Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 84 - 138)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Dựa trên những kết quả nghiên cứu thực trạng và mối quan hệ giữa mức độ HVTN của trẻ và các yếu tố liên quan, đề tài nêu lên một số vấn đề thảo luận, xoay quanh việc so sánh kết quả luận văn và những công bố khác và nhận xét của bản thân trong quá trình tiến hành ứng dụng thang đo

3.3.1. Thang đo Vineland II là trắc nghiệm có nhiều giá trị đánh giá HVTN của trẻ.

Việc sử dụng thang đo Vinland II một cách phổ biến tại các quốc gia châu Âu như Mỹ, Hà Lan; một số nước châu Á như Ấn Độ (King George Medical University, 2014), Trung Quốc ( Menghini, 2013) đã khẳng định giá trị khoa học và độ tin cậy của trắc nghiệm này trong việc đánh giá HVTN của trẻ.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, điểm chuẩn trung bình chỉ số HVTN tổng hợp là 90.39. Còn xét 04 lĩnh vực theo thang đo đều đạt điểm

chuẩn mức độ trung bình , lĩnh vực có điểm cao nhất là Vận động (ĐTB =

94.66), thấp nhất là Giao tiếp (ĐTB = 90.99). Trong khi đó, kết quả nghiên

cứu ở Mỹ xác định chỉ số HVTN của trẻ em Mỹ dao động mức 100.

So sánh kết quả HVTN của đề tài trên đối tượng trẻ bình thường cao hơn mức độ HVTN của trẻ chậm phát triển như trẻ mắc hội chứng Down có

ĐTB = 56,54 [21]. Điều đó cũng cho thấy sự khác biệt về kết quả HVTN và

trẻ chậm phát triển, phù hợp tình hình phát triển khách quan của hai nhóm đối tượng trẻ này.

3.3.2. Phiên bản Vineland II nên được tiếp tục tiến hành thích nghi phù hợp với văn hóa Việt Nam

Thang đo Vineland II được thực hiện phổ biến các nước châu Âu, nên khi vận dụng vào các nền văn hóa khác có sự khác biệt về văn hóa nên đồng thời khác biệt về mức độ HVTN ở các hành vi cụ thể. Một nghiên cứu ở Ấn Độ trên trẻ từ 3 - 9 tuổi đã xác định có 44 items (chiếm 10.16%) trong tổng số các items của thang đo Vinland cần được thích nghi hóa. Đề tài cũng có nhận xét tương tự khi vận dụng trắc nghiệm Vineland II khảo sát trẻ từ 3 - 5 tuổi ở Hà Nội và Nghệ An.

Trong quá trình nghiên cứu, khi thực hiện trắc nghiệm này ở lĩnh vực giao tiếp tôi nhận thấy trắc nghiệm Vineland II bộc lộ một số vấn đề liên quan q trình Việt hóa thang đo. Ví dụ trong tiểu lĩnh vực biểu đạt thang đo

và các thời như quá khứ, hiện tại, hiện tại tiếp diễn, v.v. Các dạng ngữ pháp như vậy ít có sự tương đồng và ít được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Ở tiểu lĩnh vực văn bản, theo văn hoá Việt Nam, trẻ 3 – 4 tuổi chưa được dạy nhiều về KN như phân biệt chữ và số, viết tên mình, v.v. Vì vậy, trẻ gặp khó khăn khi thực hiện những kỹ năng đó nên điểm số của trẻ đạt được trong tiểu lĩnh vực này thường thấp và khơng đồng đều. Kết quả nghiên cứu này cũng có những điểm phát hiện tương đồng với đề tài của tác giả Nguyễn Đức Sơn [11].

Ngoài ra, trong số 20 kỹ năng kiểm tra tiểu lĩnh vực biểu đạt trong độ tuổi 3 - 5, có 6/20 kỹ năng liên quan đến khả năng lắng nghe của trẻ. Hầu hết, các trẻ trong đánh giá khó khăn khi đạt được những yêu cầu về lắng nghe theo trắc nghiệm. Khi phỏng vấn phụ huynh, tương tác với trẻ hay quan sát trẻ, tôi cũng nhận thấy thời gian chú ý của trẻ thường ngắn, mức độ tập trung chưa cao nên khó có thể đạt được yêu cầu thang đo. Kết quả này có ý nghĩa về quan sát thực tiễn hơn, nên cần có những nghiên cứu sâu hơn để làm rõ vấn đề này.

Trong tiểu lĩnh vực sinh hoạt gia đình, với độ tuổi 3 - 5 tuổi, trẻ mới chỉ có khả năng thực hiện những yêu cầu đơn giản như thu dọn đồ chơi, phụ giúp việc vặt trong nhà, cẩn thận khi sử dụng các vật sắc nhọn. Trong tiểu lĩnh vực này, tơi nhận thấy có khá nhiều mẫu hành vi yêu cầu trẻ sử dụng các đồ dùng như lị vi sóng, lị nướng, máy rửa bát, v.v. ít có tính phù hợp với thực tế trẻ Việt Nam, ngay cả với những trẻ lớn hơn. Vì vậy, điểm chuẩn trung bình của tiểu lĩnh vực này thấp hơn các tiểu lĩnh vực khác trong lĩnh vực sinh hoạt thường ngày

Ở tiểu lĩnh vực ứng xử, có một số hành vi ứng xử khơng được coi trọng và nhấn mạnh trong văn hoá giáo dục ứng xử trẻ nhỏ ở Việt Nam. Ví dụ như kỹ năng số 2, số 5, số 6, số 9 thường dùng ở nước ngoài để thể hiện sự cảm ơn, xin vui lòng, xin lỗi, xin chào, tạm biệt, hẹn gặp lại…Vì vậy, tơi cho rằng, nên xem xét yếu tố văn hóa trong trắc nghiệm này và cần bổ sung thêm những nghiên cứu phạm vi rộng để điều chỉnh thang đo một cách phù hợp hơn.

3.3.3. Vineland II nên được sử dụng như một thông tin tham khảo để đánh giá sự phát triển của trẻ.

Trên cơ sở mục 3.4.1 và 3.4.2, đề tài cho rằng nên dùng kết quả Vineland II như một thông tin tham khảo về HVTN, chứ chưa nên dùng kết quả đó để khẳng đinh sự phát triển tồn diện ha một lĩnh vực nào đó của trẻ.

Ví dụ như, kết quả đánh giá cho thấy điểm trung bình của biểu đạt và tiếp nhận là khác nhau, biểu đạt cao hơn tiếp nhận với t (150) = -9.520. Tuy nhiên, trong thực tế quan sát và đánh giá trực tiếp trên trẻ, tơi nhận thấy có những trẻ có khả năng tiếp nhận thuộc nhóm trung bình hoặc trung bình thấp nhưng mức độ biểu đạt cũng chỉ đạt mức trung bình thấp, thậm chí là thấp. Kết hợp kết quả quan sát, đánh giá và phỏng vấn giáo viên trên những trẻ được đánh giá có mức độ tiếp nhận và biểu đạt không đồng nhất, tôi phát hiện hầu hết những trẻ này mặc dù có khả năng tiếp nhận trung bình nhưng có biểu hiện nhút nhát khi gặp người lạ, kém tự tin trong giao tiếp hoặc kém tập trung lắng nghe nên thường gặp khó khăn các hoạt động đối thoại, tập thể hay thể hiện bản thân. Vì vậy, mặc dù có 28.7% trẻ có mức độ tiếp nhận trung bình và trung bình thấp nhưng lên đến 34.6% trẻ có kết quả biểu đạt thuộc nhóm này.

Phỏng vấn Cơ N.T.X, cho biết " Ví dụ như em N.T.C (trẻ 4 tuổi, Hà

Nội), tơi nhận thấy em hiểu hết những gì người khác nói, cũng rất lắng nghe không giống các bạn nam hiếu động trong lớp nhưng khó diễn đạt câu trả lời khi được hỏi, thường ấp úng chờ sự gợi ý của giáo viên. Tơi nghĩ, vì C nhút nhát nên mới khơng tự tin như vậy".

Hoặc tiểu lĩnh vực vận động thô, ngồi sự khác biệt về văn hóa thành thị và nơng thơn dẫn đến việc trẻ nơng thơn ít có cơ hội thực hiện item đi xe đạp bánh phụ, thì những quan sát thực tế về tiềm năng vận động của trẻ nơng thơn có lẽ vẫn chưa được khai thác nên chưa thể đánh giá chính xác mức độ phát triển của trẻ.

xem xét đến việc Việt hóa để thích nghi thang đo, xây dựng những item tương đương hoặc phù hợp với văn hóa và đặc điểm của trẻ em Việt Nam.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở thực hiện trắc nghiệm Vinelad II, kết hợp đánh giá trực tiếp trên trẻ và quan sát lâm sàng, đề tài đã khái quát bức tranh thực trạng về mức độ HVTN của 150 trẻ. Các trẻ trong phạm vi nghiên cứu đạt mức độ HVTN trung bình, có sự khác nhau cụ thể về mức độ HVTN giữa các lĩnh vực, tiểu lĩnh vực, độ tuổi. Đồng thời, đề tài cũng xác định mối tương quan giữa các yếu tố với mức độ HVTN của trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong khuôn khổ đề tài khoa học này, kết quả đánh giá cho phép rút ra một số kết luận sau về lý luận và thực tiễn:

- Trong luận văn này, tôi sử dụng cấu trúc HVTN của Sara S.Sparrow, Domenic V. Cicchetti, David A. Balla làm cơ sở nghiên cứu. HVTN là một tập hợp các KN mà cá nhân học được và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày nhằm đáp ứng những yêu cầu của môi trường sống và hội nhập vào cộng đồng. Trong phạm vi luận văn này, HVTN được xem là KN, là cách thức cá nhân đáp ứng các yêu cầu của cộng đồng với tư cách là thành viên của cộng đồng đó.

- Vận dụng trắc nghiệm Vineland II kết hợp với quan sát lâm sàng vào

đánh giá mức độ HVTN của trẻ mầm non không những cho phép đưa ra được các kết luận về mức độ vượt chuẩn, đạt chuẩn hay dưới chuẩn của từng kỹ năng trên từng trẻ em mà còn cho phép phát hiện những khó khăn tâm lý của từng em có thể gặp phải trong q trình làm trắc nghiệm.

- Trước một thực tế, tỉ lệ trẻ em gặp các vấn đề về phát triển ngày càng tăng cao, làm thế nào để giáo dục trẻ em phát triển một cách hài hòa mà vẫn vượt trội - đó là một thách thức lớn đối với giáo dục trẻ em Việt Nam trong xã hội hiện đại. Vì vậy, việc đánh giá mức độ hành vi thích nghi của trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc phịng ngừa, phát hiện sớm những khó khăn của trẻ; định hướng phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

- Tác giả đã đánh giá được mức độ hành vi thích nghi của 150 trẻ từ 3 - 5 tuổi; so sánh được sự khác nhau về mức độ hành vi thích nghi của trẻ ở Nghệ An và Hà Nội, giữa các giai đoạn độ tuổi. Đồng thời, xác định được mối liên quan của các yếu tố hồn cảnh gia đình, cách chăm sóc và giáo dục

nghiên cứu phù hợp với đề tài, các kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy. Với các kết quả cụ thể như sau:

 Điểm chuẩn trung bình chỉ số HVTN tổng hợp là 90.39. Căn cứ vào

xếp loại mức độ HNTN qui định trong thang đo, 150 trẻ trong phạm vi nghiên cứu đạt mức độ HVTN trung bình (điểm chuẩn từ 85 - 114), khơng thuộc nhóm cần xem xét về mức độ thiếu hụt HNTN.

 Trong 04 lĩnh vực đều đạt mức độ HVTN trung bình, cao nhất là lĩnh

vực vận động, thấp nhất là lĩnh vực giao tiếp. Xét 11 tiểu lĩnh vực, 07 tiểu lĩnh vực đều đạt mức trung bình, 04 tiểu lĩnh vực đạt mức trung bình thấp.

 Khơng có sự khác biệt đáng kể về HVTN giữa các giới tính; giữa các

nhóm trẻ có bố mẹ thu nhập, trình độ, nghề nghiệp khác nhau.

 Có sự khác biệt đáng kể về HVTN của trẻ Nghệ An và Hà Nội. Trẻ ở

Hà Nội có mức độ HVTN cao hơn trẻ ở Nghệ An.

 Có sự khác biệt đáng kể về mức độ HVTN giữa các nhóm độ tuổi.

Trong đó, nhóm trẻ 5 - 6 tuổi thuộc nhóm có mức độ HVTN thấp nhất

 Những yếu tố như độ tuổi, cách chăm sóc, giáo dục; có mối tương quan

với mức độ HVTN của trẻ

 Những sai lầm phổ biến của phụ huynh trong chăm sóc và giáo dục trẻ

là: chiều chuộng quá mức, ép ăn, chơi tự do…

- Hiện nay, việc nghiên cứu sử dụng thang đo Vineland II tuy còn mới mẻ nhưng cũng có ý nghĩa đáng kể về khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu này đã cung cấp thêm tư liệu giá trị góp phần khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng thang đo Vineland II vào việc đánh giá hành vi thích nghi của trẻ trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. Đề tài của tác giả có ý nghĩa bổ sung thêm các nghiên cứu ứng dụng làm tư liệu tham khảo cho việc điều chỉnh thang đo phù hợp hơn với trẻ em Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HVTN, mức độ HVTN của 150 trẻ trong phạm vi nghiên cứu có điểm chuẩn đạt mức trung bình thấp. Với xếp loại như vậy, trẻ khơng thuộc nhóm có thiếu hụt về HVTN, tuy nhiên cũng cho thấy sự cần thiết xây dựng và ứng dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao mức độ HVTN giúp trẻ phát triển toàn diện và phát huy được các tiềm năng của mình.

2. Khuyến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu bước đầu trên đây, chúng tơi xin có một số kiến nghị như sau:

Định hướng phát triển tồn diện cho trẻ ở hai mơi trường gia đình và nhà trường, dựa trên các lĩnh vực và tiểu lĩnh vực cơ bản theo gợi ý của trắc nghiệm Vineland II. Vineland II cho phép gia đình và nhà trường tiếp tục theo dõi và đánh giá một cách khoa học và cụ thể sự phát triển của trẻ theo từng lứa tuổi khác nhau. Tiếp tục vận dụng trắc nghiệm Vineland II làm cơ sở định hướng, gia đình và nhà trường cùng thiết kế các hoạt động giáo dục để phát triển toàn diện theo lĩnh vực: Giao tiếp, sinh hoạt thường ngày, xã hội hóa và vận động. Quá trình rút ngắn khoảng cách giữa gia đình và nhà trường theo định hướng đúng sẽ góp phần quan trọng giải quyết những khó khăn học đường trẻ có thể gặp phải.

Phát triển hài hòa tiến đến vượt trội và dự báo và can thiệp sớm khó khăn tâm lý của trẻ. Khơng có một trẻ em nào bình thường tuyệt đối mà ln tiềm ẩn nguy cơ khó khăn có thể gặp phải. Đặc biệt trong xã hội cơng nghệ số hiện đại, xu hướng “chăm sóc hóa, q tộc hóa, nữ tính hóa, tiểu học hóa, vui chơi tự do” đang trở nên phổ biến hơn thì trẻ em có nhiều nguy cơ mắc phải khó khăn hơn. Việc dự báo những nguy cơ khó khăn sẽ góp phần quan trọng trong việc phát hiện và can thiệp sớm giải quyết những khó khăn tâm lý ấy. Sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường là điều kiện để giúp đỡ trẻ hòa nhập học đường tốt hơn.

Đối với gia đình trẻ

- Phụ huynh nhận thức được vai trò quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục gia đình đối với trẻ, đặc biệt là trẻ em từ 0 - 6 tuổi, được đánh giá là "thời kỳ vàng" trong quá trình phát triển của trẻ.

- Phụ huynh cần có những hiểu biết cơ bản về HVTN của trẻ nói riêng và các tri thức mới về chăm sóc và giáo dục trẻ. Với mục đích có thể đánh giá được những chỉ số phát triển kỹ năng của trẻ. Từ đó, nhận biết được những thế mạnh và hạn chế của trẻ để xây dựng và lựa chọn kế hoạch, phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp.

- Trên cơ sở phỏng vấn và quan sát, những sai lầm thường gặp của phụ huynh trong chăm sóc và giáo dục trẻ là: chiều chuộng thái quá, ép trẻ ăn, cho trẻ chơi tự do với các đồ chơi công nghệ, dùng bạo lực với trẻ …. Bản thân phụ huynh phần nào nhận thức được những sai lầm của mình và các hậu quả kèm theo.Thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền thông tin trên website nhà trường, tài liệu gửi đến phụ huynh để hướng dẫn phụ huynh phát hiện những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình, có thể gây cản trở trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ, từ đó thay đổi cách tương tác với trẻ để giải quyết những tình huống cụ thể

- Tạo mơi trường giáo dục an toàn, đồng hành cùng trẻ khám phá và sáng tạo. Đồng thời phát hiện và thay đổi cách chăm sóc và giáo dục trẻ chưa phù hợp.

- Kết hợp và đồng hành cùng với nhà trường để tạo môi trường giáo dục thống nhất cho trẻ.

Đối với các trường mầm non

- Tạo điều kiện tập huấn cho giáo viên về trắc nghiệm Vineland II - Kết hợp thang đo Vineland II và các thang đo trong chương trình mầm non, Bộ chuẩn 5 tuổi để đánh giá chính xác mức độ phát triển của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 84 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)