Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau quả tiếng Việt sang tiếng Anh (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.1. Đặc điểm cấu tạo từ, ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt

2.1.2. Từ, ngữ chỉ rau củ quả có cấu tạo là từ ghép

Như đã đề cập ở trên, theo Nguyễn Tài Cẩn, tất cả các tổ hợp có âm tiết chặt chẽ, cố định đều là từ ghép. Ông dựa vào quan hệ giữa các thành tố trực tiếp, phân loại từ ghép thành ba kiểu lớn: từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu kết. Số lượng từ ghép chỉ rau củ quả trong tiếng Việt mà chúng tôi thống kê được là 238/314 đơn vị, chiếm 75,8%.

2.1.2.1. Từ ghép phụ nghĩa

Từ ghép phụ nghĩa là từ ghép có một thành tố trực tiếp đứng làm nịng cốt rồi bên cạnh ghép thêm một thành tố khác đứng làm thành tố phụ, tức là yếu tố sau hạn định cho yếu tố thứ nhất. Trong số 238 từ ghép nghĩa trên, phần lớn đều là từ ghép phụ nghĩa như:

cà bát – cà chua – cà pháo – cà tím

cải canh – cải thìa – cải bẹ - cải cúc – cải xoong

Loại từ ghép này chiếm 83,6% (199/238). Và đã được chúng tôi thống kê tổng hợp ở trang 79 phần phụ lục.

Kết quả khảo sát của chúng tôi về kiểu từ ghép này hoàn toàn trùng khớp với nhận xét của Nguyễn Tài Cẩn: từ ghép phụ nghĩa là kiểu từ ghép phổ biến nhất trong số các từ ghép của tiếng Việt. Trong số 238 từ ghép nghĩa thì có tới 199 từ ghép phụ nghĩa, chiếm 83,6%.

Có thể thấy, đây cũng chính là những từ có định danh bậc 2. Xét về quan hệ giữa các thành tố trực tiếp, chúng tôi nhận thấy phần lớn các từ ghép phụ nghĩa này được đặt theo quan hệ thuận (thành tố chính + thành tố phụ), tính định danh được xác định nhờ vào thành tố chính nêu lên nội dung ý nghĩa

gốc làm cơ sở cho ý nghĩa của cả tổ hợp, còn thành tố phụ chỉ bổ sung thêm một chi tiết phụ làm cho ý nghĩa của cả tổ hợp trở nên cụ thể hơn.

Ví dụ:

Thành tố phụ chỉ hình dáng của rau củ quả như: cà bát, rau hến, nấm mèo, đậu rồng, củ trâu, sắn dây, xoài voi, ổi trâu, …

Thành tố phụ chỉ tính chất của rau củ quả như cà chua, cải cay, mướp đắng, mướp hương, củ cải đường, khoai mỡ, khoai nước, cam đường, mít dai, mít mật, nhãn nước, dưa bở …

Thành tố phụ chỉ màu sắc của rau củ quả như bí đỏ, cà tím, dền tía, củ

cải trắng, khoai nghệ, khoai tía, dưa vàng, trám trắng, trám đen…

Thành tố phụ chỉ nguồn gốc, xuất xứ của rau củ quả như: cần ta, cần tây, hành tây, mướp tàu, khoai tây, đậu Hà Lan, ớt Đà Lạt, táo tàu, táo ta …

2.1.2.2. Từ láy âm

Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm.

Trong tổng số 238 từ ghép nghĩa, chúng tôi thu được 9 từ láy đơi chiếm 3,8% và khơng có từ láy ba hay láy bốn.

Trong đó:

+ Về các yếu tố âm đoạn tính: các thành tố trực tiếp phải tương ứng với nhau, hoặc ở phụ âm đầu có: giâu gia, núc nác.

 Hoặc ở vần: chà là, chòi nòi, thồm lồm.

 Có khi các thành tố trực tiếp tương ứng cả ở phụ âm đầu, cả ở vần (láy toàn bộ): chôm chôm, su su.

 Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính, các thành tố nói chung đều phải có thanh thuộc cùng một âm vực như: bòn bon, đu đủ.

2.1.2.3. Từ ngẫu hợp

Kiểu từ ghép, trong đó các thành tố kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không dựa trên quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên quan hệ ngữ âm, được gọi là từ ngẫu hợp [1, tr.139].

Trong tổng số 238 từ ghép nghĩa, chúng tôi thu được 5 từ thuộc địa hạt từ ngẫu hợp, đó là các từ: bồ quân, mùng quân, sổ bà, sơn trà, vú sữa, chiếm 2,1%.

Ví dụ như từ “vú sữa” là tên gọi được đặt tên theo sự tích dân gian Việt Nam: người mẹ vì nng chiều con mà con đâm hư hỏng không nghe lời mẹ, bỏ nhà ra đi theo bạn bè xấu. Đến khi đói khát quay về tìm mẹ thì khơng thấy mẹ đâu. Chỉ thấy một cây lạ mọc ở trong vườn, cây cho quả thơm ngọt như dịng sữa mẹ. Cây đó chính là hiện thân của người mẹ mỏi mòn đợi con về. Về sau, loại trái cây thơm ngon đó mới được người dân u thích đặt tên là cây vú sữa và đem giống đi gieo trồng ở khắp nơi.

2.1.2.4. Từ ngoại lai

Từ ngoại lai là những từ mà tiếng Việt tiếp nhận của các ngơn ngữ khác cả về nội dung và hình thức. [9, tr.309]

Trong tổng số 238 từ ghép nghĩa, chúng tơi thu được 25 từ ngoại lai, trong đó có 14 từ Hán Việt như đinh lăng, hạnh đào, kinh giới, phật thủ ; 6 từ ngoại lai Pháp như: cà rốt, súp lơ, su hào và 5 từ ngoại lai Thái như bình bát,

mắc coọc chiếm 10,5% (25/238). Chúng tôi đã thống kê ở trang 82 phần phụ

lục.

Sau khi khảo sát về cấu tạo của 314 từ, ngữ rau củ quả trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy số lượng từ đơn chỉ chiếm khoảng 1/3 với 24,2% (76/314), số lượng từ ghép chiếm gần 2/3 với 75,8% (238/314).

Trong tổng số 238 từ ghép thì từ ghép phụ nghĩa chiếm 83,6% (199/238), từ láy âm chiếm 3,8% (9/238), từ ngẫu hợp chiếm 2,1% (5/238) và từ ngoại lai chiếm 10,5% (25/238).

Các từ, ngữ rau củ quả trong tiếng Việt chỉ là một trong những trường từ vựng – ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy trường từ vựng – ngữ nghĩa này cũng có đầy đủ những đặc trưng cơ bản của từ vựng tiếng Việt. Trong trường từ vựng này, số lượng từ đơn khơng nhiều lắm, chỉ chiếm 24,2%, kết quả này hồn toàn trùng khớp với nhận xét của hầu hết các nhà Việt ngữ học: “tuy số lượng không nhiều lắm (chiếm gần 1/3 tổng số) nhưng từ đơn có vị trí vơ cùng quan trọng trong vốn từ vựng tiếng Việt. Chúng là nòng cốt, là xương sống của vốn từ tiếng Việt” [theo Nguyễn Đức Tồn, 1997].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau quả tiếng Việt sang tiếng Anh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)