Sơ lƣợc về dịch thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau quả tiếng Việt sang tiếng Anh (Trang 28)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.5. Sơ lƣợc về dịch thuật

Dịch thuật là hoạt động ở những mức độ nhất định có sự ứng dụng lí thuyết ngơn ngữ học so sánh đối chiếu, đặc biệt với nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh thì việc cần sự chính xác cao khi đối chiếu ở các đơn vị từ và ngữ là hết sức cần thiết. Trong phần này, chúng tơi sẽ nói đến sự cần thiết phải có dịch thuật và vấn đề tương đương trong dịch thuật cũng như cách chuyển dịch từ ngữ (định danh).

1.5.1. Sự cần thiết phải có dịch thuật

Dịch thuật gắn với cuộc sống con người từ xa xưa do sự đa dạng của ngôn ngữ. Dịch thuật giúp gắn kết giao tiếp các cộng đồng con người có tiếng nói khác nhau. Đi cùng với sự phát triển xã hội hiện đại cũng như nhu cầu tiếp xúc, giao lưu và học ngoại ngữ ngày càng gia tắng giữa các dân tộc, nhu cầu về dịch thuật càng lớn. Đúng như Nguyễn Hồng Cổn đã viết dịch thuật không

chỉ “xuất hiện trong xã hội trước hết như một hoạt động ngôn từ nhằm khắc phục sự bất đồng ngơn ngữ trong q trình giao tiếp giữa người và người” mà còn “đáp ứng nhu cầu bảo tồn, truyền bá hoặc tiếp nhận tri thức văn hóa và khoa học của các dân tộc và các cộng đồng” [7]. Cùng quan điểm với Nguyễn Hồng Cổn về tầm quan trọng của dịch thuật với sự phát triển của xã hội loài người do tác động của nó vào sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, Delisle và Woodsmoth (1995) đã chỉ ra tầm quan trọng của dịch thuật: “Người dịch đã lập ra chữ cái, giúp xây dựng ngôn ngữ và các từ điển. Họ đóng góp vào việc hình thành các nền văn hóa và nhân tố chủ chốt của các thời điểm lớn của lịch sử, biên dịch và phiên dịch viên đã đóng vai trị quyết định trong sự phát triển của xã hội và sự hình thành lịch sử tri thức” [32].

Hồ Đắc Túc (2012) cũng khẳng định rằng trong q trình hiện đại hóa của Việt Nam, nhu cầu tiếp thu nhanh và hữu hiệu tri thức nhân loại, công nghệ hiện đại và chuẩn bị cho việc sáng tạo công nghệ và thẩm thấu các nền văn hóa cũng như khoa học trên thế giới lại càng cần thiết. Việc tiếp thu và lĩnh hội các kiến thức này địi hỏi phải có các dịch phẩm trong các lĩnh vực.

Đáp ứng nhu cầu phát triển đó, thị trường dịch thuật cũng khơng ngừng thay đổi trong các lĩnh vực đời sống và khoa học chuyên ngành, càng khẳng định được vị trí quan trọng của dịch thuật trong hoạt động giao tiếp, trao đổi văn hóa giữa các nước.

Tóm lại, dịch thuật có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống con người, giúp cho quá trình giao lưu giữa các cộng đồng, đáp ứng như cầu bảo tồn, truyền bá hoặc tiếp nhận tri thức văn hóa và khoa học của các dân tộc và các cộng đồng, đóng góp vào việc hình thành các nền văn hóa dân tộc, truyền bá kiến thức và tơn giáo, góp phần vào sự phát triển của xã hội và sự hình thành lịch sử tri thức.

Cùng với hoạt động dịch thuật, tương đương dịch thuật với tư cách là mối quan hệ tương đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích đã được các dịch giả cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu với nhiều ý kiến khác nhau. Một số người hoàn toàn phủ nhận khả năng chuyển dịch tương đương một văn bản từ ngữ này sang ngữ khác. Một số khác thừa nhận khả năng chuyển dịch tương đương nhưng lại thần bí hóa q trình dịch thuật, phủ nhận tính khách quan của tương đương dịch thuật. Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu quan điểm của Nguyễn Hồng Cổn: “Tương đương dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn và văn bản đích với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của dịch thuật như một q trình giao tiếp” [7, tr.51]. Điều đó có nghĩa là tương đương dịch thuật có một thuộc tính khách quan, có mối quan hệ giữa văn bản nguồn và văn bản đích. Mức độ tương đương đơn vị văn bản nguồn và văn bản địch biến đổi theo số lượng và tính chất của các bình diện tương đương được dịch. Thêm vào đó, người dịch phải chịu ảnh hưởng và sự chi phối của các nhân tố như loại hình văn bản, nội dung thông tin trong văn bản nguồn, mục đích giao tiếp, yếu tố văn hóa của đối tượng tiếp nhận văn bản khi thực hiện thao tác tìm tương đương trong dịch thuật. Từ quan niệm trên, tác giả đưa ra bốn bình diện tương đương dịch thuật: tương đương ngữ âm, tương đương ngữ pháp, tương đương ngữ nghĩa và tương đương ngữ dụng.

-Tƣơng đƣơng ngữ âm: Thuộc về tương đương này là những tương đương về hình thức như âm vị, ở cấp độ từ. Thường thể hiện ở các từ vay mượn, hoặc phiên âm như “café” – “cà phê” …

-Tƣơng đƣơng ngữ pháp: Ở cấp độ câu sự tương đương âm vị ít xảy ra và thường đi liền với tương đương ngữ pháp. Tương đương ngữ pháp là tương đương về các phương diện phạm trù từ loại của các từ, trật tự từ, cấu

trúc cú pháp và kiểu câu như We have already signed the contract – Chúng tơi đã kí hợp đồng.

- Tƣơng đƣơng ngữ nghĩa: Tương đương ngữ nghĩa là khả năng tương đương giữa các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích về nghĩa sở biểu và nghĩa sở chỉ ở cấp độ từ; nghĩa mô tả hoặc nghĩa mệnh đề ở cấp độ câu. Vì có hiện tượng đa nghĩa nên ngữ nghĩa của từ có tương đương ngữ nghĩa khác nhau trong từng ngữ cảnh, ví dụ “effect” là “ảnh hưởng” nhưng “special effects” trong điện nhr được dịch là “kĩ xảo điện ảnh” và “butterfly effect” dịch là “hiệu ứng cánh bướm”.

- Tƣơng đƣơng ngữ dụng: Tương đương về mục đích thơng báo, về

giá trị thông báo hay tiêu điểm thơng tin, về nghĩa tình thái hay giá trị biểu cảm là các khả năng tương đương trong tương đương ngữ dụng.

* Xét theo sự có mặt và vắng mặt của bốn bình diện tƣơng đƣơng cơ bản nêu trên, ông phân chia các tương đương dịch thuật thành hai nhóm

lớn với các kiểu tương đương sau:

- Các tƣơng đƣơng hoàn toàn: bao gồm hai kiểu tương đương sau:

+ Tương đương hoàn toàn tuyệt đối: là các tương đương dịch thuật

tương ứng với nhau trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ở cấp độ từ, đó là việc dịch bằng cách dùng lại các từ ngữ mà ngữ đích vay mượn trực tiếp từ ngữ nguồn bằng các phiên âm hay để nguyên dạng. Ở cấp độ câu, kiểu tương đương tuyệt đối chỉ xảy ra khi các ngơn ngữ có quan hệ họ hàng rất gần gũi hoặc có tiếp xúc, vay mượn từ lâu đời.

+ Tương đương hoàn toàn tương đối: là các tương đương dịch thuật

giống nhau trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ở cấp độ từ, đó là các tương đương đồng nghĩa ngữ cảnh và phi ngữ cảnh. Ở cấp độ câu, nếu chúng ta giới hạn sự tương đương về ngữ pháp ở một vài đặc điểm quan

trọng nhất như phạm trù từ loại của từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp, kiểu câu, có thể thấy các tương đương dịch thuật này cũng khá phổ biến.

- Các tƣơng đƣơng bộ phận: là các tương đương dịch thuật chỉ tương

ứng với nhau trên một hoặc hai bình diện. Chúng bao gồm các kiểu sau:

+ Tương đương ngữ pháp – ngữ nghĩa: đây là kiểu tương đương dịch

thuật mà do sự khác biệt tinh tế giữa hai ngôn ngữ mà người dịch không thể chuyển tải được hết các thông tin dụng học khác nhau của các đơn vị dịch.

+ Tương đương ngữ pháp – ngữ dụng: là kiểu tương đương trong đó

các đơn vị dịch của văn bản nguồn và văn bản đích chỉ tương đương nhau về ngữ pháp và ngữ dụng nhưng không tương đương về nghĩa.

+ Tương đương ngữ nghĩa – ngữ dụng: đây là kiểu tương đương phổ

biến nhất. Ở kiểu tương đương này đơn vị gốc và đơn vị đối dịch có nghĩa biểu hiện và nghĩa ngữ dụng (đích ngơn trung, giá trị thơng báo…) tương ứng với nhau nhưng giữa chúng có những khác biệt nhất định về mặt ngữ pháp.

+ Tương đương thuần ngữ dụng: Đây là kiểu tương đương tự do nhất, trong đó các khía cạnh tương đương khác nhau về thông tin ngữ dụng (đặc biệt là đích ngơn trung, giá trị thơng báo) hầu như độc lập với tương đương ngữ pháp và ngữ nghĩa, và nếu chúng ta cố liên kết chúng khi dịch, câu đối dịch sẽ trở nên vô nghĩa giống như dịch từng từ. Vì vậy, ở đây tương đương ngữ dụng là ưu tiên dịch duy nhất. Kiểu tương đương này thường gặp khi dịch các câu có tính nghi thức hoặc tính thành ngữ cao [7, tr.53-55].

Theo tổng hợp về các loại hình tương đương của nhà nghiên cứu Lê Hùng Tiến (2008), có 4 cách phân loại tương đương dịch thuật:

1) Tương đương hình thức (form-based equivalence): tương đương ở

cấp độ từ, cấp độ câu và cấp độ văn bản (Baker).

2) Tương đương ngữ nghĩa (meaning-based equivalence): tương

3) Tương đương chức năng (function-based equivalence): tương

đương động và tương đương hình thức (Nida).

4) Tương đương dựa trên số lượng các phần tương đương (quantity- based equivalence): có tương đương một với một như “auction” –

“đấu giá”, “embargo” – “cấm vận”; có tương đương một đối chiếu với nhiều hơn một như “interest” – “thích thú, quan tâm, tiền lãi”, “bank” – “bờ, mép, ngân hàng”; tương đương một với một bộ phận nhỏ hơn một.

Vậy khi nghiên cứu về dịch thuật, người ta đưa ra các cấp độ tương đương. Đó là tương đương ở cấp độ từ, tương đương ở cấp độ câu, tương đương vượt khỏi cấp độ câu, hoặc bỏ qua quan điểm tương đương, hoặc vượt khỏi tương đương về nghĩa hoặc tương đương trong mơ hình dịch thuật động. Tương đương có thể là tương đương về nghĩa, có thể tương đương hồn tồn hoặc tương đương một phần trong các văn bản dịch. Tương đương có thể là tương đương về ngữ cảnh, về ngữ nghĩa, ngữ pháp, từ vựng … Tương đương có thể là tương đương từ đối với từ, ngữ đối với ngữ, câu đối với câu. Dù đưa ra các cấp độ tương đương nhưng đó chỉ là tương đương tương đối, còn tương đương tuyệt đối trong dịch thuật được xem là khơng thể có.

Nói tóm lại, tương đương là vấn đề trung tâm trong lí thuyết dịch thuật. Đối với nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tơi sử dụng lí thuyết dịch và tương đương dịch thuật và chúng tơi áp dụng tương đương hình thức/ tương

đương khuôn mẫu (formal equivalence) để khảo sát việc dịch từ, ngữ chỉ rau

củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh. Nghĩa là tập trung so sánh, đối chiếu hình thức và nội dung của ngơn ngữ đích (tiếng Anh) tương xứng với ngơn ngữ nguồn (tiếng Việt). Cụ thể là hình thức và nội dung của từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh như thế nào. Chúng tôi dừng lại ở tương

đương từ vựng: nghĩa là biểu đạt chính xác khái niệm, tên gọi của từ, ngữ chỉ rau củ quả.

1.5.3. Chuyển dịch từ, ngữ (định danh)

Là một q trình của hoạt động ngơn ngữ, dịch từ ngơn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích rất cần thống nhất nội dung và hình thức giữa hai ngơn ngữ nguồn và đích, tức là phải thiết lập sự tương đương ở nhiều cấp độ khác nhau: từ vựng, ngữ pháp, phong cách, nhằm đảm bảo văn bản đích gần nhất với băn bản nguồn. Thực tế là một sự tương đương hồn tồn gần như là khơng thể có được, nhất là khi hai ngơn ngữ khơng cùng loại hình như tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, tương đương dịch thuật vẫn cần hướng tới đảm bảo sự tương ứng. Chuyển dịch từ, ngữ cũng khơng ngồi qui tắc này. Chẳng hạn, từ, ngữ chỉ rau củ quả tiếng Việt khi chuyển dịch sang tiếng Anh hầu hết vẫn có tương ứng từ với từ, ngữ với ngữ... Về nghĩa, tương đương dịch, theo Nguyễn Hồng Cổn, phải là “sự trùng hợp, hay tương ứng trên một hay nhiều bình diện...” chứ khơng phải là sự giải thích, định nghĩa, tuy rằng việc chuyển dịch những tên gọi sự vật, hiện tượng vốn khơng tồn tại trong ngơn ngữ đích thực sự là rất khó khăn (như phần khảo sát cụ thể của chúng tôi ở các chương sau). Chuyển dịch từ, ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, như Newmark, J.P.Vinay&J.Darbelnet, Nguyễn Hồng Cổn... (dẫn theo Khổng Minh Hoàng Việt). Theo các nhà nghiên cứu này, dịch thường được tiến hành theo những phương pháp chủ yếu sau.

Dịch nguyên văn, tức là dịch từ đối từ, cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ

nguồn thay thế bằng cấu trúc của ngơn ngữ đích. Cách dịch này áp dụng cho trường hợp có tương đương giữa ngơn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích, và ở những trường hợp câu có cấu trúc cú pháp đơn giản. Chẳng hạn trường hợp

lemon... Hoặc câu “Anh cũng mua sẵn bánh đậu xanh, chuối, trứng luộc, bánh chưng” (Thời xa vắng) được dịch gần như nguyên văn thành “He also stocked up on green pea cake, bananas, hard boiled eggs and soft rice cake”

(bản dịch tiếng Anh).

Phiên âm (chuyển tự), là dùng hệ thống chữ cái của ngơn ngữ đích để

ghi cách phát âm của ngôn ngữ nguồn. Kiểu dịch này chỉ áp dụng cho bậc từ, ngữ, và thường là trường hợp phiên âm từ, ngữ tiếng nước ngoài khi vay mượn vào tiếng Việt, chẳng hạn như bánh ga-tô, (chơi) gôn... là phiên âm từ

gâteau của tiếng Pháp, golf của tiếng Anh...

Chuyển tự thì áp dụng trong trường hợp ngơn ngữ đích có hệ thống văn tự khác ngồi Latin (thường là những ngơn ngữ như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan).

Dịch vay mượn nguyên dạng là khi từ, ngữ của ngơn ngữ nguồn được

đưa thẳng sang ngơn ngữ đích. Phương pháp này có ưu điểm là giữ nguyên được nghĩa chính xác của từ, ngữ. Chẳng hạn trường hợp “phở, áo dài” của tiếng Việt, phiên âm sang tiếng Anh chỉ bỏ dấu thanh điệu thành “pho, ao

dai”.

Ngồi ra cịn có dịch tương đương và dịch thoát như là 2 cách dịch đối lập nhau. Chẳng hạn, để dịch thành ngữ tiếng Nga “mặt vàng như chanh” thì tiếng Việt phải tương đương với “mặt vàng như nghệ”, tức là chanh đã được thay bằng nghệ thì mới phù hợp với sự so sánh của người Việt. Cịn dịch thốt chẳng hạn như câu “Một bát rau muống hoặc rau cải xào hoặc luộc chấm

tương” trong tiểu thuyết “Thời xa vắng” được dịch thoát là “A pot of corn pudding and a bowl of boiled bindweed or stir-fry spinach to eat with salted soybean was enough to make any family enthusiastic”.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này, luận văn đã làm rõ một số khái niệm làm nền tảng cho những miêu tả, phân tích ở các chương 2 và chương 3.

Trước hết là về tổng quan lịch sử nghiên cứu. Tiếp đến là khái quát chung về từ và cấu tạo từ, ngữ; quan niệm về từ và quan niệm về ngữ làm cơ sở cho việc phân tích, miêu tả ở các chương tiếp theo. Tiếp đó là vấn đề định danh trong ngơn ngữ, về các phương thức định danh trong ngôn ngữ và các ngơn ngữ khác nhau thì sử dụng các phương thức định danh khác nhau. Trong đó, tư duy tộc người, văn hóa của tộc người có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn các yếu tố, tính chất của sự vật để định danh.

Những nghiên cứu về đối chiếu từ vựng và sơ lược về dịch thuật. Ở mỗi vấn đề, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một bức tranh khái quát nhất cũng như cố gắng xác lập một cách hiểu mà theo chúng tôi là phù hợp nhất với nghiên cứu.

Định hướng của sự vận dụng vào phân tích ngữ liệu tiếng Việt chúng tơi sẽ tiến hành hai bình diện chính là cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt (có khảo sát chuyển dịch sang tiếng Anh). Cơ sở lí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau quả tiếng Việt sang tiếng Anh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)