Nhu cầu cần đƣợc truyền hình một cách chuyên biệt về vấn đề xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 ( Khảo sát 2 chương trình truyền hình Nông thôn chuyển độngvà Sao Thần nôngtừ 6.2014 - 6.2015) (Trang 39)

5 .Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

7. Bố cục của luận văn

1.4 Nhu cầu cần đƣợc truyền hình một cách chuyên biệt về vấn đề xây

Khơng thể có một nƣớc cơng nghiệp nếu nơng nghiệp và nơng thơn cịn lạc hậu và đời sống nhân dân cịn thấp. Vì vậy, xây dựng nơng thơn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân sinh sống ở địa bàn nơng thơn.

“Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã và đang đƣợc triển khai thực hiện trong cả nƣớc. Trong đó có nhiều xã, nhiều huyện đƣợc chọn làm điểm chỉ

đạo ở các cấp. Nhìn chung qua gần 5 năm thực hiện đã đem lại kết quả thiết thực, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn. Tuy nhiên, nhận thức về NTM trong một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chƣa thông suốt nên q trình thực hiện cịn gặp khó khăn và tiến trình chƣa nhƣ mong muốn. Nơng nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng nhƣ giao thông, thủy lợi, trƣờng học, trạm y tế, cấp nƣớc... cịn yếu kém, mơi trƣờng ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nơng dân cịn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn làm phát sinh nhiều vến đề xã hội bức xúc. Do đó, để xây dựng thành cơng Nơng thơn mới địi hỏi sự vào cc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đặc biệt là ngƣời dân cùng đồng lòng chung tay thực hiện các tiêu chí của chƣơng trình một cách hiệu quả. Muốn làm đƣợc điều này truyền thông để thay đổi nhận thức đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Trong đó, truyền hình với lợi thế về âm thanh, hình ảnh sinh động chân thực sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ để phong trào xây dựng nông thôn mới thực sự tạo sự chuyển biến cho bức tranh nông thôn Việt Nam thời kỳ mới.

Trên hầu hết các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông tin NNNT cũng đã đƣợc chuyển tải với một số chuyên mục/nội dung, vào các thời điểm và theo các hình thức chuyển tải khác nhau, ở cả cấp trung ƣơng và địa phƣơng.

Ở cấp trung ƣơng, Đài truyền hình Trung ƣơng ( VTV), kênh InfoTV, Báo Nông nghiệp Việt Nam - Cơ quan ngôn luận của Bộ NN và PT nông thôn, Báo Nông thôn ngày nay – Cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Hội nơng dân, Kinh tế nơng thơn – Tiếng nói của Trung ƣơng Hội làm vƣờn Việt Nam …. là những tờ báo chuyên đăng tải các tin tức về nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn. Bên cạnh đó, Đài truyền hình Việt Nam cũng đã dành một thời lƣợng đáng kể để sản xuất và phát sóng một số chƣơng trình theo ngày và tuần về thơng tin nơng nghiệp, phát triển nông thôn, vấn đề nông thôn, thông

tin kỹ thuật khuyến nông lâm ngƣ, thông tin thị trƣờng…, một số chƣơng trình có thể kể tên là Nông thôn Ngày nay, Bản tin Nông nghiệp, Nhà nông làm giàu, Cùng Nông dân bàn cách làm giàu, Mách nhỏ bà con, (VTV1); Đối thoại chính sách (Nơng thơn Ngày nay); Phân tích thị trƣờng nơng sản (Kênh InfoTV truyền hình cáp Việt Nam)… Bạn của nhà nông ( VTV2), Thời tiết nông vụ ( VTV1), Nông thôn mới ( VTV1). Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội có chun đề: Nơng nghiệp và xây dựng Nơng thơn mới. Đài Tiếng nói Việt Nam có chƣơng trình Nhịp cầu nhà nông. Các đài phát thanh – truyền hình địa phƣơng, báo địa phƣơng đều dành những dung lƣợng đáng kể để đăng tải, phát sóng các tin tức về “Tam nông”.

Ở cấp tỉnh, ngồi các chƣơng trình nơng nghiệp nơng thơn do các cơ quan truyền thông của Tỉnh sản xuất, (Đài PT-TH Tỉnh, Báo tỉnh), đang có sự xuất hiện tham gia của của các doanh nghiệp nhƣ Viettel Media trong hoạt động truyền thơng NNNT (truyền hình và điện thoại).

Hiện ở nhiều khu vực nông thơn Việt Nam, ngƣời dân có thể tiếp cận các loại hình truyền thông nhƣ báo in, ấn phẩm, phát thanh, truyền hình, internet… một cách dễ dàng. Tuy nhiên, theo khảo sát của Viện Chính sách Chiến lƣợc Phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), một vấn đề đang đặt ra là nội dung đƣợc chuyển tại trên các hệ thống truyền thông kể trên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Với loại hình phát thanh, ngƣời dân nơng thơn có thể tiếp cận các chƣơng trình của Đài Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện các chƣơng trình phát thanh chủ yếu có thế mạnh trong việc phục vụ cung cấp thơng tin thời sự nói chung và các chƣơng trình giải trí, ca nhạc dành cho thính giả khu vực nơng thơn. Với loại hình báo in, ấn phẩm, tuy rằng có phát hành đến các địa phƣơng, nhƣng hầu nhƣ chỉ tiếp cận đƣợc với cơ quan chính quyền cấp xã, hoặc điểm bƣu điện văn hoá xã. Số liệu điều tra năm 2007 của IPSARD cho thấy, có tới 67,1% hộ nông dân đƣợc hỏi, chƣa bao giờ đọc báo. Còn với

mạng internet, trong giai đoạn 2000 – 2010, việc sử dụng phƣơng tiện thông tin này ở các khu vực nơng thơn, miền núi hiện cịn rất hạn chế do khơng có điều kiện kinh tế để tự trang bị máy tính và trình độ dân trí chƣa cao. Theo kết quả điều tra của IPSARD, có tới 72,4% nơng dân chƣa biết đến Internet, ở một số tỉnh miền núi nhƣ Điện Biên, Lai Châu, Lâm Đồng con số này lên đến trên 80%.

Hiện nay, phƣơng tiện truyền thông phổ biến nhất ở nông thôn là truyền hình. Cả nƣớc có hơn 70 kênh truyền hình trung ƣơng và địa phƣơng với diện với phủ sóng tồn quốc. Hiện đang có một số chƣơng trình chuyên về nơng nghiệp phát sóng trên kênh Analog miễn phí của Truyền hình Việt Nam VTV1, VTV2 và một số chƣơng trình trên kênh truyền hình Tiếng dân tộc, VTV5.

Có thể nói, trong hơn hai thập niên thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn nƣớc ta đã có bƣớc phát triển nhất định, góp phần quan trọng vào sự ổn định của đất nƣớc. Thế nhƣng, chủ thể làm ra hạt lúa, cà phê, con tôm, con cá... mang lại lợi ích to lớn cho đất nƣớc là ngƣời nơng dân thì lại đang gánh chịu nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. Nhà khoa học gắn liền với nông dân và đồng ruộng, GS Đào Thế Tuấn nhận xét: "Nghịch lý thay, nông dân từng là "chủ lực quân của cách mạng giải phóng dân tộc”, cũng là ngƣời lặng lẽ âm thầm khởi xƣớng cơng cuộc đổi mới, nhƣng lại ít đƣợc hƣởng lợi nhất từ đổi mới. Đáng lo hơn, nông dân đang trở thành bộ phận yếu thế nhất trong xã hội... Quyền lợi của nông dân không đƣợc bảo vệ, nông dân thiếu chủ quyền về đất đai, mất đất khơng có ai bênh vực...”.

Đất nông nghiệp, đặc biệt đất lúa trong vòng 10 năm gần đây chúng ta đã mất khoảng 400 ngàn ha. Nếu theo báo cáo chính thức mà chúng tơi có, hiện đất lúa cịn khoảng trên 4 triệu ha. Trong 400 ngàn ha mất vừa qua, riêng từ năm 2005 tới giờ bị lấy mất khá nhiều vào đất chuyên canh tác lúa nƣớc, chuyên lúa 2, 3 vụ để nhƣờng chỗ cho các khu công nghiệp, và xây dựng cơ

sở hạ tầng. Đáng buồn là chỉ có trên 30 % đất dự án lấy từ đất nơng nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Nơng dân nói chung và nơng dân ĐBSCLđang rất cần các thông tin về kỹ thuật sản xuất, cách phịng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật ni, giá cả thị trƣờng, cách phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng… nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ và chính xác. Đó là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mạng thông tin khoa học

và công nghệ vùng ĐBSCL” do Tiến sĩ Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trƣởng Trƣờng

Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

Hạ tầng cơng nghệ mạng ở ĐBSCL cịn yếu kém nên rất ít cƣ dân nơng thôn đƣợc tiếp cận thông tin qua mạng internet, ngƣời dân chủ yếu tiếp nhận thông tin qua các kênh truyền hình. Trong bối cảnh đó, nhu cầu cần có một kênh truyền hình chun biệt về nơng nghiệp nơng thơn trở nên bức thiết để đáp ứng nhu cầu thống tin thiết yếu của bà con về các lĩnh vực nêu trên.

1.5 Tính hiệu quả của ngơn ngữ truyền hình khi truyền thơng về vấn đề xây dựng Nông thôn mới

Thế mạnh của ngơn ngữ truyền hình

Thứ nhất: Trƣớc hết nói đến truyền hình ngƣời ta có thể hiểu đơn giản

đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với ngƣời xem, thị giác, thính giác của con ngƣời đƣợc tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình. Đây đƣợc coi là thế mạnh lớn nhất của truyền hình. Nếu nhƣ báo in, báo mạng, báo phát thanh phải buộc ngƣời ta phải đọc, nghe và buộc ngƣời ta phải hình dung sự kiện qua những lời miêu tả của tác giả thì truyền hình lại cho ngƣời ta thấy thông tin của sự kiện thấy không gian nơi diễn ra sự kiện và những chủ thể đang tham gia sự kiện ấy một cách chân thực.

Tính chân thực đã tạo cho ngƣời xem độ tin cậy khi đón nhận những thơng tin mà truyền hình chuyển tải đến. Nếu nhƣ báo mạng, báo in, báo phát

thanh... còn tạo cho ngƣời xem, ngƣời nghe sự nghi ngờ nhất định thì báo hình có thể làm cho ngƣời ta tin ngay đó là sự kiện có thật, đã, đang diễn ra thơng qua những hình ảnh chuyển động và âm thanh sống động đựơc ghi lại từ hiện trƣờng. Mặt khác đó là những hình ảnh đƣợc ghi lại từ nhiều góc độ khác nhau của ống kính máy quay và mầu sắc sinh động của hình ảnh cho ngƣời xem cảm hứng và tạo cho họ nhƣ đang đƣợc tham gia vào sự kiện.

Thứ hai: Chỉ có ở truyền hình mới có tầng thơng tin thứ 2-tầng thơng tin thứ hai đó chính là những cử chỉ, hành động và cảm xúc của các nhân vật đang tham gia vào sự kiện. Ngƣời ta phải bật khóc khi thấy trên màn hình xuất hiện những hình ảnh xúc động. Chính những hình ảnh này đã tác động vào tƣ duy của ngƣời xem và buộc ngƣời xem phải đặt câu hỏi là cái gì đang xẩy ra đằng sau nhƣng khn hình ấy. Chúng ta cịn nhớ năm 2007 khi miền trung bị lũ lụt, ơng Lê Huy Ngọ lúc đó cịn là bộ trƣởng bộ Nơng nghiệp phát trỉên nơng thơn – Phó Ban thƣờng trực Ban Chỉ đạo Phòng Chống lụt bão Trung ƣơng, đến thăm tặng quà đồng bào vùng lũ. Khi ơng đến thăm một gia đình có 3 ngƣời bị chết và mất tích ơng đã xúc động và rơi nƣớc mắt. Hình ảnh của vị Bộ trƣởng đựơc phát trên truyền hình đã làm xúc động trong lịng cơng chúng, ngƣời ta hiểu sâu thẳm sự xúc động ấy đó chính là sự thƣơng dân của một ngƣời lãnh đạo cấp cao của nhà nƣớc. Nếu nhƣ chỉ bằng những con chữ “Chết” trên mặt báo, hay sự miêu tả trong cá chƣơng trình phát thanh có lẽ sẽ khơng thể tác động vào tâm tƣ, tình cảm trong lịng cơng chúng mà điều này chỉ có đƣợc ở truyền hinh. Đó là hiệu quả vơ cùng quan trọng ẩn chứa ở tâng thông tin thứ hai của truyền hình. Tầng thơng tin đó khơng cần có sự miêu tả mà bản thân hình ảnh đã nói lên điều đó.

Thế mạnh thứ ba của truyền hình đó là tính thời sự. Nói nhƣ thế khơng phải là báo in, báo nói, báo mạng khơng có, mà ngƣợc lại có khi các loại hình này cịn thơng tinh nhanh hơn là đằng khác. Hiện nay báo mạng có thể cập nhật thơng tin từng phút. Nhƣng tính thời sự của truyền hình vẫn đƣợc

coi là thế mạnh của loại hình truyền thơng này chính là ở sự kết hợp giữa hai yếu tố âm thanh và hình ảnh làm cho ngƣời ta thấy tính chân thực của sự kiện, làm cho ngƣời xem nhƣ đang đựơc tham gia vào sự kiện ấy. Ví dụ nhƣ những chƣơng trình truyền hình trực tiếp, và những chƣơng trình cầu truyền hình. Chính vì thế mạnh này mà ngày nay đài truyền hình Việt Nam và các đài phát thanh và truyền hinh trong cả nƣớc xây dựng khá nhiều các chƣơng trình truyền hình trực tiếp.

Thế mạnh thứ 4 đó là khả năng tƣơng tác. Ngày nay, khi khoa học

công nghệ phát triển đã cho phép nhiều loại hình báo chí khai thác thế mạnh này để lôi kéo công chúng về phía mình. Phía sau mỗi bài viết trên báo mạng có hẳn thƣ mục để ngƣời đọc đánh giá, bình luận về thơng tin bài báo đƣa ra hoạc các chƣơng trình phát thanh ngƣời nghe có thể đƣa ra những ý kiến đánh giá, bình luận trực tiếp về một vấn đề thơng qua các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi mail...Tính tƣơng tác cuả truyền hình cũng gần giống nhƣ vậy. Ngƣời xem truyền hình có thể gọi điện đến chƣơng trình để đặt câu hỏi cho các nhân vật, họac gửi tinh nhắn đánh giá, bình luận về một vấn đề nào đó. Nhƣng điểm mạnh của tính tƣơng tác trên truyền hình lại nằm ở góc độ hình ảnh. Nếu nhƣ báo in, báo mạng, báo phát thanh ngƣời đọc, ngƣời nghe chỉ biết thơng tin đơn thuần thì báo hình cịn cho ngƣời ta thấy đựơc hình ảnh sự kiện, thấy đựơc hình ảnh của ngƣời mình sẽ gọi điện đặt câu hỏi hay nhắn tin, bình luận, gửi mail....

Tiểu kết chƣơng 1

Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trong chƣơng 1, chúng tôi đã nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về yêu cầu xây dựng nơng thơn mới, về vai trị của báo chí trong sự nghiệp xây dựng nơng thôn mới ở Việt Nam; đƣa ra những khái niệm công cụ để thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra trong phần mở đầu. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam bản chất là xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, phát triển xã hội nông thôn tiến bộ dựa trên các yếu tố về con ngƣời,văn hóa, xã hội. Trong xây dựng nơng thơn mới, yếu tố văn hóa cần đƣợc sử dụng nhƣ một động lực, đồng thời là một mục tiêu, có nghĩa là, tính chất văn hóa nơng nghiệp phải đƣợc thay đổi, tiến bộ hơn. Dựa vào văn hóa, chúng ta vừa tháo gỡ nhanh đƣợc những nút thắt, đồng thời hạn chế bớt những bi kịch trong sự phát triển.

Để cổ vũ phong trào, để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, báo chí vừa là ngƣời tiên phong trong việc tuyên truyền, vừa có con mắt giám sát, thái độ phản biện tích cực. Muốn vậy, nhà báo vừa phải nắm vững các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vừa phải dấn thân vào cuộc sống, hiểu biết sâu sắc thực tế, ý nguyện của nhân dân.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn vừa nêu, chƣơng 2 của luận văn sẽ khảo sát cụ thể hai chƣơng trình truyền hình trên kênh truyền hình chuyên biệt VTV 16 để rút ra những thành công cũng nhƣ hạn chế của báo chí; những nguyên nhân của chúng, trong quá trình nhập cuộc với Phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN HAI CHƢƠNG TRÌNH “NƠNG THƠN CHUYỂN ĐỘNG” VÀ “SAO THẦN NƠNG” CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH VTC16

2.1 Kênh truyền hình chuyên biệt về Nông nghiệp- Nông thôn VTC16 VTC16

2.1.1 Lịch sử và hoạt động của kênh VTC 16

Kênh VTC16 (sau đây gọi tắt là Kênh, VTC 16) ra đời trên cơ sở thực hiện Chƣơng trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ƣơng Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn. Ngày 24/3/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TTT) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ký Nghị quyết liên tịch về phối hợp chỉ đạo xây dựng kênh truyền hình Nơng nghiệp – Nông thôn phát trên kênh VTC16. Đây là kênh truyền hình đầu tiên của Việt Nam chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, hƣớng tới phục vụ 4

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 ( Khảo sát 2 chương trình truyền hình Nông thôn chuyển độngvà Sao Thần nôngtừ 6.2014 - 6.2015) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)