Đặc điểm tâm lý của trẻ 3-5 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 36)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THÍCH NGHI

1.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ 3-5 tuổi

Trên cơ sở tiếp cận theo quan điểm của Sparrow, Cicchetti và Balla về cấu trúc của HVTN, đặc điểm tâm lý của trẻ từ 3 - 5 tuổi được trình bày trong 4 lĩnh vực cụ thể.

1.3.1. Sự phát triển lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp

Ngôn ngữ đóng vai trị quan trọng, trở thành phương tiện để giao tiếp và công cụ của tư duy. Ngơn ngữ của con người nói chung và ngơn ngữ của trẻ từ 3 - 5 tuổi nói riêng đều được quan tâm trên cả 3 phương diện: tiếp nhận, biểu đạt và văn bản. Trẻ từ 3 -5 tuổi có những đặc điểm chính về ngơn ngữ và giao tiếp sau đây:

- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.

- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày và thực hiện các yêu cầu từ 2 mệnh lệnh.

- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. - Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.

- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.

- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.

- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp. - Làm quen với cách sử dụng sách, bút.

- Làm quen với một số kí hiệu thơng thường trong cuộc sống. - Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.

1.3.2. Sự phát triển lĩnh vực sinh hoạt thường ngày

Lĩnh vực sinh hoạt thường ngày tập trung những kỹ năng nhận biết, chăm sóc bản thân và thiết lập quan hệ tương tác với người khác trong mơi trường gia đình và cộng đồng.

- Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân - Cảm nhận và biểu lộ cảm xúc

- Nhận biết phòng tránh một số nguy cơ khơng an tồn

- Có khả năng thực hiện một số hoạt động tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

- Tuân thủ các nề nếp, quy định trong sinh hoạt và học tập

- Tương tác với người khác, tham gia các hoạt động nhóm xã hội như gia đình, lớp học

1.3.3. Sự phát triển lĩnh vực xã hội hóa

Trong lĩnh vực xã hội hóa, thể hiện rõ nét trẻ được quan tâm như một thành viên của cộng đồng, tham gia vào các mối quan hệ khác nhau. Nhưng các mối quan hệ này chủ yếu thể hiện qua 3 nội dung:

- Trẻ thể hiện được sự chủ động trong việc kết nối các mối quan hệ, mở rộng từ gia đình ra các nhóm bạn; biết cách hòa nhập vào cộng đồng và tuân thủ thực hiện các quy tắc thể hiện sự tôn trọng của cá nhân đối với người khác.

- Các hoạt động vui chơi giải trí mà trẻ tham gia cũng thể hiện mức độ xã hội hóa. Trẻ khơng những tham gia trò chơi một cách từ gắn bó đến độc lập, mà cịn tn thủ các ngun tắc của luật chơi; chủ động tìm kiếm nhóm bạn chơi phù hợp.

- Các kỹ năng ứng xử của trẻ 3 - 5 tuổi cũng phát triển lên những bước mới. Trẻ thể hiện những cách thức ứng xử lịch sự với người khác trong các tình huống khác nhau. Đồng thời, trẻ cũng kiểm soát tốt hơn cảm xúc, nhu cầu cá nhân một cách chính đáng; suy nghĩ về kết quả trước những hành vi của mình để biết tự bảo vệ hay nhờ sự giúp đỡ.

1.3.4. Sự phát triển lĩnh vực vận động

Lĩnh vực vận động của trẻ 3 - 5 tuổi được tập trung chú ý các đặc điểm về phát triển vận động thô và vận động tinh.

Vận động tinh là kĩ năng sử dụng các phần cơ của bàn tay, ngón tay kết hợp với khả năng quan sát tinh tế của thị giác để thực hiện những động tác chính xác, khéo léo. Trẻ sau 3 tuổi có khả năng phối hợp khéo léo, cử động bàn tay, ngón tay. Tập trung chú ý khi thực hiện các hoạt động như nhìn, cầm nắm, đặt để, xếp chồng, lắp ghép, xé, cắt dán, nặn tượng, vẽ tranh, giở sách... Trẻ thực hiện vận động thô cơ bản theo độ tuổi, bao gồm khả năng vận động tồn thân và kiểm sốt thăng bằng như: lật, lẫy, lăn, bò trườn, xoay cơ thể, đi, chạy, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, v.v.

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi thích nghi của trẻ 3 - 5 tuổi

Trẻ em là một thành viên của xã hội. Vì vậy, hành vi thích nghi của trẻ cũng chịu tác động của các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người nói chung.

1.4.1. Các yếu tố thuộc về bản thân trẻ

- Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trị tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan, v.v. Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh (bẩm sinh). Những trẻ có khiếm khuyết về thần kinh, thực thể có thể gặp những khó khăn nhất định, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, cũng như khả năng thích nghi của trẻ.

- Hoạt động cá nhân đóng vai trị quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Thơng qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… ở mỗi các nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.

1.4.2. Các yếu tố từ môi trường

Q trình chăm sóc và giáo dục của gia đình và nhà trường có tác động trực tiếp đến mức độ phát triển HVTN của trẻ. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ HVTN là: Nhận thức, đời sống tâm lí, hồn cảnh kinh tế của gia đình, quá trình giáo dục của nhà trường, quá trình giao tiếp của cha mẹ, giáo viên với trẻ, chiến lược và phương pháp dạy trẻ, tổ chức môi trường sống và học tập của trẻ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường... Với những yếu tố ảnh hưởng này, q trình chăm sóc và giáo dục của gia đình và nhà trường trở thành con đường chủ đạo để nâng cao mức độ phát triển HVTN cho trẻ.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trên cơ sở nghiên cứu các cơng trình khoa học và thực tiễn ứng dụng HVTN, luận văn đã khái quát được những cơ sở lý luận chủ đạo, các khái niệm công cụ của đề tài. Nghiên cứu về mức độ HVTN là đề tài được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm đã thể hiện ý nghĩa quan trọng của vấn đề này đối với khoa học đánh giá và chẩn đoán về sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở Việt Nam phần lớn nghiên cứu về những trẻ khuyết tật trí tuệ, rối loạn phát triển. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiếp cận theo quan điểm của Sparrow, Cicchetti và Balla về HVTN. Với việc ứng dụng thang đo Vineland II, bổ sung thêm các tư liệu thực tiễn đánh giá mức

độ tin cậy trắc nghiệm, cũng như xác định về mức độ phù hợp của một số kỹ năng đối với trẻ em và văn hóa Việt Nam. Khung công cụ lý luận này là cơ sở để tác giả triển khai trong nghiên cứu và báo cáo kết quả, góp phần làm sáng tỏ hơn những nghiên cứu trước đó và phát hiện thêm kết quả mới.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05/2014 đến tháng 12/ 2015. Tiến trình tổ chức nghiên cứu theo 04 giai đoạn cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Các giai đoạn nghiên cứu của luận văn

Giai đoạn 1

- Nghiên cứu lí luận nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, xác định mục đích nghiên cứu, giả thuyết khoa học, lựa chọn khách thể và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Liên hệ và thực tế ở trường mầm non dự định khảo sát

- Thực hiện trắc nghiệm Vineland II kết hợp quan sát lâm sàng với một số trường hợp để hoàn thiện bảng quan sát trong quá trình đánh giá

Giai đoạn 2

- Xây dựng hệ thống công cụ nghiên cứu - Phiếu điều tra phụ huynh

- Phiếu quan sát, phỏng vấn

Giai đoạn 3

- Chọn mẫu nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng, bao gồm tiến hành trắc nghiệm, quan sát, điều tra và xử lí số liệu thu được

Giai đoạn 4 - Tổng hợp, xử lí và phân tích kết quả nghiên cứu

2.2. Mẫu nghiên cứu

2.2.1. Trình tự chọn mẫu nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích của luận văn và đặc điểm của khách thể nghiên cứu, tôi đã tiến hành chọn lựa khách thể theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan, trung thực và mang tính đại diện cao. Vì vậy, quy trình lựa chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện theo trình tự như sau:

- Bước 1: Lựa chọn địa bàn nghiên cứu. Phạm vi luận văn được thực hiện ở 02 trường mầm non tại Hà Nội và 02 trường mầm non tại Nghệ An.

- Bước 2: Liên hệ với nhà trường, tìm hiểu và quan sát tất cả các lớp học, lựa chọn các trường hợp làm khách thể nghiên cứu (loại trừ các trường hợp đã có hồ sơ kết quả chẩn đốn có rối loạn phát triển).

- Bước 3: Tiến hành trắc nghiệm Vineland II kết hợp các phiếu phỏng vấn Phụ huynh và Giáo viên.

2.2.2. Mô tả về mẫu nghiên cứu

2.2.2.1. Phân bố khách thể và địa bàn nghiên cứu

Trong phạm vi điều kiện về thời gian, khả năng nghiên cứu và tài chính, đề tài tiến hành nghiên cứu hai địa bàn là Hà Nội và Nghệ An. Địa bàn 02 trường mầm non thuộc quận Thanh Xuân, Đống Đa đại diện cho trung tâm thành phố Hà Nội và địa bàn huyện Thanh Chương đại diện cho vùng miền núi nông thôn thuộc tỉnh Nghệ An. Mặc dù khách thể nghiên cứu ở các địa bàn này chưa phải là đại diện cho tồn bộ trẻ em nhưng cũng có ý nghĩa bao quát được các nhóm trẻ ở các địa bàn khác nhau với xuất thân, mức sống, quan điểm chăm sóc giáo dục của gia đình khác nhau….Đây cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ HVTN mà tôi muốn tìm hiểu trong nghiên cứu này. Luận văn mong muốn, thông qua hai địa bàn này để so sánh

về sự khác biệt mức độ HVTN giữa các tỉnh thành có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau.

Khách thể nghiên cứu là 150 trẻ từ 3 - 5 tuổi, bao gồm: 89 trẻ nam (chiếm 59,3%) và 61 trẻ nữ (chiếm 40,7%), tại 04 trường mầm non ở Nghệ An và Hà Nội. Trong đó, có 83 trẻ tại Nghệ An và 67 trẻ tại Hà Nội với phân bố cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Phân bố khách thể và địa bàn nghiên cứu

TT Trƣờng Trẻ / Tuổi

3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi Tổng

Nghệ An MN Cát Văn 1 14 12 14 40 MN Cát Văn 2 13 15 15 43 Hà Nội MN Kidstime 10 12 14 36 MN HTC 10 11 10 31 TỔNG 47 50 53 150

Ngoài việc nghiên cứu mức độ HVTN nói chung của trẻ và mức độ HNTN theo các lĩnh vực, tiểu lĩnh vưc nói riêng, để nghiên cứu về sự khác biệt về mức độ HVTN theo giới, theo độ tuổi đề tài đã lựa chọn khách thể đều có cả nam và nữ, thuộc ba nhóm lứa tuổi khác nhau là 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi.

2.2.2.2. Khái quát các thông tin liên quan đến khách thể nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tiến hành phát phiếu hỏi với 24

câu để thu thập các thông tin liên quan đến các yếu tố về nhân khẩu học như: tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, học lớp/trường, thời gian đi học mầm non, hồn cảnh gia đình, trình độ, nghề nghiệp của bố mẹ và tìm hiểu về quan điểm của phụ huynh về chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó, so sánh và tìm hiểu mối tương quan giữa các nhân tố với mức độ HVTN của trẻ. Phần nội dung

tiếp theo, đề tài trình bày cụ thể về các thông tin liên quan đến khách thể và gia đình khách thể nghiên cứu.

Trong tổng số 150 trẻ đề tài nghiên cứu, tỉ lệ gia đình hạt nhân và đại

gia đình là tương đối đồng đều.

Bảng 2.3. Hồn cảnh gia đình của khách thể nghiên cứu

Hoàn cảnh Số lƣợng Tỉ lệ

Gia đình hạt nhân 76 50.7

Đại gia đình 74 49.3

Đại đa số đối tượng trẻ nghiên cứu là con đẻ, chỉ có 3 trẻ chiếm tỉ lệ 2% là con ni.

Bảng 2.4. Hoàn cảnh riêng của khách thể nghiên cứu

Hoàn cảnh riêng Số lƣợng Tỉ lệ

Con đẻ 147 98

Con nuôi 3 2

Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về thứ tự ra đời của các khách thể nghiên cứu. Phần lớn trẻ là con thứ nhất trong các gia đình chiếm tỉ lệ 60 %, có 47 trẻ (31.3 %) là con thứ hai, 12 trẻ là con thứ ba (8 %) và chỉ có 01 trẻ là con thứ 4. Số liệu thống kê này phần nào cũng phản ánh đặc trưng gia đình Việt Nam hiện nay, đa số các gia đình thường có từ 1 - 2 con.

Bảng 2.5. Thứ tự ra đời của khách thể nghiên cứu

Con thứ Số lƣợng Tỉ lệ

1 90 60

2 47 31.3

3 12 8

Bảng 2.6. Chiều cao, cân nặng, thời gian đi học của khách thể nghiên cứu

Nội dung Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Chiều cao 85 122 102.13 7.05

Cân nặng 10 19 15.01 1.87

Thời gian đi học 1 37 21.49 9.370

Thời gian đi học mầm non trung bình của các trẻ là 21.49 tháng. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá lớn giữa thời gian đi học: tổng số trẻ đi học trên 12 tháng ở Nghệ An khoảng 40 trẻ. Hầu hết trẻ ở Nghệ An thường bắt đầu đi học mầm non vào khoảng 3 tuổi trở lên, theo chia sẻ của cô N.T. Ngọc - Hiệu trưởng mầm non Cát Văn 1 "Do điều kiện kinh tế cũng như cơ sở vật chất các

trường mầm non công lập ở Nghệ An mới chỉ đáp ứng một nhóm nhỏ đối tượng trẻ trước 3 tuổi đi học". Còn trẻ ở Hà Nội thường đi học sớm tập trung

từ khoảng 18 tháng tuổi trở lên nên có thời gian đi học trung bình là trên 22 tháng, cao hơn ở Nghệ An.

2.2.2.2. Khái quát các thông tin liên quan đến gia đình khách thể nghiên cứu

Các gia đình đề tài nghiên cứu, hầu hết các gia đình có bố mẹ đều sống chung với nhau chiếm 93.3 %, 06 trẻ có bố mẹ li hơn/ li thân chiếm 4 % và có 04 trẻ chiếm 2.7% bố mẹ mất.

Bảng 2.7. Hoàn cảnh riêng của bố mẹ

Hoàn cảnh riêng Số lƣợng Tỉ lệ

Bố mẹ sống chung 140 93.3

Bố mẹ li hôn/ li thân 6 4.0

Bố/ mẹ đơn thân 0 0

Gia đình trong phạm vi đề tài nghiên cứu, độ tuổi trung bình của bố mẹ trẻ trong khoảng từ 30 đến 34 tuổi, tuổi trung bình của mẹ thấp hơn bố. Thu nhập trung bình của các gia đình là 3.82 triệu/ tháng. Tuy nhiên, phân tích số liệu thu nhập cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa thu nhập giữa các gia đình ở Nghệ An và Hà Nội. 100% các gia đình Hà Nội có thu nhập từ trên 10 trở lên, cịn hầu hết gia đình Nghệ An có thu nhập trong khoảng 1- 3 triệu (chiếm 32%), 3 - 5 triệu (22%) và 5 - 10 triệu (21%) là những gia đình cơng nhân viên chức hoặc kinh doanh; vẫn có 8% gia đình thu nhập dưới 1 triệu/ tháng. Bức tranh này cũng thể hiện chân thực bối cảnh kinh tế giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay.

Bảng 2.8. Độ tuổi trung bình và thu nhập của bố mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi thích nghi của trẻ từ 3 5 tuổi (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)