Kết quả nghiên cứu mức độ HVTN theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 65 - 74)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng HVTN của trẻ từ 3-5 tuổi

3.1.2. Kết quả nghiên cứu mức độ HVTN theo lĩnh vực

Để làm rõ thêm mức độ HVTN của 150 trẻ, ngồi việc quan tâm đến mức độ HVTN nói chung, tơi cịn tiến hành phân tích và lí giải kết quả đánh giá 11 tiểu lĩnh vực trong 04 lĩnh vực cụ thể: giao tiếp, sinh hoạt thường ngày, xã hội

hóa và vận động. Thơng qua các phép tính tần suất, tỉ lệ phần trăm đề tài xác định điểm chuẩn trung bình các lĩnh vực và mức độ thích nghi của trẻ trong các tiểu lĩnh vực theo xếp loại điểm chuẩn của thang đo. Bảng số liệu sau đây mô tả kết quả xếp loại HNTN của trẻ theo từng lĩnh vực và tiểu lĩnh vực.

3.1.2.1. Kết quả nghiên cứu mức độ HVTN lĩnh vực giao tiếp

Lĩnh vực giao tiếp là một trong những lĩnh vực được quan tâm nhất trong số những nghiên cứu về HVTN. Tổng điểm lĩnh vực giao tiếp là 90.99 đạt mức độ trung bình, nhưng xếp loại thấp nhất trong 04 lĩnh vực của thang đo. Mức độ HVTN giữa các tiểu lĩnh vực trong lĩnh vực giao tiếp là không đồng đều. Xét về điểm chuẩn, tiểu lĩnh vực biểu đạt đạt mức độ thích nghi cao nhất (ĐTB = 15.10), tiếp đến là biểu đạt (ĐTB = 13.12) và đều xếp loại trung

bình; cịn văn bản đạt mức độ thấp nhất (ĐTB = 12.8) xếp loại trung bình

thấp. Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích số liệu, tơi nhận thấy kết quả mức độ HVTN theo các mức độ và tiểu lĩnh vực cụ thể có nhiều điểm đáng chú ý.

Bảng 3.3. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực giao tiếp Mức độ Cao Trên TB TB TB thấp Thấp SL % SL % SL % SL % SL % Tiếp nhận 0 0 0 0 107 71.3 28 18.7 15 10.0 Biểu đạt 0 0 9 6.0 89 59.3 35 23.3 17 11.3 Văn bản 0 0 0 0 70 46.7 73 48.6 7 4.7 Tổng LVGT 0 0 0 0 106 70.6 31 20.7 13 8.7

Trong tổng số 150 trẻ, hơn 2/3 số trẻ đạt mức độ HVTN lĩnh vực giao tiếp là trung bình với 106 trẻ, chiếm 70.6%. Tuy nhiên, đáng quan tâm có tới 44 trẻ chiếm 29.4% đạt mức độ trung bình thấp và thấp, khơng có trẻ nào đạt mức độ HVTN trên trung bình và cao.

Xét về tỉ lệ mức độ thích nghi theo các định mức thang đo các tiểu lĩnh vực, phần lớn trẻ đạt mức độ trung bình và trung bình thấp, một số đạt mức độ thấp và trên trung bình ở cả ba tiểu lĩnh vực. Sau đây, tơi sẽ phân tích mức độ HVTN trong từng tiểu lĩnh vực:

- Tiểu lĩnh vực tiếp nhận: Tiếp nhận đánh giá khả năng lắng nghe, tập trung chú ý và thông hiểu ngôn ngữ của trẻ với 20 mẫu hành vi. Nếu trẻ gặp khó khăn trong q trình tiếp nhận thì có nguy cơ cao gặp khó khăn ở các lĩnh vực khác. Kết quả kiểm tra trên 150 nghiên cứu cho thấy, đa số trẻ đạt mức độ thích nghi trung bình với 107 trẻ chiếm 71.3%; 28 trẻ đạt mức độ trung bình thấp chiếm 18.7%; đáng chú ý vẫn có 15 trẻ chiếm 10% đạt mức độ thấp.

- Tiểu lĩnh vực biểu đạt: Biểu đạt đánh giá khả năng nói và dùng lời nói để thu thập và cung cấp thông tin của trẻ. Kết quả tiểu lĩnh vực này cũng khá tương đồng với tiểu lĩnh vực tiếp nhận. Mức độ trung bình có 89 trẻ chiếm 59.3% với 89 trẻ, có 35 trẻ đạt mức độ trung bình thấp chiếm 23.3, 9 trẻ đạt mức độ trên trung bình và 17 trẻ chiếm 11.3% đạt mức độ thấp.

Để lý giải sự khác biệt về kết quả điểm trung bình của tiếp nhận và biểu đạt, đề tài đã kiểm định bằng T Test. Với t = -9.520 p = 0.000 < 0.05, ĐTB

= -1.787 cho thấy sự khác biệt có tính quy luật giữa biểu đạt và tiếp nhận. Điểm trung bình của biểu đạt và tiếp nhận là khác nhau, biểu đạt cao hơn tiếp nhận với t(150) = -9.520

Bảng 3.4. Bảng kiểm định sự khác biệt giữa tiểu lĩnh vực tiếp nhận và biểu đạt

Điểm TB Độ lệch chuẩn t p

Điểm chuẩn tiếp nhận

- Tiểu lĩnh vực văn bản: Tiểu lĩnh vực này có 25 mẫu hành vi đánh giá khả năng nhận biết và sử dụng các ký tự tạo thành từ, khả năng đọc và viết của trẻ. Nhưng trong thực tế, độ tuổi đề tài nghiên cứu thuộc nhóm 3 - 5 tuổi nên số lượng các mẫu hành vi đánh giá còn hạn chế, các mẫu hành vi này phù hợp hơn với nhóm tuổi gần 6 tuổi trở lên. Khác với hai tiểu lĩnh vực trên, tỉ lệ trẻ đạt mức độ trung bình và trung bình thấp trong tiểu lĩnh vực văn bản tương đối đồng đều giao động từ 46 - 48%. Ngồi ra, có một nhóm trẻ đạt mức độ thấp chiếm 4.7% với 7 trẻ.

Như vậy, những số liệu này đã phản ánh khả năng phát triển các kỹ năng liên quan đến ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ trong phạm vi nghiên cứu đang ở mức độ trung bình, tuy chưa đến mức độ thiếu hụt nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm để phát triển lĩnh vực này cho trẻ cũng như cần thiết có những điều chỉnh thang đo trong bản Việt hóa để phù hợp hơn với thực tế phát triển của trẻ em và văn hóa Việt Nam.

3.1.2.2. Kết quả nghiên cứu mức độ HVTN lĩnh vực sinh hoạt thường ngày

Trong các nghiên cứu về các lĩnh vực cụ thể, lĩnh vực sinh hoạt thường ngày cũng đã được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu. Sinh hoạt hàng ngày là lĩnh vực thể hiện rõ nét về hiện trạng HVTN của một cá nhân bởi lẽ nó thể hiện khả năng độc lập trong các hoạt động tự phục vụ và các hoạt động khác trong mơi trường gia đình và cộng đồng. Sinh hoạt hằng ngày đánh giá những kỹ năng liên quan đến việc tự chăm sóc và bảo vệ cá nhân của trẻ; khả năng tham gia thực hiện các nhiệm vụ quen thuộc hằng ngày. Điểm trung bình tổng hợp của lĩnh vực đạt 91.29, xếp loại thấp thứ hai trong 04 lĩnh vực của thang đo, sau lĩnh vực giao tiếp. Dựa vào bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy, tỉ lệ xếp loại mức độ HVTN của trẻ không đồng đều với độ lệch chuẩn khá lớn, có 2/3 tổng số khách thể nghiên cứu với

28.7% với 43 trẻ, chỉ có 8 trẻ chiếm 5.3% đạt kết quả xếp loại trung bình cao, khơng có trẻ nào đạt mức thấp hoặc cao.

Có sự khác biệt về mức độ HVTN trong 03 tiểu lĩnh vực sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đồng thuộc lĩnh vực sinh hoạt thường ngày. Tiểu lĩnh vực sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt cộng đồng đều

đạt mức điểm xếp loại trung bình và tương đương nhau ĐTB = 14.11 và

ĐTB = 14.10, còn sinh hoạt gia đình đạt ĐTB = 12.97 xếp loại trung bình

thấp theo kết quả điểm chuẩn của thang đo. Kết quả nghiên cứu về mức độ HVTN các tiểu lĩnh vực cụ thể, được thể hiện trong bảng 3.4.

Chú thích: SHCN - Sinh hoạt cá nhân, SHGĐ - Sinh hoạt gia đình, SHCĐ - Sinh hoạt cộng đồng, LVSHTN - Lĩnh vực sinh hoạt thường ngày.

Bảng 3.5. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực sinh hoạt thường ngày

Mức độ Cao Trên TB TB TB thấp Thấp SL % SL % SL % SL % SL % SHCN 0 0 0 0 126 84.0 20 13.3 4 2.7 SHGĐ 0 0 5 3.3 64 42.7 81 54.0 0 0 SHCĐ 0 0 5 3.3 69 46.0 76 50.7 0 0 Tổng LVSHTN 0 0 8 5.3 99 66.0 43 28.7 0 0

- Tiểu lĩnh vực sinh hoạt cá nhân: Tiểu lĩnh vực này đánh giá những kỹ năng ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân. Đa số trẻ đạt kết quả mức độ thích nghi trung bình chiếm 84% với 126 trẻ, có 20 trẻ chiếm 13.3% đạt mức độ trung bình thấp và chỉ có 2,7% trẻ đạt mức độ thấp.

- Tiểu lĩnh vực sinh hoạt gia đình: Với 24 mẫu hành vi, tiểu lĩnh vực này đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ gia đình của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ đạt mức độ HVTN trung bình thấp với 81 trẻ chiếm 54%, mức độ trung bình đạt 42.7% có 64 trẻ và chỉ có 5 trẻ chiếm 3.3% đạt mức độ trên trung bình, khơng có trẻ nào đạt mức độ thấp và cao.

- Tiểu lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng: Nội dung đánh giá tiểu lĩnh vực này tập trung vào khả năng sử dụng điện thoại, máy tính, tivi, tiền, tự chủ đi lại, công việc. Trong phạm vi độ tuổi nghiên cứu đề tài thu được kết quả, có 1/2 tổng số trẻ có mức độ HVTM trung bình thấp chiếm 50.7%, 69 trẻ có mức độ trung bình đạt 46% và chỉ có 5 trẻ chiếm 3.3% đạt mức độ trên trung bình, khơng có trẻ đạt mức độ thấp và cao.

Để lý giải sự khác biệt về kết quả điểm trung bình của các tiểu lĩnh vực, đề tài đã kiểm định bằng T Test với các giá trị, cho thấy sự khác biệt có tính quy luật giữa sinh hoạt cá nhân và sinh hoạt gia đình; sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đồng. Điểm trung bình của sinh hoạt gia đình thấp hơn sinh hoạt cá nhân, cộng đồng.

Bảng 3.6. Bảng kiểm định sự khác biệt giữa tiểu lĩnh vực sinh hoạt thường ngày Điểm TB Độ lệch chuẩn t p Điểm chuẩn SHCN - SHGĐ 1.133 2.32 5.978 0.00 Điểm chuẩn SHGĐ - SHCĐ -1.127 1.57 -8.797 0.00

3.1.2.3. Kết quả nghiên cứu mức độ HVTN lĩnh vực xã hội hóa

Lĩnh vực xã hội hóa là một lĩnh vực được đánh giá quan trọng trong sự phát triển HVTN của trẻ. Xét về mức độ HVNT chung của lĩnh vực đạt 92.25

xếp loại trung bình, phần lớn trẻ được nghiên cứu đạt mức độ HVTN trung bình thấp với 115 trẻ chiếm 16.7%, còn lại là mức độ trung bình có 35 trẻ chiếm 23.3%, khơng có trẻ nào đạt xếp loại thấp, trên trung bình hay cao.

Chú thích: QHLCN - Quan hệ liên cá nhân, VCGT - Vui chơi giải trí, KNUX

- Kỹ năng ứng xử Bảng 3.7. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực xã hội hóa Mức độ Cao Trên TB TB TB thấp Thấp SL % SL % SL % SL % SL % QHLCN 0 0 0 0 113 75.3 37 24.7 0 0 VCGT 0 0 9 6.0 121 80.7 19 12.6 1 1.7 KNUX 0 0 1 1.7 65 43.3 84 56.0 0 0 Tổng LV 0 0 0 0 115 76.7 35 23.3 0 0

Xét về mức độ HVTN của các tiểu lĩnh vực trong lĩnh vực xã hội hóa, có sự khác biệt tương đối lớn giữa các tiểu lĩnh vực. Trong 03 tiểu lĩnh

vực, điểm trung bình được xếp thứ tự, liên cá nhân cao có điểm chuẩn cao

nhất (ĐTB = 14.41); tiếp đến là vui chơi giải trí (ĐTB = 13.98) đều xếp

loại trung bình; cuối cùng là kỹ năng ứng xử có mức độ HVTN trung bình thấp đạt ĐTB = 12.83.

Xét về mức độ HVTN xếp loại trung bình: Tiểu lĩnh vực vui chơi giải trí đạt tỉ lệ xếp loại trung bình cao nhất với 121 trẻ chiếm 80.7%, tiếp theo là quan hệ liên cá nhân đạt 75.3% với 113 trẻ và cuối cùng là kỹ năng ứng xử có 65 trẻ chiếm 43.3%.

Xét về mức độ HVTN xếp loại trung bình thấp: Một phần khơng nhỏ các trẻ trong phạm vi nghiên cứu đều đạt xếp loại trung bình thấp.Trong đó, tiểu lĩnh vực vui chơi giải trí đạt kết quả thấp nhất với 12.6%, sau đó là quan hệ liên cá nhân đạt 24.7% và cao nhất là kỹ năng ứng xử chiếm 56% với 83 trẻ.

Xét mức độ HVTN xếp loại trên trung bình: Tiểu lĩnh vực quan hệ liên cá nhân khơng có trẻ nào, cũng chỉ có một tỉ lệ nhỏ với 09 trẻ chiếm 6% đạt mức độ trên trung bình thuộc tiểu lĩnh vực vui chơi giải trí .

Để lý giải sự khác biệt về kết quả điểm trung bình của các tiểu lĩnh vực, đề tài đã kiểm định bằng T Test với các giá trị, cho thấy sự khác biệt có tính quy luật giữa quan hệ liên cá nhân và vui chơi giải trí; vui chơi giải trí và kỹ năng ững xử. Điểm trung bình của vui chơi giải trí thấp hơn quan hệ liên cá nhân nhưng cao hơn kỹ năng ứng xử.

Bảng 3.8. Bảng kiểm định sự khác biệt giữa tiểu lĩnh vực xã hội hóa

Điểm TB Độ lệch chuẩn t p Điểm chuẩn QHLCN - VCGT 0.427 1.796 2.909 0.04 Điểm chuẩn VCGT- KNUX 1.153 1.257 11.236 0.00

3.1.2.4. Kết quả nghiên cứu mức độ HVTN lĩnh vực vận động

Vận động là lĩnh vực duy nhất trong thang đo gồm hai tiểu lĩnh vực là vận động thô và vận động tinh. Đây cũng là nội dung được các tác giả quan tâm nghiên cứu, bởi đây là lĩnh vực duy nhất dùng để đánh giá đối tượng trẻ dưới 7 tuổi và trên 50 tuổi. Lĩnh vực vận động là lĩnh vực được xếp loại

đánh giá các kỹ năng phối kết hợp di chuyển của các cơ lớn và sự khéo léo của bàn tay.Trong đó, tiểu lĩnh vực vận động tinh có mức điểm chuẩn trung bình cao nhất (ĐTB = 15.64) trong 11 tiểu lĩnh vực đánh giá.

Bảng 3.9. Bảng mức độ HVTN lĩnh vực sinh vận động Mức độ Cao Trên TB TB TB thấp Thấp SL % SL % SL % SL % SL % Vận động thô 0 0 0 0 91 60.7 59 39.3 0 0 Vận động tinh 0 0 11 7.3 126 84.0 13 8.7 6 4.0 Tổng lĩnh vực Vận động 0 0 0 0 129 86.0 21 14.0 0 0

Tương tự như các tiểu lĩnh vực khác, có sự khác biệt lớn về mức độ HVTN của các tiểu lĩnh vực thuộc lĩnh vực vận động. Phần lớn tỉ lệ trẻ đạt mức độ HVTN xếp loại trung bình, vận động tinh có 126 trẻ chiếm 84% và vận động thơ với 91 trẻ chiếm 60.7%. Với mức độ trung bình thấp, tập trung chủ yếu vào tiểu lĩnh vực vận động thơ có tới 59 trẻ đạt 39.3%, chỉ có 13 trẻ đạt mức độ này ở tiểu lĩnh vực vận động tinh. Xét xếp loại mức độ thấp và trên trung bình, tiểu lĩnh vực vận động thơ khơng có trẻ nào; cịn vận động tinh có 6 trẻ đạt mức độ thấp và 11 trẻ đạt mức độ trên trung bình.

Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về HVTN giữa tiểu lĩnh vực vận động thô và vận động tinh. Vận động tinh có điểm chuẩn cao hơn vận động thô (ĐTB = 12.58). Kết quả này, trái ngược với những công bố nghiên cứu về lĩnh vực vận động của Barrett và Earnes (1996); Clements và Barrett (1994); Laws và Lawrence (2001).

Để tìm hiểu kết quả này, tác giả đã kiểm định sự khác biệt T Test. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt mang tính quy luật giữa vận động thô và vận động tinh với p <0.05, t = -28.131, ĐTB = -3.060.

Bảng 3.10. Kết quả kiểm định sự khác biệt vận động tinh và vận động thô

Điểm TB Độ lệch chuẩn t p

Điểm chuẩn vận động

thô - vận động tinh -3.060 1.332 -28.131 0.000

Kết hợp với việc phỏng vấn bố mẹ trẻ về quan điểm phát triển vận động thô cho trẻ, chúng tôi nhận thấy, vận động thô không được phụ huynh thực sự quan tâm hoặc khơng đánh giá cao vai trị của vận động đối với sự phát triển

của trẻ. Họ cho rằng: “Trẻ con, đứa nào chẳng nghịch ngợm. Nó có thể leo

trèo, chạy nhảy cả ngày không biết mệt. Tôi thấy đứa nào càng nghịch thì quản nó càng mệt, hay bị ngã, phá phách đồ đạc. Tốt nhất là nó chịu ngồi yên". (Phụ huynh ở Nghệ An chia sẻ)

“Nhà tơi khơng gian rất hẹp nên ít có chỗ cho con vận động. Chỉ có cuối tuần thỉnh thoảng mới cho con ra công viên chơi cầu trượt, hoặc đua ngựa. Bình thường, con hay ở nhà, ra ngồi thời tiết nóng nực con dễ ốm. Con chơi đồ chơi trong nhà an tồn hơn, hoặc xem hoạt hình, bài hát iếng anh để học luôn, học Tiếng Anh quan trọng hơn". (Tâm sự của phụ huynh ở Hà Nội)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)