Thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ sausinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 42 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ sausinh

Trong phần này để làm rõ thực trạng khó khăn tâm lý của PNSS chúng tôi tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu một số trường hợp phụ nữ sau sinh.

Tiến hành PVS 10 chị phụ nữ trong khoảng thời gian sau sinh 6 tháng cho thấy các chị đều có những biến đổi khó khăn về tâm lý. Trong đó có 8 chị có dấu hiệu khó khăn về tâm lý đều tự mình chịu đựng không chia sẻ với ai về những khó khăn của mình. 2 chị cho biết do được gia đình nhà chồng và chồng quan tâm ngoài ra do được sống trong môi trường có các yếu tố thuận lợi khác như điều kiện kinh tế gia đình khá giả không phải lo lắng về tiền bạc, sức khỏe sau sinh tốt, con phát triển khỏe mạnh không quấy khóc… các chị cảm thấy những khó khăn về tâm lý đều diễn ra nhanh chóng và cân bằng được trong thời gian ngắn. Ngoài ra trường hợp có chị do được tham vấn ở lần sinh con lần thứ nhất nên không gặp phải những khó khăn về tâm lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình trong giai đoạn sinh con lần 2, các chị đều cân bằng được cảm xúc của mình do có kinh nghiệm được chia sẻ trước đó.

Cũng trong 8 chị được tiến hành phỏng vấn sâu, các chị chia sẻ không được chồng quan tâm đúng mức, cho thấy nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau sinh chưa toàn diện, bị xem nhẹ và hạn chế.

“ Thấy tôi khóc anh ấy không quan tâm vì sao khóc mà cho rằng tôi bị

thần kinh rồi bỏ đi. Có lúc còn chế tôi là bao nhiêu người cũng sinh con có ai như em đâu…” (Chị Đào Thị L)

Hay chị Trịnh Thị N chia sẻ: “Chồng tôi chỉ nghĩ đơn giản ngày lo cho

tôi ba bữa cơm để tôi ăn no có sữa cho con. Về tâm tư tình cảm thì anh ấy không quan tâm. Nhiều lúc tủi thân lại tự an ủi chính mình. Tôi hay quay vào tường nằm khóc một mình. Chồng vẫn ngủ như thường. Thấy buồn…mẹ chồng cũng thế cũng không quan tâm tôi…”

Trong 8 chị em nói mình gặp nhưng khó khăn về tâm lý thì mỗi chị đều có những biểu hiện về suy nghĩ, đánh giá, cảm nhận vấn đề của mình khác nhau:

Chị Đào Thị L cho rằng mình bị chồng phản bội vì thấy anh đi sớm về khuya; Chị tự cảm thấy mình vô dụng khi không làm gì trong khi hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của chồng mình. Chị cho rằng do mẹ chồng muốn sinh con trai nhưng chị sinh con gái nên mẹ chồng không quan tâm và chồng thì hờ hững.

…Nói ra khổ tâm lắm chị ạ, không biết có ai khổ như tôi không? Tôi lấy chồng nhà Hà Nội, quê mẹ đẻ ở Hà Nam. Mẹ chồng tôi thích cháu trai muốn tôi sinh cháu trai cho bà. Nhưng tôi lại sinh con gái. Chồng tôi không hiểu sau từ sau khi tôi sinh con thường xuyên đi làm về khuya. Tôi cảm thấy mình vô dụng, không ai coi trọng tôi. Tôi nghĩ chồng tôi đã phản bội tôi rồi…”

Chị chia sẻ lúc nào cũng ngồi ôm con khóc khi chồng đi làm nên con chị cũng bị ảnh hưởng: “ Chồng đi làm là tôi lại ngồi ôm con khóc, thương cho số phận mình không ai còn để ý đến tôi. Vì tôi khóc và cũng chẳng thiết tha gì ăn nên con tôi có ít sữa để ăn, cháu nhẹ cân hơn những đứa trẻ cùng tháng…nghĩ thương con lắm…nhưng…Có lúc tôi đã muốn bỏ đi nhưng nghĩ thương con nên lại thôi”

Dấu hiệu của chị Đào Thi L cho thấy chị đã có những biểu hiện rõ cho thấy mình đang gặp phải những khó khăn như thường xuyên khóc, nghĩ mình vô dụng, nhiều lúc muốn bỏ đi. Thời gian chị khóc thường xuyên diễn ra mỗi ngày khi chồng chị đi làm. Điều này đã dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất của chị và con chị.

Thông qua chia sẻ chị cũng cho biết nguyên nhân dẫn đến tình cảnh này là do chồng chị đi làm về muộn thường xuyên, không quan tâm đến tâm tư tình cảm và chăm sóc con. Mẹ chồng thì hờ hững. Chị thấy mình không được quan tâm, chia sẻ.

Chị Vũ Thảo M chia sẻ mặc dù được tham vấn ở lần sinh con lần thứ nhất nhưng đến lần thứ hai sinh con chị vẫn thấy mình có những phút giây “nhạy cảm” của cảm xúc tuy rằng chỉ thoáng qua nhưng chị cúng thừa nhận PNSS ai dù ít hay nhiều đều có khó khăn về tâm lý. Sau khi trải qua giai đoạn sinh nên không thể tự tin lần sinh đầu không bị ảnh hưởng thì lần sau cũng vậy vì mỗi giai đoạn sinh con lại có những thay đổi về điều kiện sống: “ Sau sinh

tôi vẫn thấy mình có những vấn đề khó khăn về tâm lý vì nhiều lý do nhưng rất may là qua lần sinh đầu tiên được tham vấn về giải tỏa cảm xúc tiêu cực và huy động nguồn lực từ gia đình tôi đã vượt qua được và nhìn nhận mọi thứ khách quan hơn. Mẹ khỏe, con cũng khỏe…(cười) ” Chị chia sẻ trong giai đoạn đầu

khoảng 1 tháng sau sinh chị vẫn thường xuyên mất ngủ nên thường thấy khó chịu với những mối quan hệ giao tiếp thông thường với mọi người xung quanh. Chị không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, không thích họ đến chơi nhà. Khó chịu với cả tiếng khóc của con, giật mình lo sợ khi nghe tiếng động mạnh, tiếng người nói to. Mặc dù lý giải được việc này nhưng chị thừa nhận mình vẫn có những biểu hiện nhạy cảm về tâm lý hơn.

Chị Trịnh Thị Th, PVS trường hợp của chị T cho thấy chị là người phụ nữ có trình độ, đã được chia sẻ tham vấn trước đó của bạn bè đồng nghiệp cũng như bạn ở lĩnh vực tâm lý nhưng chị chia sẻ mình vẫn có những dấu hiệu về KHTL ở mức độ tuy có thể cân bằng được nhưng ảnh hưởng không ít đến cuộc sống gia đình và nhất là mối quan hệ với chồng của mình:

“Tôi cũng không thấy khó khăn gì vì thực ra tôi cũng tìm hiểu và được bạn bè đồng nghiệp chia sẻ để chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn làm mẹ này. Nhưng có những điều tôi thấy mình ngớ ngẩn và thái quá. Bạn thử xem như thế này có phải là tôi bị kích động thái quá không nhé!

…Chồng đi làm về tôi lại có thói quen kiểm tra quần áo anh ấy, thấy có vương sợi tóc dài tôi đã không kiềm chế được trong việc tra hỏi anh ấy rồi thu thập thông tin bằng nhiều cách…tôi nghi ngờ anh ấy ngoại tình. Mỗi lần tôi gọi điện mà anh ấy không nghe máy thì tôi tưởng tượng ra anh ấy đang ở bên cạnh người đàn bà khác…(cười). Nói chung là tôi mất một thời gian khá dài trong tình trạng nghi ngờ lo lắng về sự phản bội của chồng.

Có lần mẹ ruột tôi nói tôi sinh xong gầy và tiều tụy quá tôi cũng suy nghĩ buồn chán và khóc nhiều…có lúc tôi thấy mình bế tắc, tuyệt vọng.

Giờ nghĩ lại tôi thấy thời gian đó cần một ai đó chia sẻ chỉ ra cho mình những suy nghĩ bất hợp lý của mình…”

Qua trao đổi chị nói chị không thấy khó khăn nhiều nhưng qua đoạn trên thì chị đã trải qua rất nhiều những dấu hiệu không bình thường trong suy nghĩ cũng như hành động. bị khủng hoảng tâm lý như đa nghi thái quá trong thời gian dài, không kiểm soát được hành vi của mình, lo lắng, khóc và đã có lúc thấy bế tắc tuyệt vọng.

Chị chia sẻ “Giờ nghĩ lại tôi thấy có lúc tôi bị hoang tưởng, tôi đã từng

dành cả tiếng đồng hồ để tìm một sợi tóc thứ hai vương trên áo chồng để đo xem tóc của tôi hay của người con gái khác…giờ nghĩ lại tôi thấy không sao hiểu nổi. Tôi thiết nghĩ nếu tình trạng hoang tưởng này kéo dài có thể sẽ có nhiều gia đình tan vỡ nếu như không được hỗ trợ giải tỏa sớm. Nhất là khi người chồng lại thờ ơ, coi mọi chuyện là “linh tinh” và không đáng quan tâm.

Chị Đào Thị Thu H chia sẻ nỗi tuyệt vọng chán nản của mình sau sinh là do kinh tế khó khăn và công việc cũng như thu nhập của chồng mình; trách móc bản thân vì mình vô dụng không kiếm ra tiền phụ giúp cuộc sống gia đình: “Điều tôi lo lắng nhất là về kinh tế, tôi không biết có nuôi nổi con mình

nữa không. Hôm nay đi tiêm cho con phải vay tiền bà nội. Tôi chán nản cuộc sống này lắm rồi…suốt ngày chỉ lo hôm nay có tiền mua sữa bỉm cho con không, đủ thứ tiền…Nhiều lúc tôi muốn bỏ đi…(Ôm đầu). Tôi chẳng biết làm gì, thật vô dụng…”

Ngoài những chia sẻ của các chị nói trên các chị còn lại đều đưa ra những dấu hiệu về hành động cũng như suy nghĩ cho thấy họ có những khó khăn cả thể chất lẫn tinh thần dẫn đến khủng hoảng tâm lý. Những dấu hiệu khủng hoảng tâm lý các chị chia sẻ thường từ những thay đổi về thể chất sau sinh như mất ngủ, rụng tóc, kém ăn, người gầy…và những khó khăn trong các mối quan hệ xã hội trong hệ thống sinh thái của mình. Những nguyên nhân dẫn đến KHTL được chia sẻ do yếu tố bản thân (Do trình độ nhận thức còn hạn chế, độ tuổi…); Do thiếu sự quan tâm của gia đình đặc biệt là nhận thức chưa toàn diện và sâu sắc của người chồng về giai đoạn mang thai, sau sinh của phụ nữ nói chung và vợ mình nói riêng; Yếu tố kinh tế - thu nhập gia đình không ổn định…

Khó khăn về tâm lý ảnh hƣởng đến bản thân và cuộc sống gia đình của PNSS

10 chị trong nhóm PVS khi gặp khó khăn tâm lý SS đã cho thấy điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mình. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa trẻ và các mối quan hệ trong gia đình khác.

Chị Đào Thị L chia sẻ: “…Tôi ít học lấy chồng sớm sau sinh tôi thấy

mình không phải là mình. Cáu gắt với con, với chồng; hay khóc nhiều lúc tôi thấy mình như điên. Cứ thế này mãi chắc thành bệnh. Không vui vẻ gì. Tôi cũng thấy chán ghét chính tiếng khóc của con mình, tôi thờ ơ với cháu…Những lúc đó tôi thấy mình thật đáng sợ. Như người vô cảm…”

Qua chia sẻ của chị thấy rõ ảnh hưởng của việc không được giải tỏa kịp thời những khó khăn về tâm lý đến cuộc sống của chị như thế nào. Cụ thể ảnh hưởng đến mối quan hệ chăm sóc của người mẹ với đứa con và cảm giác của chị với chồng chị. Bầu không khí gia đình căng thẳng. Kéo theo cả thể chất lẫn tinh thần của mẹ và con đều không được đảm bảo. Trong khi giai đoạn sau sinh việc bồi dưỡng thể chất cho người mẹ rất quan trọng để duy trì nguồn

sữa cho con. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần có vai trò qua lại đảm bảo ổn định cuộc choc ho con người nói chung và cho PNSS nói riêng.

Chị Vũ Thảo M chia sẻ những điều chị được chứng kiến về hậu quả của người PNSS bị khủng hoảng tâm lý như sau: “…Tôi thấy có trường hợp vì chồng không hiểu những thay đổi của người vợ sau sinh và cũng vì những xáo trộn sau sinh mà người vợ không điều chỉnh được bản thân. Dẫn đến mọi sự hiểu lầm mà vợ chồng họ chia tay. Rồi câu chuyện người vợ vì khủng hoảng mà giết chết chính con đẻ bằng ngực của mình…”

Chị Trịnh Thị T có nhận định về ảnh hưởng của KHTL đối với PNSS:

“…Nhưng như thế thì cuộc sống nặng nề lắm, ….Rất may mắn cho tôi là do có trình độ nên biết dừng lại đúng lúc việc ghen tuông mù quáng không có lẽ là mất hạnh phúc gia đình.Thời gian đó có lúc tưởng chừng không kiểm soát được mình…”

Chị T chia sẻ ở trên là dù nhờ có trình độ nên tự cân bằng và dừng lại đúng lúc những biểu hiện và suy nghĩ “Hoang tưởng” nhưng chị cũng thừa nhận được hậu quả của trạng thái này nếu như kéo dài mà không được xử lý kịp thời.

- Cách giải quyết với những khó khăn tâm lý và thực tế đƣợc hỗ trợ từ ngƣời thân

Phần lớn các chị đều chịu đựng âm thầm không chia sẻ với người khác. Điều này cũng bắt nguồn từ việc người chồng không cho họ được quyền chia sẻ, được quyền nói ra những suy nghĩ cảm xúc của mình. Người chồng không tạo điều kiện, tạo bầu không khí thuận lợi để vợ mình được nói lên những suy nghĩ của mình.

“Tôi không muốn nói với ai và cũng không nói chuyện với chồng. Tôi cũng không biết mình bắt đầu từ đâu nữa. Tôi mong là có ai đó giúp tôi giống như chương trình “Cửa sổ tình yêu” đó. Có lời khuyên thì tốt quá! Nhiều lúc tôi thấy mình đang suy nghĩ nhiều quá tự dằn vặt mình nhưng không thoát ra được” (Chị Đào Thị L, nghề nghiệp nội chợ, Mễ Trì Thượng).

Họ tha thiết được nghe những lời khuyên, vỗ về động viên, chia sẻ nhưng không có ai xung quanh hiểu được họ lúc này.

“ Không ai muốn bị người khác nghĩ mình có vấn đề về thần kinh hay tâm lý đâu chị ạ. Rất ngại để chi sẻ hơn nữa chẳng ai có thời gian mà nghe tôi tâm sự cả. Ai cũng hối hả với công việc và gia đình của họ. Chồng thì từ trước tới nay không nói chuyện được với nhau quá ba câu. Lần sinh đầu tiên là do tôi được một người bạn học tâm lý đã giúp tôi giải tỏa cảm xúc nên lần thứ hai có phần có kinh nghiệm hơn. Nhưng vẫn thấy có chút chông chênh…”

(Chị Nguyễn Thu H, nhân viên Văn phòng, Mỹ Đình)

Ngoài ra họ cũng e ngại việc họ đang gặp khó khăn về tâm lý tìm đến ai đó hoặc chia sẻ với ai đó có thể bị nói rằng mình bị thần kinh hoặc những lời nhận định không hay. Điều này cũng cho thấy một mặt họ bị hạn chế về nhận thức, mặt khác cho thấy sự quan tâm của người dân nói chung và người thân trong gia đình họ - người chồng nói riêng có hạn chế về hiểu biết về chăm sóc toàn diện cho PNSS trong giai đoạn này.

“Xung quanh chị em hang xóm của tôi đều có những giai đoạn khủng hoảng đó, chắc do sinh xong thay máu nên hay bất an. Thường thì chị em tự chịu đựng những lo lắng hoặc suy nghĩ về chồng, gia đình, con cái mà không chia sẻ với ai. Tôi cũng vậy. Nhưng như thế khiến cuộc sống nặng nề, mệt mỏi, áp lực.

Nguyên nhân thì nhiều như tôi thì chồng đi làm suốt, có khi về muộn tôi thấy mình không được quan tâm; người thì do mâu thuẫn mẹ chồng; do sinh con không như kỳ vọng của gia đình (sinh con gái, sinh con không giống bố quá xấu..); nguyên nhân do kinh tế kém; nguyên nhân bản thân người phụ nữ như trình độ học vấn…” (Chị Trịnh Thị T, Giảng viên đại học)

“Tôi thấy mình cô độc trong chính ngôi nhà của mình. Không ai quan

tâm tôi nghĩ gì. Tôi cũng chẳng muốn nói gì. Mình khổ mình chịu thôi, chẳng nói với ai được. Dù sao ai cũng có gia đình riêng. Chồng thì đi làm đêm nên

ban ngày buồn ngủ chẳng có lúc nào tỉnh táo để nghe than thở…” (Chị Đào

Thị Thu H, nghề nghiệp Nhân viên bảo hiểm)

Như vậy có thể thấy đa phần các chị em sau sinh đều chung một cách giải quyết khó khăn là chịu đựng, tự cân bằng, không chia sẻ với ai. Có trường hợp tự cân bằng được nhưng có trường hợp bị khủng hoảng tâm lý kéo dài không giải tỏa được. Cá biệt có trường hợp chị Vũ Thảo M đã từng được tham vấn nhưng qua trao đổi đó là tham vấn không chính thức và cũng phải do chị trực tiếp chủ động tìm đến hình thức tham vấn để giải quyết khó khăn của mình. Chị được người bạn tham vấn khi người bạn đó thấy được sự khủng hoảng tâm lý của chị ở lần đầu sinh con, đã giúp chị giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực và cân bằng được cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)