Hành vi thích nghi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 30 - 36)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THÍCH NGHI

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.3. Hành vi thích nghi

HVTN là một thuật ngữ được phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu về KTTT, được chuyển dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là adaptive behavior. Một trong những khái niệm đầu tiên về HVTN là của Doll năm 1953. Ông cho rằng HVTN là “khả năng hoạt động của cơ thể để thực hiện sự độc lập cá

nhân và trách nhiệm xã hội”. Sau đó, vào năm 1959, AAIDD đưa thuật ngữ

HVTN vào khái niệm KTTT và xem nó như là một trong những tiêu chí để chẩn đốn và đánh giá KTTT. Thuật ngữ này được chấp nhận rộng rãi bởi giới học thuật trong lĩnh vực KTTT. Có nhiều cách định nghĩa khái niệm HVTN dựa trên những quan niệm khác nhau. Sau đây là một số khái niệm cơ bản:

Theo Mercer, HVTN là khả năng trẻ thực hiện được những vai trò xã hội khác nhau, phù hợp với người cùng lứa tuổi và cùng giới tính, đáp nghi được yêu cầu của hệ thống xã hội nơi trẻ sống và hoạt động. Theo cách đó, việc thực hiện vai trò xã hội của trẻ được xem xét trong mối quan hệ với những hệ thống xã hội cụ thể và chức năng của những hệ thống này. Nói cách khác, HVTN là khả năng cá nhân đóng những vai trị xã hội phức tạp khác nhau. HVTN của trẻ nhỏ được xem như là phạm vi mà trong đó trẻ thực hiện được các KN tự phục vụ và KN xã hội, nhờ đó những chức năng phức tạp hơn được hình thành.

Leland và cộng sự cho rằng HVTN nên được xem xét ở ba khía cạnh là:

(1) Hoạt động độc lập: là khả năng cá nhân có thể hồn thành những nhiệm vụ và hoạt động mà môi trường cộng đồng địi hỏi, kể cả những địi hỏi để có thể tồn tại trong mơi trường đó và những địi hỏi phù hợp với độ tuổi.

(2) Trách nhiệm cá nhân: là khả năng cá nhân tự nguyện thực hiện những việc cần thiết có thể hồn thành được (với sự giám sát), là khả năng cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Những khả năng này được thể hiện trong việc đưa ra quyết định và lựa chọn hành.

(3) Trách nhiệm xã hội: là khả năng cá nhân tiếp nhận trách nhiệm như là một thành viên của nhóm xã hội và thực hiện những hành vi phù hợp với kì vọng của các thành viên trong cùng nhóm xã hội. Khả năng này được thể hiện ở mức độ tuân lệnh, sự sáng tạo xã hội mang tính tích cực, sự điều chỉnh xã hội và sự trưởng thành về mặt xã hội. Khả năng này còn được phân tích ở khía cạnh trách nhiệm kinh tế của cá nhân.

Theo tác giả Nihira (1969, 1976), HVTN chính là cách mà cá nhân thực hiện những nhiệm vụ (hoạt động) phù hợp với lứa tuổi và nhóm văn hố.

Năm 1959, AAIDD cho rằng HVTN là năng lực đáp nghi những đòi hỏi hàng ngày của mơi trường, là những gì con người thực hiện để chăm sóc chính mình, để liên hệ với những người khác trong cuộc sống hàng ngày.

Theo Heber (1961), HVTN là cách xử sự mà nhờ đó các cá nhân đáp ứng những địi hỏi tự nhiên và xã hội trong mơi trường sống.

Theo Grossman, HVTN chính là mức độ và hiệu quả mà cá nhân đáp nghi được tiêu chuẩn độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội mà những người cùng độ tuổi thuộc cùng nền văn hoá đạt được (Grossman 1973, 1983)

Theo Scmidt và Salvia, HVTN là cách thức cá nhân thích nghi với các yêu cầu của môi trường tự nhiên và xã hội mà họ đang sống (Scmidt và Salvia, 1984).

Theo Cicchetti và Sparrow (1990), HVTN là sự phát triển và vận dụng những khả năng cần thiết để đạt được sự độc lập cá nhân và sự hoàn thiện về mặt xã hội.

Luckasson (1992) nhấn mạng rằng HVTN chính là những KN thích nghi mà nhờ đó con người có thể đáp ứng được những tình huống quen thuộc, đồng thời có thể thay đổi hành vi để phù hợp với những địi hỏi của hồn cảnh. Những KN thích nghi đó là: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại nhà, các KN xã hội, sử dụng phương tiện công cộng, tự điều khiển, sức khoẻ và an toàn, học đường chức năng, giải trí, lao động/làm việc.

Định nghĩa của Dykens, Hodapp và Leckman (1994) cho rằng HVTN là một cấu trúc phát triển và văn hố mơ tả cách thức mà mỗi cá nhân đáp nghi với nhưng yêu cầu của môi trường sống thơng qua các tình huống khác nhau. HVTN phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cá nhân và sự mong đợi của mơi trường văn hố.

Năm 2002, AAIDD đưa ra định nghĩa HVTN là những KN nhận thức, xã hội và thực hành mà mỗi người học được để hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Khái niệm này cũng được Schalock và cộng sự lặp lại vào năm 2010.

Như vậy, xét về mặt ngữ nghĩa, HVTN được hiểu như là hành vi có tính thích nghi, nghĩa là chúng được xem xét trên cơ sở đánh giá sự phù hợp và khả năng đáp ứng của hành vi đó đối với các u cầu của mơi trường sống. Nếu phù hợp và đáp ứng được thì có HVTN, nếu khơng phù hợp và không đáp ứng được thì thiếu hụt về HVTN. Cách nhìn nhận HVTN như vậy cũng xuất phát từ nguồn gốc phát sinh của thuật ngữ này là từ những nghiên cứu về khuyết tật trí tuệ.

Từ những phân tích trên, có thể đi đến những kết luận: HVTN là một

tập hợp các KN mà cá nhân học được và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày nhằm đáp ứng những yêu cầu của môi trường sống và hội nhập vào cộng đồng.

Trong phạm vi luận văn này, HVTN được xem là KN, là cách thức cá

nhân đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng với tư cách là thành viên của cộng đồng đó. Vì vậy, khi xét đốn HVTN của một cá nhân, cần tính đến những điều kiện vốn có sau đây:

(1) HVTN có liên quan tới độ tuổi. Đối với phần lớn cá nhân, HVTN

tăng lên và trở nên phức tạp hơn cùng với việc cá nhân lớn lên. Đối với trẻ nhỏ hơn, các hoạt động như mặc quần áo hay hòa hợp với bạn bè là quan trọng; đối với người lớn, duy trì cơng việc và quản lý tiền bạc là cần thiết.

(2) HVTN được xác định bằng sự kì vọng hoặc tiêu chuẩn của người

khác. Sự phù hợp về HVTN của cá nhân được đánh giá bởi những người sống, làm việc và tương tác với cá nhân đó. Hành vi càng phù hợp càng thể hiện có HVTN ở mức độ cao.

(3) HVTN có thể thay đổi được. Trái ngược với trí tuệ được xem là tương đối ổn định qua thời gian đối với hầu hết cá nhân, HVTN có thể trở nên tệ hơn hoặc có thể cải thiện phụ thuộc vào sự can thiệp, thay đổi của môi trường, các tổn thương thể chất hoặc cảm xúc, hoặc các sự kiện khác.

(4) HVTN được được thể hiện bằng những KN đặc thù chứ không

phải là khả năng. Trong khi khả năng tồn tại dưới dạng tiềm tàng thì HVTN là minh cho thực tiễn cho khả năng đó.

Cũng như khi định nghĩa khái niệm HVTN, cấu trúc HVTN cũng có nhiều quan điểm xác định khác nhau. Tuy vậy, điểm chung của các quan điểm này là đều tiếp cận đa chiều, đa nhân tố về cấu trúc HVTN.

Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận theo quan điểm của Sparrow, Cicchetti và Balla về cấu trúc của HVTN được thể hiện trong thang đo Vineland II được cơng bố vào năm 2005 tại Hoa Kì [36] để đánh giá mức độ HVTN của trẻ từ 3 - 5 tuổi. Theo đó, HVTN gồm có 4 lĩnh vực là: Giao tiếp, KN sinh hoạt hàng ngày, Xã hội hố và Vận động. Mỗi lĩnh vực có các tiểu lĩnh vực tương ứng với những diễn giải cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Cấu trúc hành vi thích nghi theo Sparrow, Cicchetti và Balla

Lĩnh vực

Tiểu lĩnh vực Nội dung

Giao tiếp

Tiếp nhận Khả năng lắng nghe, tập trung chú ý và thơng hiểu

Biểu đạt

Khả năng nói

Khả năng sử dụng từ vựng và câu để thu thập và cung cấp thông tin

Văn bản Khả năng tạo nên từ vựng từ các kí tự

Khả năng đọc, viết

Sinh hoạt hàng ngày

Sinh hoạt cá nhân Khả năng ăn uống, mặc/ cởi quần áo và vệ sinh cá

Sinh hoạt gia đình Khả năng thực hiện các cơng việc trong gia đình

Sinh hoạt cộng đồng Khả năng sử dụng thời gian, tiền bạc, điện thoại,

máy tính và các KN nghề nghiệp

Xã hội hóa

Quan hệ liên cá nhân Khả năng tương tác với người khác

Vui chơi và giải trí Khả năng vui chơi và tham gia các hoạt động giải

trí

KN ứng xử Khả năng thể hiện trách nhiệm và sự thấu cảm

với người khác

Vận động

Vận động thô Khả năng sử dụng cánh tay và chân để di chuyển

và phối hợp vận động

Vận động tinh Khả năng sử dụng bàn tay, ngón tay để thao tác với đồ

vật

Cấu trúc 4 lĩnh vực này chỉ được xem xét đầy đủ với cá nhân dưới 7 tuổi và trên 50 tuổi. Với những cá nhân từ 7 tuổi đến xấp xỉ 50 tuổi, HVTN không bao gồm lĩnh vực Vận động. Các lĩnh vực trên tập hợp thành chỉ số HVTN tổng hợp. Như vậy có thể thấy dù có nhiều cách trình bày khác nhau về cấu trúc của HVTN nhưng tựu chung các tác giả quan niệm cấu trúc của HVTN là tập hợp của các KN thể hiện cách thức mà cá nhân đáp ứng với các yêu cầu của cộng đồng. Mặt khác, các tác giả cũng nhấn mạnh nhiều đến KN thực tiễn trong cuộc sống hơn là những hiểu biết, kiến thức. Trong luận văn này, tôi sử dụng cấu trúc HVTN của Sara S.Sparrow, Domenic V. Cicchetti, David A. Balla làm cơ sở nghiên cứu bởi những lí do sau:

(1) Cấu trúc này đã được nhiều tác giả nước ngoài sử dụng và khẳng

(2) Cấu trúc này phản ánh khá toàn diện về HVTN với 4 lĩnh vực và 11 tiểu lĩnh vực tương nghi. Mặt khác, chỉ duy nhất cấu trúc này cho phép đánh giá chung về mức độ HVTN tổng thể của cá nhân.

Như vậy, HVTN là năng lực đáp ứng những địi hỏi hàng ngày của mơi trường, những tiêu chuẩn độc lập cá nhân mà những người cùng độ tuổi, cùng nền văn hố và cùng mơi trường xã hội đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)