Khảo sát chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau quả tiếng Việt sang tiếng Anh (Trang 77 - 137)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3.2. Khảo sát chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh

tiếng Anh trên cứ liệu văn học (tiểu thuyết “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu và bản dịch tiếng Anh “A time far past” của nhóm tác giả Ngơ Vĩnh Hải, Nguyễn Bá Chung, Kevin Bowen and David Hunt).

Sau khi đối chiếu chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong cuốn tiểu thuyết “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu với bản dịch tiếng Anh “A time far past” của nhóm tác giả Ngơ Vĩnh Hải, Nguyễn Bá Chung, Kevin Bowen and David Hunt, chúng tôi thu được 44 từ, ngữ chỉ rau củ quả theo như bảng dưới đây, trong đó tần số xuất hiện nhiều nhất là ngơ với 14 lần, tiếp đó là

muống 6 lần và hồ tiêu, gừng, dong diềng là 5 lần. Theo sau đó với tần số xuất

hiện ít hơn đó là đỗ đậu là 4 lần; hành, măng, khoai sọ, tỏi, sắn dây, quất, quất hồng bì là 3 lần, nấm, ớt, sắn, bí, bí ngơ là 2 lần và ít hơn cả là lúa, dâu, đay, nghệ, riềng, rau cải, bưởi, khoai tây, ổi, chuối tây, bầu trắng, cải (bắp cải), quả chua, sấu, súp lơ, rau sam, su su, dưa gang, dưa đỏ, dưa lê, dưa chuột chỉ 1 lần.

Khơng có gì lạ khi các loại rau, củ, quả xuất hiện nhiều trong cuốn tiểu thuyết của tác giả Lê Lựu, vốn được coi là “người nhà quê”, đều là những loại có mặt thường xuyên trong sinh hoạt của người dân sống ở thôn quê. Đặc biệt, ngơ, khoai cịn là nơng sản bà con khơng chỉ ăn hàng ngày mà cịn có thể đem bán lấy tiền sinh hoạt. Tuy nhiên, chúng tôi lại chỉ thu được 1 từ chỉ lúa có vẻ như khơng hợp lí ở một tác phẩm viết về nông thôn như “Thời xa vắng”. Có thể là do thóc lúa, gạo, cơm đã là lương thực quá quen thuộc, đương nhiên có mặt trên mâm cơm của mọi người Việt.

Tất cả các từ chúng tôi nêu ở trên hầu như được chuyển dịch trùng với cách dịch mà chúng tôi nêu trong phần khảo sát chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả tiếng Việt sang tiếng Anh. Tuy nhiên, trong tổng số 44 từ, ngữ rau củ quả được tìm thấy trong tiểu thuyết, có sấu và dưa lê là không được dịch. Từ “cây sấu” xuất hiện trong tiểu thuyết “Thời xa vắng”, nhưng dịch giả bỏ khơng dịch, đó là câu: “Từ cái phút này thì anh “chốt” lại ở gốc cây sấu ngay

ngã tư” [tr.196] được dịch như sau: “He walked back to the intersection ap-

pointed for their meeting.” [p.151]. Trong câu này thì từ “cây sấu” khơng hề

xuất hiện mà được dịch thoát theo nghĩa của câu tiếng Việt.

Trường hợp “dưa lê” lại còn đặc biệt hơn: dịch giả giữ nguyên từ này của tiếng Việt theo kiểu phiên âm, nhưng lại trộn lẫn với các từ khác được chuyển dịch là: “margosa trees, casuarina trees and ba-nanas, peanuts and

annna and kudzu, pumpkin and chayote, casaba melon, watermelon, dua le,

cucumber, kohlrabi, tobacco, scallion and sugarcane.” [p.242] trong tiếng

Việt là “Soan và xà cừ, phi lao và chuối, lạc đậu, vừng, ngô, lúa lốc, sắn và

khoai lang, dong riềng và sắn dây, bí ngơ và su su, dưa gang, dưa đỏ, dưa lê, dưa chuột, su hào, thuốc lá, hành và mía.” [tr.309]. Đây là trường hợp khá đặc biệt mà nguyên nhân không rõ do dịch giả sơ ý bỏ qua không dịch. Điều đáng ngạc nhiên là, từ này khó có thể nói là khó dịch, khơng có tương đương trong tiếng Anh, bởi vì từ “dưa lê” có tương ứng chuyển dịch như trong phần

3.1.1.2 là pear shaped melon. Tuy nhiên, từ này trong tác phẩm “Thời xa

vắng” đã không được dịch mà lại giữ nguyên như vậy.

Và có một số trường hợp là chuối, chuối tây, quất, quất hồng bì, khoai lang và khoai tây được người Việt Nam phân biệt và định danh rõ ràng nhưng

trong tiếng Anh chuối và chuối tây được các dịch giả dịch ra là một, quất và

quất hồng bì, khoai lang và khoai tây cũng vậy. Ví dụ: + chuối và chuối tây

“Đôi khi bớt xén ăn xin ăn nài nắm xôi, quả chuối, vốc lạc, nắm cháy, củ khoai mang về cho bố hoặc mẹ, vợ hoặc chồng và con cái” [tr.23]

 “sometimes by swin-dling, sometimes by begging or pleading, they might manage to re-turn from work with a handful of sticky rice, a banana, a fistful of peanuts, a sweet potato or some such poor delicacy for their father or their mother, or for their wife, husband or children.” [p.15]

“Phía ngồi tre là hàng chuối tây, hàng nghìn cây đều bị những buồng vít cong xuống.” [tr.341]

 “Beyond the bamboos were columns of banana plants, thou-sands of

+ quất và quất hồng bì

“Sáng nay Châu xin được một bông hồng bạch to như cái chén vại và mấy

quả quất hồng bì rồi xuống cơ quan giải quyết mấy việc gấp.” [tr.266]

 “In the morning, Chau had been able to get a white rose, big as a giant cup, and a few wampee fruits to treat the cold. But then she had had to go back to the office to take care of some urgent business” [p.206]

“Đã dặn ở nhà lấy một quả quất và mươi cánh hoa để vào chén cho mấy giọt mật ong đem “cách thủy” cho con uống một lần một vài giọt.” [tr.266]

 “she told Sai to put a wampee fruit, ten rose petals and a few drops of

honey into a cup, steam it in a double boiler, then let the baby drink a few drops at a time.” [p.206]

Trường hợp của khoai cũng tương tự. Khoai trong tiếng Việt có nghĩa

khoai lang nhưng trong tiếng Anh sau khi khảo sát chuyển dịch đa phần

chúng tôi thấy được dịch ra là “potato” có nghĩa là khoai tây. Ví dụ như câu sau:

“Khoai bở và anh lại ăn ngấu nghiến làm sao chả bị nấc.” [tr.46]

 There was no way he could avoid the hiccups, having gobbled the soft

potato so fast. [p.35]

Như vậy, cả chuối và chuối tây đều được dịch là banana, quất và quất hồng bì đều được dịch là vampee fruit. Điều đáng nói là, chuối trong tiếng

Việt chỉ loại chuối tiêu, quả dài, đồng thời cũng chỉ chuối nói chung, trong đó có chuối tây. Ngược lại, chuối tây, có định danh nguồn gốc (tây), là loại chuối quả ngắn hơn và có vị ngọt đậm hơn, 2 loại chuối này được phân biệt rõ ràng

như chuối và chuối tây cùng nằm trong một chủng loại, quất và quất hồng bì (cịn gọi là hồng bì) là những loại quả khác nhau, khó có thể chấp nhận dịch chúng thành một từ như thế. Tương tự là trường hợp khoai và khoai tây. Khi muốn nói về khoai tây, (cũng như chuối tây), phải có định danh rõ, và yếu tố định danh “tây” này mới là quan trọng với người Việt. Cho nên, dịch khoai (lang) thành khoai tây ở trên, rất có thể khiến người đọc “giật mình”. Bởi vì,

người Việt có thể ăn hàng ngày thay cho cơm, còn khoai tây họ chỉ dùng để nấu canh, làm món ăn. Với người Âu Mĩ, việc ăn khoai tây (potato) là bình thường như người Việt ăn cơm, nhưng một người Việt ăn khoai tây luộc sẽ khơng mấy bình thường, chắc chắn khiến những người khác ngạc nhiên.

Tuy nhiên, những khác biệt này lại khơng được dịch giả chú ý. Có thể do họ khơng tìm thấy tương đương trong tiếng Anh, do dịch giả không phải là người Việt Nam nên khó có thể hiểu biết về rau củ quả của Việt Nam. Hay phải chăng, cũng có thể do dịch giả quan niệm, tác phẩm dịch này là hướng tới người nước ngồi, chứ khơng phải là người Việt, nên không cần thiết phân biệt chi tiết đến vậy. Hậu quả của việc bỏ qua hoặc thay đổi định danh như dẫn tới việc có thể làm mất đi “chất” thơn q dân dã vốn gắn với người Việt, thậm chí làm sai lạc thơng điệp của văn bản gốc…Nếu quan niệm, trong việc dịch văn học nghệ thuật, thơng điệp văn hóa là hết sức quan trọng, thì những sai lạc xuất phát từ quan niệm chuyển dịch “thốt”, bỏ qua chi tiết tỉ mỉ (vì hướng tới đối tượng người nước ngồi) như thế, theo chúng tơi, cần phải phê phán chỉ trích.

Vấn đề về dịch, lỗi dịch không phải chỉ riêng tác phẩm này, mà theo tìm hiểu của chúng tơi thì gần đây xuất hiện khá nhiều. Những bản dịch từ ngoại ngữ sang tiếng Việt được chú ý và nhận xét nhiều hơn, vì do người Việt đọc. Ở trường hợp bản dịch “Thời xa vắng” là dịch ngược, từ Việt sang Anh,

ít bị bắt lỗi hơn, do người đọc hầu như không phải là người Việt. Tuy nhiên, nếu có sự đánh giá, phê bình bản dịch thì sẽ giúp cho chính các dịch giả có thêm kinh nghiệm, giúp cho sự nghiệp dịch thuật ngày càng tiến bộ.

Tóm lại, việc khảo sát chuyển dịch tác phẩm “Thời xa vắng” ra tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy hầu hết từ, ngữ rau củ quả xuất hiện trong tác phẩm đều là những nông sản thân thuộc và gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt, hầu như các từ ngữ rau củ quả này đều đặc trưng cho sản vật của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khi chuyển dịch, phần lớn các từ, ngữ này đã được chú ý chuyển dịch chính xác. Tuy nhiên, khơng ít trường hợp đã bị thay đổi, thậm chí bị bỏ qua. Qua đây chúng tôi thấy việc khảo sát dịch tiểu thuyết đã chứng minh phần nào cho những khó khăn trong chuyển dịch định danh từ, ngữ chỉ rau củ quả.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, luận văn đã tiến hành khảo sát chuyển dịch các từ, ngữ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh. Sau khi xác định được bản chất và đặc điểm của quá trình dịch cũng như các kiểu tương đương trong dịch thuật, chúng tôi tiến hành khảo sát chuyển dịch các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh theo hai hướng đó là: khảo sát chuyển dịch trên phương diện cấu trúc và khảo sát chuyển dịch về đặc trưng định danh.

Sau khi khảo sát chuyển dịch 314 từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh về đặc trưng cấu trúc, chúng tôi thu được 49 từ đơn ở cả tiếng Việt và tiếng Anh chiếm 15,6% (49/314), 80 từ ghép ở cả tiếng Việt và tiếng Anh chiếm 25,5% (80/314), 73 từ ở tiếng Việt là từ ghép và từ ở tiếng Anh là từ đơn chiếm 23,3% (73/314) và 23 từ ở tiếng Việt là từ đơn và từ ở

tôi thu được 23 đơn vị chiếm 7,3% (23/314) và 66 từ khơng có đơn vị từ chuyển dịch sang tiếng Anh chiếm 21% (66/314).

Qua đó, chúng tơi thấy một số từ, ngữ chỉ rau củ quả khi được chuyển dịch sang tiếng Anh đã đảm bảo được sự tương đương về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. Về ngữ pháp, các từ ở ngơn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích đều cùng một từ loại (danh từ). Về ngữ nghĩa, từng cặp tương đương một đều được dùng để chỉ một loại rau củ quả nào đó.

Với hướng khảo sát chuyển dịch về đặc trưng định danh, trong tổng số 314 từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt, chúng tôi thu được 176 từ tiếng Việt có định danh được dịch sang tiếng Anh, trong đó có 145 trường hợp giữ

nguyên định danh chiếm 82,4% (145/176), 8 trường hợp thay đổi định danh

chiếm 4,5% (9/176) và 23 trường hợp bỏ qua định danh không dịch chiếm

13,1% (23/176). Qua đây, chúng tơi nhận thấy có khá nhiều trường hợp bỏ qua đặc trưng định danh khơng dịch. Điều này có lẽ do từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt có đặc trưng định danh đặc biệt nên khơng thể chuyển dịch sang tiếng Anh. Và nó cũng cho thấy sự khó khăn khi thực hiện chuyển dịch cũng như nghiên cứu đối chiếu giữa hai ngôn ngữ.

Những nhận xét này cũng khá trùng khớp với khảo sát chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh trên cứ liệu văn học (tiểu thuyết “Thời xa vắng” với bản dịch “A time far past” của nhóm tác giả Ngơ Vĩnh Hải, Nguyễn Bá Chung, Kevin Bowen and David Hunt).

Qua khảo sát này, chúng tôi nhận thấy hầu hết các từ được sử dụng trong tiểu thuyết văn học “Thời xa vắng” đều là các từ, ngữ rau củ quả thân thuộc và gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt, hầu như các từ ngữ rau củ quả này đều đặc trưng cho một cộng đồng rau củ quả phổ biến của người Việt Nam – vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên, khi chuyển dịch sang tiếng Anh thì khảo sát dịch tiểu thuyết đã chứng minh

phần nào cho việc gặp khó khăn khi khảo sát dịch định danh đó là: dịch giả có khi bỏ qua hoặc thay đổi định danh so với ngơn ngữ đích, điều này có thể làm sai lạc hoặc gây khó khăn cho người đọc.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên cơ sở lí thuyết chung về từ và cấu tạo từ, ngữ, vấn đề định danh, nghiên cứu đối chiếu về từ vựng và sơ lược về dịch thuật, luận văn đã tập trung khảo sát đặc trưng các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt và tiếng Anh trên hai bình diện, đó là đặc điểm cấu tạo và đặc trưng định danh.

Về tiếng Việt: Trong tổng số 314 từ, ngữ rau củ quả mà chúng tôi khảo

sát được thì số lượng từ đơn là 76 từ chiếm 24,2%. Về ý nghĩa, tất cả các từ đơn đều là những tiếng tự thân có nghĩa, hoạt động độc lập. Mỗi từ là một danh từ chỉ một chủng loại rau củ quả nào đó trong tiếng Việt. Về cách sử dụng, những từ này không bị ràng buộc vào một hay một số tổ hợp nào nhất định, nó có thể tách ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tham gia vào sự thành lập tất cả mọi tổ hợp mà điều kiện có nghĩa và từ loại cho phép vì chúng là những tiếng độc lập.

Số lượng từ ghép mà chúng tôi khảo sát được là 238 từ chiếm 75,8%, trong đó từ ghép phụ nghĩa chiếm 83,6% (199/238), từ láy âm chiếm 3,8% (9/238), từ ngẫu hợp chiếm 2,1% (5/238) và từ ngoại lai chiếm 10,5% (25/238). Trong địa hạt từ ghép nghĩa này, nói chung, xét ở phương diện nghĩa của các thành tố trực tiếp cũng như quan hệ giữa các thành tố trực tiếp đều khá đơn giản.

Với kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy về mặt cấu tạo các từ, ngữ rau củ quả trong tiếng Việt, có thể nói là tương đối đơn giản. Tất cả các từ này đều cùng một từ loại (danh từ) và có cùng một chức năng cơ bản là định danh. Chính vì thế về mặt cấu tạo từ, các từ này khơng có những tổ hợp phức tạp, khó phân tích như với một số đơn vị ngôn ngữ khác trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.

Về đặc trưng định danh của từ, ngữ rau củ quả trong tiếng Việt, với 199 từ ghép phụ nghĩa, và với năm đặc trưng cơ bản mà người Việt thường sử

dụng để định danh từ, ngữ rau củ quả. Chúng tôi thu được kết quả như sau: đặc trưng hình dáng chiếm tỉ lệ cao nhất với 47,2% (94/199), đặc trưng tính chất chiếm 16,6% (33/199), đặc trưng nguồn gốc, xuất xứ chiếm 15,6% (31/199), đặc trưng mùi vị chiếm 11,6% (23/199) và có tỉ lệ thấp nhất là đặc trưng màu sắc với 9% (18/199).

Về tiếng Anh:

Qua khảo sát cuốn từ điển English - English - Vietnamese, Vietnamese - English Dictionary, Từ điển Anh - Anh - Việt, Việt - Anh 750.000 từ (2014) của Nxb Văn hóa-Thơng tin, chúng tơi thu được 157 từ, ngữ chỉ rau củ quả. Trong đó, số lượng từ, ngữ chỉ rau củ quả là từ đơn chiếm 70,7%, gồm 111/157 đơn vị. Số lượng từ, ngữ chỉ rau củ quả là từ ghép, chiếm 29,3% gồm 46/157 đơn vị.

Về đặc trưng định danh thì đặc trưng hình dáng chiếm tỉ lệ cao nhất với 43,5% (20/46), đặc trưng tính chất chiếm 23,9% (11/46), đặc trưng màu sắc chiếm 15,2% (7/46), đặc trưng mùi vị chiếm 13,1% (6/46) và có tỉ lệ thấp nhất là đặc trưng nguồn gốc, xuất xứ với 4,3% (2/46).

Sau khi xác định được đặc điểm cấu tạo và đặc trưng định danh của từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi tiến hành khảo sát chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh theo hai hướng là: khảo sát chuyển dịch về đặc trưng cấu trúc và khảo sát chuyển dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau quả tiếng Việt sang tiếng Anh (Trang 77 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)