CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG
2.3.2. cao vai trò của lao động sáng tạo
Trong buổi đầu của lịch sử, khi nhận thức con người còn nhiều hạn chế, nhưng họ đã ý thức được vai trò cải tạo thế giới, biến đổi con người của lao động. Bằng chính sức lao động và khả năng sáng tạo của mình, con người đã dần dần khẳng định mình trong giới tự nhiên, không chỉ là một bộ phận của tự nhiên mà còn tiến tới chinh phục nó, cải biến nó theo hướng có lợi cho mình. Có thể nói “chính lao động đã sáng tạo ra con người”.
Với sự phát triển không ngừng của hoạt động lao động sáng tạo thông qua việc phát minh ra hàng loạt những công cụ ngày càng hiệu qủa đã giúp cho cuộc sống của người nguyên thủy bắt đầu đi vào ổn định. Theo đó nhận thức của họ cũng được nâng cao. Tuy nhiên, những nhận thức về tự nhiên, về con người cũng như cộng đồng xã hội mà ở đó con người đang sống còn rất mơ hồ. Hơn thế nữa, con người lúc này vẫn chỉ là một bộ phận của tự nhiên, có mối quan hệ hữu cơ với tự nhiên do cuộc sống của họ vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Do vậy, những biến đổi của môi trường xung quanh có tác động trực tiếp đến đời sống của họ mà họ không thể giải thích nổi. Và lao động - tức khả năng sáng tạo của con người – chính là cứu cánh để họ tìm hiểu, lý giải để tiến tới chinh phục tự nhiên.
Thông qua hệ thống các truyện thần thoại về những vị thần khổng lồ trong buổi bình minh của lịch sử tộc người, cư dân Tày – Thái nói riêng và các tộc người khác nói chung đều thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên thông qua lao động. Những vị thần sáng tạo chính là sự thần thánh hoá khả năng lao động của con người.
Con người thời nguyên thuỷ thật nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ, lớn lao. Đôi khi thiên nhiên ấy thật hiền hoà, nhưng cũng có lúc thật dữ dội. Để trấn át được tự nhiên, sức lực yếu ớt của con người không thể làm được. Họ phải viện vào một lực lượng siêu nhiên nào đó có sức vóc ngang tầm với thiên
nhiên. Và họ đã khái quát hoá khát vọng ấy thành hình ảnh về những vị thần “khổng lồ”.
Các vị thần trong thần thoại của tộc người cũng làm những công việc như người bình thường. Họ cũng lấy vợ lấy chồng, cũng phải lao động mới có cái ăn, cũng có những tính xấu tốt như con người, có khác chăng là ở tầm vóc của họ mà thôi. Ví như Ải Lậc Cậc chẳng hạn. Vợ chồng Ải Lậc Cậc đồ xôi ở Mường Then. Nắm xôi ném trâu của Ải rơi xuống thành núi Xôi Nướng (Pú
Khẩu chì), đá ném thành núi Đá Rơi (Pú Hinh Kỉnh), chân gạt tìm viên đá lửa
rơi xuống sông Nậm Rốm làm cho quãng giữa sông này không có đá. Hay do vô tình đánh rơi gánh than, gánh tro mà tạo thành núi Than, núi Tro….Còn vợ chồng nhà Báo Luông – Sao Cải, muốn có đủ lương thực nuôi con, họ cũng phải vất vả tìm kiếm và thuần dưỡng cây lúa nước, chăm sóc và nâng niu nó thì mới thu được kết quả tốt đẹp. Ta bắt gặp ở đây hình ảnh của người nông dân chân lấm tay bùn – hình ảnh tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Ở đây không có yếu tố thần tiên, ma quái nào cả mà nó là một sự hiện thực hoá hình ảnh lao động của con người. Nó phản ánh rất chân thực đời sống của người nguyên thuỷ lúc bấy giờ. Yếu tố phi lý ở đây chỉ dừng lại ở việc mà các thần làm thật to lớn quá, phi thường quá, nhưng cũng thật đời thường. Hành động đó, công việc đó người bình thường cũng làm được, nhưng ở đây, do đối tượng tác động là tự nhiên quá hùng vĩ nên nó phải được nâng lên ở một tầm cao mới, ở một mức độ mới mà chỉ có những vị thần với sức vóc khổng lồ mới có thể đảm nhiệm được.
“Chính lao động đã tạo ra con người cho con người, sáng tạo ra thiên
nhiên mang tính người. Thông qua lao động mà những lực lượng bản chất của con người được vật thể hoá trong các đối tượng, thiên nhiên trở thành con người đối với con người, nhân đó mối quan hệ của con người với tự nhiên mới
Do đó giữa thiên nhiên với con người mới có mối tình giao lưu hữu ái như tình ruột thịt. Thiên nhiên và con người là đôi bạn đồng hành thuỷ chung đến muôn đời. Ngắm nhìn thiên nhiên, con người thấy bóng dáng của chính mình.
Như vậy, tựu chung lại, các vị thần khổng lồ trong thần thoại các dân tộc nói tiếng Thái chính là hiện thân cho lao động của con người trong buổi đầu lịch sử. Với mong muốn tìm hiểu, giải thích về tự nhiên, thêm vào đó là niềm tự hào đối với thành quả lao động của bản thân, cư dân Thái cổ đã qui khả năng sáng tạo của tự nhiên cho sức lao động của con người. Một hiện tượng nhân cách hoá rất đặc sắc thể hiện niềm tự hào của người xưa về bản thân mình, vào khả năng sáng tạo, biến đổi thế giới khách quan của con người, lấy con người làm trung tâm của vũ trụ. Sức mạnh của con người đã được “thần thánh hoá”, “thiêng hoá” qua hình ảnh của các vị thần nhưng nó vẫn thật gần gũi với con người. Người xưa có thể dễ dàng nhận ra bóng dáng của mình qua hình ảnh của các vị thần sáng tạo, hay nói cách khác, các vị thần của thưở khai thiên lập địa đó chính là sự “thậm sưng hoá”, “hùng vĩ hoá” khả năng lao động sáng tạo của con người mà thôi. Thông qua hình ảnh của các vị thần này mà vai trò của con người được nâng cao sánh ngang tầm với tự nhiên.
Không chỉ là một phần của tự nhiên, cư dân Tày – Thái xưa đã thể hiện ước vọng tìm hiểu, chinh phục tự nhiên, thậm chí còn cho mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều bắt nguồn từ khả năng lao động của con người. Với sự ra đời của thần thoại, con người thêm một bước nữa đã khẳng định vị thế của mình trong tự nhiên, hoàn toàn tách khỏi thế giới động vật và chủ động trong hoạt động sống của mình. Bởi vì con người có lao động - khả năng sáng tạo có mục đích duy nhất có ở con người.