Tính hiệu quả của ngôn ngữ truyền hình khi truyền thông về vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 ( Khảo sát 2 chương trình truyền hình Nông thôn chuyển độngvà Sao Thần nôngtừ 6.2014 - 6.2015) (Trang 43 - 47)

5 .Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

7. Bố cục của luận văn

1.5 Tính hiệu quả của ngôn ngữ truyền hình khi truyền thông về vấn

Thế mạnh của ngôn ngữ truyền hình

Thứ nhất: Trƣớc hết nói đến truyền hình ngƣời ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với ngƣời xem, thị giác, thính giác của con ngƣời đƣợc tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình. Đây đƣợc coi là thế mạnh lớn nhất của truyền hình. Nếu nhƣ báo in, báo mạng, báo phát thanh phải buộc ngƣời ta phải đọc, nghe và buộc ngƣời ta phải hình dung sự kiện qua những lời miêu tả của tác giả thì truyền hình lại cho ngƣời ta thấy thông tin của sự kiện thấy không gian nơi diễn ra sự kiện và những chủ thể đang tham gia sự kiện ấy một cách chân thực.

Tính chân thực đã tạo cho ngƣời xem độ tin cậy khi đón nhận những thông tin mà truyền hình chuyển tải đến. Nếu nhƣ báo mạng, báo in, báo phát

thanh... còn tạo cho ngƣời xem, ngƣời nghe sự nghi ngờ nhất định thì báo hình có thể làm cho ngƣời ta tin ngay đó là sự kiện có thật, đã, đang diễn ra thông qua những hình ảnh chuyển động và âm thanh sống động đựơc ghi lại từ hiện trƣờng. Mặt khác đó là những hình ảnh đƣợc ghi lại từ nhiều góc độ khác nhau của ống kính máy quay và mầu sắc sinh động của hình ảnh cho ngƣời xem cảm hứng và tạo cho họ nhƣ đang đƣợc tham gia vào sự kiện.

Thứ hai: Chỉ có ở truyền hình mới có tầng thông tin thứ 2-tầng thông tin thứ hai đó chính là những cử chỉ, hành động và cảm xúc của các nhân vật đang tham gia vào sự kiện. Ngƣời ta phải bật khóc khi thấy trên màn hình xuất hiện những hình ảnh xúc động. Chính những hình ảnh này đã tác động vào tƣ duy của ngƣời xem và buộc ngƣời xem phải đặt câu hỏi là cái gì đang xẩy ra đằng sau nhƣng khuôn hình ấy. Chúng ta còn nhớ năm 2007 khi miền trung bị lũ lụt, ông Lê Huy Ngọ lúc đó còn là bộ trƣởng bộ Nông nghiệp phát trỉên nông thôn – Phó Ban thƣờng trực Ban Chỉ đạo Phòng Chống lụt bão Trung ƣơng, đến thăm tặng quà đồng bào vùng lũ. Khi ông đến thăm một gia đình có 3 ngƣời bị chết và mất tích ông đã xúc động và rơi nƣớc mắt. Hình ảnh của vị Bộ trƣởng đựơc phát trên truyền hình đã làm xúc động trong lòng công chúng, ngƣời ta hiểu sâu thẳm sự xúc động ấy đó chính là sự thƣơng dân của một ngƣời lãnh đạo cấp cao của nhà nƣớc. Nếu nhƣ chỉ bằng những con chữ “Chết” trên mặt báo, hay sự miêu tả trong cá chƣơng trình phát thanh có lẽ sẽ không thể tác động vào tâm tƣ, tình cảm trong lòng công chúng mà điều này chỉ có đƣợc ở truyền hinh. Đó là hiệu quả vô cùng quan trọng ẩn chứa ở tâng thông tin thứ hai của truyền hình. Tầng thông tin đó không cần có sự miêu tả mà bản thân hình ảnh đã nói lên điều đó.

Thế mạnh thứ ba của truyền hình đó là tính thời sự. Nói nhƣ thế không phải là báo in, báo nói, báo mạng không có, mà ngƣợc lại có khi các loại hình này còn thông tinh nhanh hơn là đằng khác. Hiện nay báo mạng có thể cập nhật thông tin từng phút. Nhƣng tính thời sự của truyền hình vẫn đƣợc

coi là thế mạnh của loại hình truyền thông này chính là ở sự kết hợp giữa hai yếu tố âm thanh và hình ảnh làm cho ngƣời ta thấy tính chân thực của sự kiện, làm cho ngƣời xem nhƣ đang đựơc tham gia vào sự kiện ấy. Ví dụ nhƣ những chƣơng trình truyền hình trực tiếp, và những chƣơng trình cầu truyền hình. Chính vì thế mạnh này mà ngày nay đài truyền hình Việt Nam và các đài phát thanh và truyền hinh trong cả nƣớc xây dựng khá nhiều các chƣơng trình truyền hình trực tiếp.

Thế mạnh thứ 4 đó là khả năng tƣơng tác. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển đã cho phép nhiều loại hình báo chí khai thác thế mạnh này để lôi kéo công chúng về phía mình. Phía sau mỗi bài viết trên báo mạng có hẳn thƣ mục để ngƣời đọc đánh giá, bình luận về thông tin bài báo đƣa ra hoạc các chƣơng trình phát thanh ngƣời nghe có thể đƣa ra những ý kiến đánh giá, bình luận trực tiếp về một vấn đề thông qua các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi mail...Tính tƣơng tác cuả truyền hình cũng gần giống nhƣ vậy. Ngƣời xem truyền hình có thể gọi điện đến chƣơng trình để đặt câu hỏi cho các nhân vật, họac gửi tinh nhắn đánh giá, bình luận về một vấn đề nào đó. Nhƣng điểm mạnh của tính tƣơng tác trên truyền hình lại nằm ở góc độ hình ảnh. Nếu nhƣ báo in, báo mạng, báo phát thanh ngƣời đọc, ngƣời nghe chỉ biết thông tin đơn thuần thì báo hình còn cho ngƣời ta thấy đựơc hình ảnh sự kiện, thấy đựơc hình ảnh của ngƣời mình sẽ gọi điện đặt câu hỏi hay nhắn tin, bình luận, gửi mail....

Tiểu kết chƣơng 1

Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trong chƣơng 1, chúng tôi đã nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về yêu cầu xây dựng nông thôn mới, về vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; đƣa ra những khái niệm công cụ để thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra trong phần mở đầu. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam bản chất là xây dựng nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, phát triển xã hội nông thôn tiến bộ dựa trên các yếu tố về con ngƣời,văn hóa, xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, yếu tố văn hóa cần đƣợc sử dụng nhƣ một động lực, đồng thời là một mục tiêu, có nghĩa là, tính chất văn hóa nông nghiệp phải đƣợc thay đổi, tiến bộ hơn. Dựa vào văn hóa, chúng ta vừa tháo gỡ nhanh đƣợc những nút thắt, đồng thời hạn chế bớt những bi kịch trong sự phát triển.

Để cổ vũ phong trào, để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, báo chí vừa là ngƣời tiên phong trong việc tuyên truyền, vừa có con mắt giám sát, thái độ phản biện tích cực. Muốn vậy, nhà báo vừa phải nắm vững các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vừa phải dấn thân vào cuộc sống, hiểu biết sâu sắc thực tế, ý nguyện của nhân dân.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn vừa nêu, chƣơng 2 của luận văn sẽ khảo sát cụ thể hai chƣơng trình truyền hình trên kênh truyền hình chuyên biệt VTV 16 để rút ra những thành công cũng nhƣ hạn chế của báo chí; những nguyên nhân của chúng, trong quá trình nhập cuộc với Phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN HAI CHƢƠNG TRÌNH “NÔNG THÔN CHUYỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề xây dựng nông thôn mới trên kênh truyền hình VTC16 ( Khảo sát 2 chương trình truyền hình Nông thôn chuyển độngvà Sao Thần nôngtừ 6.2014 - 6.2015) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)