Lý thuyết hệ thống sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2. Các lý thuyết ứng dụng

1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Hệ thống là tập hợp của những thành phần, mỗi thành phần có chức năng riêng, khi tập trung lại một cách trật tự sẽ tạo thành hệ thống với chức năng riêng của hệ thống. Như vậy một tổ chức, một cơ quan, một đoàn thể, … cả một cá nhân cũng là một hệ thống.

Lý thuyết hệ thống sinh thái là sự kết hợp giữa lý thuyết hệ thống và khoa học về môi trường sinh thái. Lý thuyết nay đề cập đến mối quan hệ giữa con người và môi trường sống xung quanh. Con người không sống biệt lập mà luôn luôn sống trong cộng đồng, và tác động qua lại giữa các hệ thống; con người và môi trường có ảnh hưởng lớn đến an sinh của cá nhân và xã hội.

Những nội dung chính cần quan tâm trong Lý thuyết hệ thống sinh thái là: Sự hài hòa giữa cá nhân và môi trường: trạng thái này đạt được khi môi trường có những tài nguyên và phương pháp phân phối phù hợp, công bằng để

thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Có 3 trường hợp thiếu hài hòa: Một là môi trường có tài nguyên, phân phối hợp lý nhưng cá nhân không sử dụng (vì thiếu kiến thức về tài nguyên, hoặc không có ý chí sử dụng tài nguyên); hai là môi trường có tài nguyên nhưng không có phương pháp phân phối hợp lý; ba là môi trường không có tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.

Nguyên liệu: là những năng lượng, thông tin, sự hỗ trợ của các nguồn tài nguyên mà cá nhân nhận được từ môi trường.

Sản phẩm: là những năng lượng, thông tin, sự hỗ trợ của cá nhân dành cho môi trường.

Điểm giao thoa: là tác động qua lại hoặc nơi chính xác diễn ra tác động qua lại giữa hai hệ thống riêng biệt hay giữa cá nhân và môi trường. Khi có sự không hài hòa giữa cá nhân và môi trường trong 2 trường hợp đầu (nêu trên) thì cần xác định điểm giao thoa để can thiệp tạo ra sự thay đổi.

Thích ứng: là khả năng thay đổi để thích nghi với những biến đổi của bản thân và môi trường. Thích ứng đòi hỏi năng lượng, khi cá nhân không có đủ năng lượng thì cần giúp họ huy động năng lượng cần thiết từ môi trường để thích ứng. Thích ứng là tạo ra thay đổi môi trường để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Theo Germain và Gitterman(1980) thì cuộc đời của các cá nhân được nhìn nhận như việc họ thích ứng thường xuyên trong một sự trao đổi lẫn nhau với nhiều khía cạnh khác nhau trong môi trường sống của họ.

Đối phó: là sự phấn đấu để thích ứng với một thay đổi, một tình huống tiêu cực.

Liên lập: con người không thể sống hoàn toàn biệt lập mà phải nhờ đến mối quan hệ với mọi người xung quan để được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản.

Lý thuyết hệ thống sinh thái có tính ứng dụng rất lớn trong CTXH. Pincus và Minaham (1970) đã đưa ra cách ứng dụng của thuyết hệ thống vào CTXH. Các ông chia các tổ chức hỗ trợ cá nhân trong xã hội gồm 3 hệ thống:

1/ Hệ thống không chính thức (hay là hệ thống tự nhiên) như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

2/ Hệ thống chính thức là các tổ chức được thành lập mà cá nhân thuộc vào đó như là tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, …

3/ Hệ thống xã hội bao gồm bệnh viện, trường học, các tổ chức thực thi luật pháp, …

Các tác giả này cho rằng cá nhân dựa vào các hệ thống trong môi trường xã hội xung quanh mình để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng không phải khi nào mối quan hệ giữa cá nhân cũng có thể sử dụng các hệ thống đó để hỗ trợ cho mình; đặc biết khi mà những hệ thống nay không tồn tại trong cuộc sống của cá nhân; hoặc hệ thống tồn tại nhưng không phù hợp với vấn đề cá nhân gặp phải; hoặc các chính sách của hệ thống gây khó khăn cho cá nhân; hoặc có sự xung đột giữa các hệ thống; hoặc cá nhân có nhu cầu không biết thông tin về hệ thống xung quanh; hoặc cũng có thể cá nhân không muốn sử dụng hệ thống. Vì vậy nhiệm vụ của CTXH là tìm ra những mâu thuẫn trong việc kết nối giữa cá nhân và các hệ thống; nhân viên xã hội cần tìm ra điểm yếu trong việc kết nối đó nhằm giúp cá nhân thực hiện lý tưởng sống tốt nhất có thể, loại trừ những căng thẳng phát sinh, giúp cá nhân đạt được mục tiêu và các giá trị sống quan trọng đối với cá nhân họ.

Ứng dụng lý thuyết này trong hoạt động tham vấn, hoạt động CTXH, nhân viên CTXH có thể nhìn nhận các vấn đề của thân chủ trong mối quan hệ giữa các yếu tố của các hệ thống xung quanh thân chủ; từ đó tìm ra nguyên nhân của vấn đề, và tìm ra các giải pháp can thiệp phù hợp. Nhiệm vụ của nhân viên xã hội khi làm việc theo quan điểm của lý thuyết này là:

Giúp thân chủ sử dụng và phát huy tối đa khả năng của bản thân để giải quyết vấn đề;

Giúp xây dựng mối quan hệ mới giữa thân chủ với các hệ thống trợ giúp trong xã hội;

Giúp tăng cường khả năng tương tác giữa cá nhân với các hệ thống; Cải tạo mối quan hệ tương tác giữa những cá nhân trong cùng hệ thống; Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội một cách phù hợp; Cung cấp trợ giúp thực tế khác khi cần thiết.

Với lý thuyết này áp dụng trong trường hợp hỗ trợ cho PNSS có khó khăn về tâm lý cần chú trọng đến việc giải tỏa cảm xúc tiêu cực, làm rõ thực tại để thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình một cách khách quan. Qua đó kết nối các nguồn lực từ hệ thống sinh thái của thân chủ để giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)