Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 48)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn dành cho các đối tượng như: gia đình, giáo viên để tìm hiểu đặc điểm phát triển của trẻ và các yếu tố liên quan. Với phương pháp này, người nghiên cứu sẽ chủ định tìm hiểu những thơng tin cần thiết cho việc lý giải các tư liệu thu được. Đó có thể là những thơng tin góp phần làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu. Đề tài thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng HVTN của trẻ, các ngun nhân tác động, khó khăn trong q trình chăm sóc và giáo dục trẻ và các biện pháp nâng cao mức độ HVTN. Cách thức xây dựng phiếu phỏng vấn bao gồm: Xây dựng phiếu phỏng vấn → Xin ý kiến chuyên gia → Phỏng vấn thử → Điều chỉnh phiếu → Phỏng vấn chính thức.

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Xây dựng bảng hỏi dành cho phụ huynh để khai thác thêm các thông tin cần thiết bổ sung cho đề tài, góp phần làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu và giải mã các mối liên quan đến sự phát triển của trẻ. Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần chính:

- Phần 1: Thu thập thông tin nhân khẩu học

Phần này gồm 15 câu hỏi để thu thập các thông tin nhân khẩu học như: Tên, tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, con thứ, học lớp, trường, thời gian đi học mầm non, nghề nghiệp và trình độ của Bố Mẹ, địa chỉ, hoàn cảnh gia đình, mức thu nhập.

- Phần 2: Thu thập thơng tin chăm sóc và giáo dục trẻ của gia đình Bao gồm 07 câu hỏi có một hoặc nhiều phương án lựa chọn với các mức độ khác nhau. Câu hỏi đóng đa phương án và câu hỏi mở được sử dụng để thu thập thông tin đa chiều.

2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm

Sử dụng các trắc nghiệm đánh giá là một trong những phương pháp đặc thù trong nghiên cứu tâm lý học lâm sàng. Tôi đã vận dụng trắc nghiệm Vineland II để đánh giá mức độ hành vi thích nghi của trẻ. Kết hợp với trắc nghiệm Vineland II II, tôi bổ sung thêm quan sát tâm lý lâm sàng để có thể đánh giá chính xác về sự phát triển của trẻ trong các tình huống cụ thể.

2.3.4.1. Giới thiệu

Thang đo hành vi thích nghi Vineland được phát hành đầu tiên tại Mĩ vào năm 1935 của tác giả Edgar A. Doll với tên gọi Thang đo sự trưởng thành xã hội Vineland (Vineland Social Maturity Scale/VSMS). Sau đó, thang đo được Sara S. Sparrow, David A. Balla và Dormenic V. Cicchetti điều chỉnh và được American Guidance Service phát hành lại vào năm 1984 với tên gọi Thang đo hành vi thích nghi Vineland (Vineland Adaptive Behavior Scales/VABS). Vào năm 2005, thang đo VABS được các tác giả điều chỉnh lại thành phiên bản 2 (Vineland Adaptive Behavior Scales – Second Edition), gọi tắt là Vineland II.

Từ khi ra đời cho đến nay, VABS được sử dụng rộng rãi ở Mĩ để đánh giá HVTN của cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật phát triển, trong đó phổ biến là trẻ KTTT (bao gồm cả trẻ có Hội chứng Down) và trẻ có rối loạn tự kỉ. Thang đo cũng đã được thích ứng và sử dụng ở các quốc gia khơng có nền văn hố Phương Tây Tây (nền văn hoá gốc của thang đo) như bản thích ứng của Malin năm 1968 tại Ấn Độ. Vào năm 1991, Tombokan-Runtukahu và Nitko nghiên cứu thích ứng thang đo tại Indonesia. Tại Trung Quốc, thang đo cũng được Zhang, Wheeler và Richey thích ứng vào năm 2006. Các nghiên cứu thích ứng đều cho kết quả chấp nhận được về độ tin cậy và tính hiệu lực khi đánh giá ở những nền văn hoá khác nền văn hoá phương Tây.

a. Kết quả nghiên cứu Việt hoá và thích ứng bước đầu thang đo ở Việt Nam

- Bản Việt hoá VABS I của Michael R. Goldberg, Charles A. Dill, Jin Y. Shin và Nguyen Viet Nhan

Tại Việt Nam, VABS 1984 đã được Michael R. Goldberg, Charles A. Dill, Jin Y. Shin và Nguyen Viet Nhan nghiên cứu để kiểm chứng độ tin cậy và tính hiệu lực. Kết quả của nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Research in Developmental Disabilities năm 2009 [30]. Thang đo đã được chuyển dịch sang tiếng Việt và được đánh giá sự tương đương về ngữ nghĩa và bối cảnh văn hoá bởi 3 chuyên gia lâm sàng song ngữ. Theo đó, trong tổng số 297 item, có 17 item được điều chỉnh đề phù hợp với ngơn ngữ và văn hố Việt nam. Sau đó, thang đo được sử dụng để chẩn đốn, đánh giá trên 119 trẻ phát triển bình thường nhập học vào trường mẫu giáo và 31 trẻ mẫu giáo có KTTT nhập học vào các chương trình can thiệp sớm tại thành phố Huế ở độ tuổi 3 – 6 tuổi bằng cách phỏng vấn các bà mẹ với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, số con, khuynh hướng tôn giáo khác nhau. Kết quả của nghiên cứu cho thấy:

- Đặc điểm đo lường tâm lí của thang Việt hố tương ứng đặc điểm đo lường tâm lí ở mẫu sử dụng để chuẩn hoá của các tác giả thang đo.

- Độ tin cậy nhất quán bên trong (internal consitency reability) là chấp nhận được, tương đương với thang đo gốc. Mức độ nhất quán bên trong của từng tiểu lĩnh vực cũng khá cao, trừ tiểu lĩnh vực - tiếp nhận (thuộc lĩnh vực Giao tiếp). Dù các item của tiểu lĩnh vực này bị loại bỏ khi phân tích nhưng dựa vào kết quả của 10 tiểu lĩnh vực cịn lại vẫn có thể kết luận độ tin cậy nhất quan bên trong là đạt yêu cầu.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trẻ có và khơng có khuyết tật trong phạm vi khách thể nghiên cứu khi so sánh trên từng tiểu lĩnh vực và

lĩnh vực. Trẻ khơng KTTT có mức độ HVTN cao hơn trẻ có KTTT. Như vậy, thang đo đảm bảo tính hiệu lực phân biệt khi có khả năng phân biệt được trẻ có và khơng có KTTT.

- Mơ hình thang đo được điều chỉnh (điều chỉnh 17 item) là phù hợp và tính hiệu lực cấu trúc đạt yêu cầu.

Tóm lại, các tác giả nghiên cứu khẳng định có thể sử dụng thang đo Việt hoá này để chẩn đoán, đánh giá HVTN của trẻ bình thường và trẻ khuyết tật tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng khuyến cáo là cần phải nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn để khẳng định độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo.

- Bản Việt hố VABS II của Nguyễn Đức Sơn và cộng sự [11]

VABS phiên bản 2, năm 2005 (Vineland II) đã được tác giả Nguyễn Đức Sơn và cộng sự thực hiện Việt hoá và nghiên cứu về độ hiệu lực và độ tin cậy. Kết quả của nghiên cứu này được cơng bố trên Tạp chí Tâm lí học số 01/2012. [18] Vineland II được nhóm tác giả tiến hành chuyển dịch sang tiếng Việt với qui trình dịch xi (Anh – Việt) và dịch ngược (Việt – Anh) và do hai nhóm tác giả độc lập hiệu đính. Sau đó, thang đo được dùng để đánh giá HVTN của 80 trẻ từ 3 – 6 tuổi (57 trẻ trai và 23 trẻ gái) đang học tại các trường mẫu giáo ở Hà Nội bằng cách phỏng vấn phụ huynh tại nhà. Số trẻ này được giáo viên khuyến cáo là có biểu hiện chậm phát triển hoặc có những bất ổn về tâm lí. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- 80 trẻ trong phạm vi nghiên cứu đều có mức phát triển các lĩnh vực HVTN thấp hơn so với mức độ phát triển bình thường. Kết quả này phù hợp với sự quan sát của giáo viên về thực trạng phát triển của trẻ.

- Trong điều kiện nghiên cứu, thang đo không được kiểm định độ hiệu lực đối chiếu (concurrent validity). Độ hiệu lực cấu trúc được đảm bảo ở mức độ nhất định khi các tác giả nghiên cứu khẳng định có thể đo lường được các chiều kích cơ bản của sự phát triển tâm lí của trẻ.

- Về độ hiệu lực bề mặt (face validity), tác giả nghiên cứu cho rằng các item trong thang đo bao quát được rất nhiều các dấu hiệu và các mốc phát triển trong từng lĩnh vực. Về độ hiệu lực tiêu chí (criteries validity) được đảm báo khi kết quả chẩn đoán bằng thang đo tương ứng với kết quả quan sát trước đó của giáo viên và kết quả quan sát thực tế của tác giả.

Như vậy, về độ hiệu lực, tác giả cho rằng thang đo có thể dùng để nghiên cứu và đánh giá sự phát triển tâm lí của trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên cũng cần phải nghiên cứu thêm để khẳng định độ hiệu lực.

- Về độ tin cậy, thang đo đạt chỉ số cronbach α = 0,98. Chỉ số cronbach α cho 5 lĩnh vực cũng đạt trên 0,9. Đối với các tiểu lĩnh vực, có 04 tiểu lĩnh

vực đạt cronbach α > 0,9; 03 tiểu lĩnh vực đạt cronbach α > 0,8 và 01 tiểu

lĩnh vực đạt cronbach α > 0,7. Như vậy, thang đo có độ tin cậy tốt khi đánh giá trên trẻ Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong quá trình Việt hoá và sử dụng thang đo cũng bộc lộ một số vấn đề về văn hố và ngơn ngữ. Ví dụ ở tiểu lĩnh vực biểu đạt bằng ngôn ngữ, thang đo gốc đánh giá nhiều về khả năng sử dụng các dạng thức như chủ động, bị động và các thời như quá khứ, hiện tại, hiện tại tiếp diễn… Các dạng ngữ pháp như vậy ít có sự tương đồng và ít được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Ở tiểu lĩnh vực văn bản, theo văn hoá Việt Nam, trẻ 3 – 4 tuổi chưa được dạy nhiều về KN như phân biệt chữ và số, viết tên mình…Vì vậy, điểm số của trẻ đạt được trong tiểu lĩnh vực này thường thấp và không đồng đều. Ở tiểu lĩnh vực ứng xử, có một số hành vi ứng xử khơng được coi trọng và nhấn mạnh trong văn hoá Việt Nam.

Cuối cùng, tác giả ứng nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng thang đo Vineland II Việt hoá để đánh giá mức độ phát triển tâm lí của trẻ em Việt Nam trong nghiên cứu và thực hành. Tuy nhiên, cần nghiên cứu trên phạm vi mẫu lớn hơn và đa dạng hơn để dần chuẩn hoá thang đo.

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, trong luận văn này, tôi sử dụng thang đo Vineland II, bản Việt hoá của tác giả Nguyễn Đức Sơn để đánh giá mức độ HVTN của trẻ từ 3 - 5 tuổi trong phạm vi nghiên cứu. Ngồi phục vụ cho mục đích nghiên cứu, việc sử dụng thang đo này cịn góp phần kiểm chứng độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo trên trẻ bình thường và trẻ KTTT ở Việt Nam.

2.3.4.2. Nội dung và cấu trúc của thang đo

Thang đo Vineland II có cấu trúc gồm 04 lĩnh vực (domain) bắt buộc và 01 lĩnh vực tự chọn, mỗi lĩnh vực gồm nhiều tiểu lĩnh vực (sub-domain), mỗi tiểu lĩnh vực gồm nhiều item. Các item ở mỗi tiểu lĩnh vực được sắp xếp tăng dần theo độ tuổi. Vì vậy, khi thực hiện đánh giá, có thể xác định được mức độ phát triển cận trên và cận dưới của trẻ.

Lĩnh vực 1: Giao tiếp (Communication), gồm 03 tiểu lĩnh vực:

- Tiếp nhận (Receptive): Gồm 20 item để đánh giá khả năng nghe, tập trung chú ý và hiểu ngôn ngữ của cá nhân

- Biểu đạt (Expressive): Gồm 54 item để đánh giá khả năng nói, khả năng sử dụng lời nói để thu thập và cung cấp thơng tin

- Văn bản (Written): Gồm 25 item để đánh giá khả năng nhận biết và sử dụng các kí tự để tạo thành từ, khả năng đọc và viết.

Lĩnh vực 2: KN sinh hoạt hàng ngày (Daily Living Skills), gồm 03 tiểu lĩnh vực:

- KN sinh hoạt cá nhân (Personal): gồm 41 item để đánh giá các KN ăn uống, mặc áo quần, vệ sinh cá nhân

- KN sinh hoạt trong gia đình (Domestic): gồm 24 item để đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong gia đình

- KN sinh hoạt cộng đồng (Community): gồm 44 item để đánh giá KN sử dụng thời gian, tiền bạc, điện thoại, máy tính và cơng việc

Lĩnh vực 3: Xã hội hoá (Socialization), gồm 03 tiểu lĩnh vực

- Quan hệ liên nhân cách (Interpersonal Relationships): gồm 38 item để đánh giá KN tương tác với người khác

- Vui chơi, giải trí (Play and Leisure time): gồm 31 item để đánh giá khả năng tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí

- KN ứng xử/ứng phó (Coping skills): gồm 30 item để đánh giá trách nhiệm và sự nhạy cảm với người khác

Lĩnh vực 4: Vận động (Motor skills), gồm 02 tiểu lĩnh vực:

- Vận động thô: gồm 40 item để đánh giá khả năng sử dụng cánh tay và chân để di chuyển và điều phối vận động

- Vận động tinh: gồm 36 item để đánh giá khả năng sử dụng bàn tay và ngón tay để thao tác với đồ vật

Lưu ý: Lĩnh vực vận động chỉ đánh giá với đối tượng 7 tuổi trở xuống và 50 tuổi trở lên.

Lĩnh vực 5: Hành vi kém thích ứng (Maladaptive Behavior). Đây là lĩnh vực tự chọn, không bắt buộc đánh giá, bao gồm:

- Những chỉ số hành vi kém thích ứng: bao gồm những hành vi nội hoá (internalizing), ngoại hoá (externalizing) và các hành vi không mong muốn khác có thể cản trở cho hoạt động thích ứng

- Những hành vi kém thích ứng ứng nghiêm trọng có tính chất lâm sàng

2.3.4.3. Cách đánh giá và xử lí kết quả

Thang đo là một bản phỏng vấn dành cho cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ. Mỗi item là một biểu hiện hành vi của trẻ được đánh giá ở ba mức điểm là 2 (Thường xuyên), 1 (Đôi khi hoặc một phần nào đó) và 0

(Khơng bao giờ). Tất cả các item đều có phần đánh giá "không biết" (KP)

nếu người được phỏng vấn khơng biết rõ đối tượng có thực hiện hành vi được

mô tả trong item hay không. Một số item cịn có đánh giá "K/P" nếu đối

tượng khơng có cơ hội để hiện hành vi được mô tả trong item. Tuy nhiên, nếu trong một tiểu lĩnh vực có từ 2 item trở lên được đánh giá là "KP" thì huỷ kết quả của tiểu lĩnh vực đó.

Các item trong một tiểu lĩnh vực được sắp xếp theo mức độ tăng dần của độ tuổi. Xác định mức tuổi của đối tượng làm điểm xuất phát đánh giá một tiểu lĩnh vực. Từ điểm xuất phát, bắt đầu đánh giá những item của độ tuổi trước đó. Nếu đối tượng đạt được mức điểm tối đa (2 điểm) ở 5 item liên tiếp thì dừng lại. Đó chính là mức sàn phát triển tiểu lĩnh vực đó của đối tượng (Các item dưới đó được xem là dưới sàn). Từ sàn, đánh giá ngược trở lại các item ở độ tuổi cao hơn. Nếu đối tượng đạt điểm 0 ở 5 item liên tiếp thì dừng lại. Đó là trần phát triển tiểu lĩnh vực của đối tượng.

Sau khi đánh giá xong, điểm thô (raw score) của từng tiểu lĩnh vực được tính là tổng của số item dưới sàn (hệ số 2) + số item trả lời KP (hoặc không trả lời) + số item trả lời K/P + tổng số điểm 2 và 1 trong khoảng từ sàn đến trần. Điểm thô cho từng tiểu lĩnh vực được qui thành điểm chuẩn tiểu lĩnh vực (tác giả gọi đó là v-scale score). Từ điểm chuẩn này sẽ xếp loại được mức độ và tuổi tương đương của đối tượng trong từng tiểu lĩnh vực.

Điểm v-scale của lĩnh vực là tổng điểm v-scale của các tiểu lĩnh vực thuộc lĩnh vực đó. Sau đó điểm này sẽ được qui thành điểm chuẩn lĩnh vực (domains standard score). Điểm chuẩn này là cơ sở để xếp loại mức độ HVTN và tuổi tương đương của đối tượng trong từng lĩnh vực. Điểm số qui chuẩn tối đa cho mỗi lĩnh vực là 100, mỗi độ lệch chuẩn là 15 điểm. Nếu điểm số qui chuẩn cho một lĩnh vực thấp hơn 2 độ lệch chuẩn (đạt từ 70 điểm trở xuống) thì được xem là thiếu hụt HVTN trong lĩnh vực đó.

Mức độ HVTN được xếp loại theo điểm chuẩn như sau:

Bảng 2.11. Mức độ HVTN được xếp loại theo điểm chuẩn

Điểm chuẩn các tiểu lĩnh vực Mức độ Điểm chuẩn lĩnh vực và tổng hợp 1 - 9 Thấp 20 - 70 10 - 12 Trung bình thấp 71 - 85 13 - 17 Trung bình 86 - 114 18 - 20 Trên trung bình 115 - 129 21 - 24 Cao 130 - 160

Tổng điểm chuẩn của tất các lĩnh vực được qui thành điểm số HVTN tổng hợp. Từ đó xếp loại chỉ số HVTN chung của cá nhân. Đối với chỉ số HVTN chung, nếu điểm số qui chuẩn thấp hơn 2 độ lệch chuẩn (đạt từ 70 điểm trở xuống) hoặc có từ hai lĩnh vực trở lên đạt điểm số qui chuẩn thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)