhân vào việc sản xuất kim khí mà họ có nhiệm vụ giám sát. Mãi đến nửa sau thế kỷ XVIII, việc nhượng quyền khai thác được ưu tiên cho các viên chức cấp cao được phái tới với tư cách nhà quản lý và giám sát bộ phận quản lý khống sản tại các phủ huyện có mỏ, nhằm mục đích khơi phục lại kỹ nghệ khai thác mỏ đã phải tạm ngừng trong một thời gian do chiến tranh và bảo đảm thu được nhiều thuế cho nhà nước.

Các khu khai thác của các quan được miễn mọi loại thuế trong thời kỳ đầu (thường là từ 3 đến 5 năm), hết thời hạn này sẽ đóng thuế theo tỷ lệ khai thác (thường là 20%). Trong lĩnh vực khai mỏ đồng, chế độ này còn kèm theo một thứ thuế được ban hành năm 1720 đánh trên việc giao dịch. Tất cả các nhà bn, ngồi

các loại thuế phải trả để được quyền mua (3 nén bạc), để qua thuế quan nội địa (6 quan đi, 10 quan về), còn phải nộp cho nhà nước 30% số lượng kim khí mua với giá được ấn định là 15 quan/100 cân [96, tr. 166]. Tỷ suất này cũng được áp dụng cho các Hoa thương, nhưng thay vì hiện vật họ phải trả bằng tiền mặt. Tất nhiên, những Hoa thương chỉ được phép giao dịch với các thương gia địa phương sau khi đã giao dịch với sở quản lý đồng.

Tác giả Phan Huy Chú, trong tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí, mục

Quốc dụng chí, ghi rõ“Dụ Tông, năm Bảo Thái thứ 1 (1720), chính quyền Lê -

Trịnh bắt đầu thi hành phép thuế chun lợi về đồng trong đó phàm lái bn ai tự nguyện bn bán đồng thì làm tờ khải xin và nộp lễ cung tiến tuỳ theo số mua nhiều ít và nộp lễ mừng là 3 nén bạc. Quan giám đương hầu chỉ cấp bằng cho làm đồng hộ. Thuyền của đồng hộ đến xưởng mỏ đồng mua bán, đi qua tuần ty phải nộp tiền khám mỗi thuyền là 6 quan tiền quý, rồi đến quan cai trưng trình bằng. Mua đồng thực số bao nhiêu thì quan cai trưng cấp cho bài chỉ rõ ràng. Đến ngày về, thuyền đi qua tuần ty đem bài chỉ ra trình và nộp tiền khám mỗi thuyền là 10 quan, tuần ty khám thực rồi cấp giấy cho đi. Khi về đến Kinh sư thì đem bài chỉ của quan cai trưng và giấy của các tuần ty trình quan giám đương, chiếu theo giấy kiểm lại đúng số, cứ 100 cân đồng đáng giá là 15 quan tiền quý thì lấy thuế 3 phần 10, rồi cho đem đồng về cất giữ. Có thuyền bn nước ngồi đến mua thì làm tờ khải nộp quan giám đương đệ lên, hầu chỉ cho được mua bao nhiêu thì lượng theo thời giá, chuẩn định số thuế phải nộp. Cứ 100 cân đồng, đáng giá là 15 quan tiền quý thì nộp thuế 3 phần 10, tức 1 quan 5 tiền quý thì phải nộp thuế 4 tiền 36 đồng; rồi tuỳ theo số đồng do đồng hộ cất giữ mà lượng cho bán ra. Khi thuyền buôn trở về nước, quan đề lĩnh sai người đưa đi hết địa phận trấn Sơn Nam, rồi luân lưu các trấn cho người đưa họ ra khỏi biên giới nước nhà, để đề phòng sự tải lậu” [15, tr. 260 - 261]. Trên thực tế, ngay từ năm 1715, triều đình nhà Lê-Trịnh đã dở bỏ lệnh cấm buôn bán muối và đồng đỏ được ban hành trong giai đoạn trước. Tất cả những điều đó cho thấy một sự thừa nhận của chính quyền trung ương Đàng Ngồi đối với các hoạt động khai thác và mua bán kim loại.

Là những người nắm trong tay công nghệ khai mỏ tiến bộ hơn về cả kỹ thuật và tổ chức, với một đội ngũ thợ lành nghề, chuyên nghiệp, người Hoa ngày càng mở rộng địa bàn hoạt động và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động khai mỏ của Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy mà ở thời kỳ các đối tượng hoạt động khai mỏ được đối xử bình đẳng như nhau thì người Hoa ln chiếm ưu thế. Những cơ sở

khai thác tư nhân mặc dù nhiều nhưng không thể cạnh tranh được với các tường mỏ có quy mơ lớn của người Hoa. Thấy được điều này, trong hai năm 1739-1740, triều đình Việt Nam đã ban hành một số biện pháp nhằm hạn chế vai trò của người Hoa nhưng kết quả không như mong đợi. Dù chỉ trực tiếp giành được phần ít các mỏ để khai thác, nhưng với tư cách là nhà thầu lại hay với cương vị là những người thợ, người Hoa vẫn thu được lợi nhuận từ vốn hiểu biết sâu rộng về hệ thống các hầm mỏ khu vực Thượng du Việt Nam [96, tr. 168].

Các trường mỏ do người Hoa quản lý hoạt động theo mơ hình tương tự như ở Vân Nam, mà mỗi đơn vị sản xuất lớn gồm nhiều tàu (vị trí) khai thác, được chia nhỏ thành nhiều tiêm (giếng), người được chuyển nhượng thường cho các nhà khai thác nhỏ thầu lại các tiêm này. Một cơ sở sử dụng từ 5 chục đến hai trăm nhân cơng, làm thành nhiều nhóm, thay phiên nhau ngày đêm, mỗi nhóm gồm nhiều đội đảm nhiệm các cơng việc khác nhau như tách quặng, chống đỡ đường hầm, thơng khí, dùng bơm làm cạn cơng trường… Sau khai thác là nghiền quặng, rửa, lựa chọn và nhiều giai đoạn pha chế khác [4, tr. 610 - 622]. Tất cả đều phân công trên cơ sở chun mơn hóa cao. Quy trình kỹ thuật này không chỉ phụ thuộc vào một nhà khai thác trực tiếp mà là sự liên kết giữa người bỏ vốn và người cung cấp nhân cơng.

Có thể thấy với sự xuất hiện của các cơ sở khai thác có quy mơ lớn địi hỏi số vốn đầu tư quan trọng, đã xuất hiện những cá nhân làm chủ một số vốn, đứng ra lãnh trưng và chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động, làm ăn của cơ sở mình. Đồng thời, một giới làm cơng tự do, thốt khỏi mọi nhiệm vụ bó buộc mang màu sắc phong kiến, ngày càng có chỗ đứng [96, tr. 170]. Điều này hồn tồn trái ngược với những người thợ khai mỏ Việt Nam, mặc dù ngày càng xuất hiện đông đảo nhưng vẫn gắn bó, ràng buộc với ruộng đất một phần [48, tr. 55]. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các trường mỏ do Hoa thương chi phối đã khiến người Việt lo ngại. Tuy nhiên, những biện pháp chưa đủ mạnh được triều đình Việt Nam ban hành năm 1767 nhằm trục xuất những người Hoa không chịu nhập quốc tịch Việt Nam cũng không thể ngăn cản được lợi thế của người Hoa trong cuộc đua tranh phần các mỏ khống sản giàu có.

Sang đầu thế kỷ XVIII, như vào năm 1717, số lượng nhân công khai mỏ ở Đàng Ngoài đã tăng lên một cách đáng kể khiến chính quyền nhà Lê - Trịnh phải quy định hạn chế về số lượng công nhân làm việc trong các trường khai mỏ: “Lúc ấy, các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc ở các trấn phần nhiều mộ người nhà Thanh khai quật để lấy, phu mỏ quần tụ mỗi ngày một nhiều. Triều đình e rằng sẽ sinh sự biến

động, bèn định thể lệ: số phu mỗi mỏ, nhiều nhất 3 người, thứ đến 200 người và ít là 100 người, khơng mỏ nào được dùng quá số đã định. Từ đấy, số phu làm ở trường xưởng khai mỏ mới có hạn chế” [155, tr. 410]. Những thông tin trên cho thấy rõ quy mô khai thác của thương nhân và lao động người Hoa tại các mỏ khống sản ở khu vực miền núi phía bắc Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII.

Hoạt động khai thác mạnh mẽ nhất của người Hoa tại các mỏ ở Đàng Ngoài lúc này phải nhắc đến mỏ đồng Tụ Long. Mỏ đồng Tụ Long giàu có của trấn Tuyên Quang vốn là một “kho của” trên cương vực Việt Nam. Từ thời Hậu Lê, mỏ được tổ chức khai thác trên quy mơ lớn, góp nguồn thuế đáng kể cho triều đình. Vùng núi có mỏ đồng Tụ Long thuộc tổng Tụ Long, Châu Vị Xuyên, Phủ Yên Bình, Trấn Tuyên Quang; sau này thuộc tổng Phương Độ, tỉnh Hà Giang. Nằm giữa hai lưu vực sông Lô và sông Đổ Chú là những dãy núi cao, quây quần liền lạc như hình con rồng nên gọi là “Tụ Long”.

Không chỉ có các mỏ đồng, Tụ Long cịn có cả mỏ bạc, đá nam châm (sắt từ) và ngân sa. Thời Hậu Lê việc khai thác mở bị thả nổi cho tư nhân và triều đình khơng thu được thuế. Mỏ ở các vùng biên giới có quá nhiều người Hoa (Triều Châu) sang khai thác làm mất ổn định trật tự địa phương và thất thoát tài nguyên không kể xiết. Chỉ dưới thời Bảo Thái (Vua Lê Dụ Tơng), triều đình An Nam mới bắt đầu lưu tâm đến nguồn tài nguyên phong phú từ khai thác mỏ [28, tr. 28 – 29; 38 - 39]. Khu vực mỏ Tụ Long nằm ở khu vực châu Vị Xuyên, xưa là châu Bình Nguyên của trấn Tuyên Quang thời Lê bao gồm 8 tổng và 51 xã trong đó xã Tụ Long là lớn nhất gồm có 24 thơn ấp có giới hạn phía đơng giáp xã Phấn Vũ của tổng này; phía tây giáp với phủ Khai Hố của tỉnh Vân Nam và lấy sơng Đổ Chú làm giới hạn, phía nam giáp với châu Thuỷ Vĩ của trấn Hưng Hố, phía bắc giáp với động Ngưu Dương của nội địa.

Theo các ghi chép của Lê Q Đơn thì ở khu vực mỏ Tụ Long gồm nhiều loại mỏ khoáng sản khác nhau trong đó có các mỏ bạc là Long Sinh, Thuỷ Động và Minh Triều cịn mỏ đồng thì nổi tiếng nhất là các mỏ Na Ngọ và Bán Gia. Trong đó, riêng khu vực mỏ Na Ngọ có tới 26 cửa hầm như Phượng Hoàng, Thiên Nguyên, Tụ Bảo, Mậu Hưng... Dưới núi là các lị ở hai bên có đào rãnh thốt nước, trên núi có chùa thờ Phật và miếu Quan Thánh, phía dưới núi là quan xưởng, kho tàng, phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động khai thác mỏ của người hoa ở các tỉnh miền núi phía bắc việt nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)