Nhu cầu đƣợc tham vấn tâm lý của phụ nữ sausinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 49 - 62)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2 Nhu cầu đƣợc tham vấn tâm lý của phụ nữ sausinh

Tiến hành PVS tác giả nhận thấy vai trò của Tham vấn đối với PNSS thể hiện rõ với cả 2 nhóm đối tượng sau:

10 đối tượng được tiến hành PVS dù có đặc điểm về hoàn cảnh và mức độ khủng hoảng khác nhau đều mong muốn được tham vấn. 10 chị có nhu cầu được tham vấn và cho rằng Công tác xã hội cá nhân đặc biệt trong tham vấn có vai trò quan trọng đối với giai đoạn chuyển tiếp quan trọng của họ.

- Nhóm đang khủng hoảng cần giải tỏa cảm xúc tiêu cực

Ở nhóm này các chị đều mong muốn được giải tỏa hay được chia sẻ ngay tình huống của mình. Tại thời điểm gặp phải những khó khăn về tâm lý họ mong nhà tham vấn hay nhân viên công tác xã hội có thể giải tỏa cho họ cảm xúc tiêu cực để thoát khỏi trạng thái bất an, thất vọng, tủi than…Qua chia sẻ câu chuyện gia đình của các chị, các chị đã nhận định rõ về những vấn đề cần được xử lý ngay nếu để lâu cuộc sống gia đình sẽ rơi vào những tình cảnh không mong muốn. Tuy nhận thức bản thân có vấn đề về tâm lý nhưng các chị không tự mình giải quyết sáng suốt được vấn đề của chính mình.

Tình huống có chị nghi ngờ chồng có bồ, bỏ rơi mẹ con chị …chị cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa, bản thân chị cũng nhận thức được suy nghĩ của mình đang theo chiều hướng tiêu cực. Chị thờ ơ ngay cả với tiếng khóc của con mình, có lúc tự nhận thấy mình “vô cảm”. Chị mong muốn được chia sẻ: “…..Tôi mong là có ai đó giúp tôi giống như chương trình “Cửa sổ

tình yêu” đó. Có lời khuyên thì tốt quá! Nhiều lúc tôi thấy mình đang suy nghĩ nhiều quá tự dằn vặt mình nhưng không thoát ra được.” (Chị Đào Thị L). Tuy

nhận thức được suy nghĩ của mình là tiêu cực nhưng chị L không có cách nào để giải tỏa những cảm xúc này.

Hay trường hợp chị Đào Thị Thu H nghề nghiệp làm nhân viên tư vấn bảo hiểm. Ngay tại thời điểm thực hiện phỏng vấn sâu chị đã không kiềm chế được suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của mình cần được nhân viên can thiệp ngay: “Tôi chán nản cuộc sống này lắm rồi…suốt ngày chỉ lo hôm nay có tiền mua

sữa bỉm cho con không, đủ thứ tiền…Nhiều lúc tôi muốn bỏ đi…(Ôm đầu). Tôi chẳng biết làm gì, thật vô dụng…” . Tại thời điểm này bản thân tác giả

phải dùng một số kỹ thuật cơ bản để giải tỏa ngay cảm xúc tiêu cực của chị H. Sau đó chị H đã thừa nhận vai trò tích cực của tham vấn đối với hoàn cảnh của chị: “Chị phân tích tôi mới nhớ ra là có thêm vài nguồn lực từ phía gia

đình và còn cả mấy đứa bạn của tôi nữa…Có lẽ căng thẳng quá mà tôi nghĩ không thông. (Cười). Tôi sẽ thử xem. Dù sao tôi cũng nhận ra rằng xung quanh mình có nhiều nguồn lực mà bản thân cần nhìn nhận toàn diện hơn, bình tĩnh hơn. Và tôi cũng nhận ra tôi là người có khả năng để vượt qua”

Chị H cũng nhận định về vai trò của tham vấn đối với mình

“Cần lắm chị ạ, chỉ đơn giản là nhìn nhận vấn đề của mình tỉnh táo hơn mà nhiều chị em chúng tôi cũng bế tắc. Nhiều khi cần người giải tỏa những lo lắng mà không biết chia sẻ thế nào. Tư tưởng có thông suốt thì mới có định hướng hành động đúng”

Với nhóm này họ nhận định Tham vấn như là cách giải thoát họ ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực mà họ không sao tự mình giaỉ quyết được. Khi cứ quẩn quanh trong những suy nghĩ này họ không đủ tỉnh táo để xem mình cần làm gì để cải thiện tình hình đang gặp phải, không tìm ra được các nguồn lực hay kết nối để giải quyết vấn đề; không tự tin vào bản thân. Cũng không lý giải được nguyên nhân vì sao mình rơi vào trạng thái đó. Ngay tại thời điểm xuất hiện cảm xúc tiêu cực họ cần được tham vấn để chia sẻ, giải tỏa cho bản thân về với thực tại khách quan để nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn. Dù áp dụng hỗ trợ những đối tượng gặp phải các vấn đề về tâm lý nhiều mô hình khác nhau nhưng muốn áp dụng thành công bât cứ mô hình nào nều không giúp đỡ đối tượng thoát khỏi trạng thái cảm xúc tiêu cực ngay tại thời điểm ban đầu thì mô hình đó rất khó thành công một cách triệt để.

Làm công tác xã hội cho đối tượng phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý rất cần thiết bước tham vấn – tham vấn ban đầu để giải tỏa cảm xúc tiêu cực cho họ.

Đối với nhóm này họ chưa từng trải nghiệm những lần khủng hoảng trước đó hoặc chưa được ai tham vấn chính thức hoặc phi chính thức, bản thân nhận thức còn hạn chế do trình độ, đặc điểm nghề nghiệp…nên Tham vấn lúc này có vai trò cần thiết đối với nhóm trong việc can thiệp xử lý khủng hoảng – tức thời giải tỏa cảm xúc tiêu cực cho họ và tùy vào mong muốn, nhu cầu của thân chủ để tiến hành tiếp các giai đoạn khác

- Nhóm tự cân bằng được tâm lý hoặc được tham vấn chính thức, phi chính thức.

Đặc điểm cơ bản của nhóm này: Nhóm này các chị đều tự điều chỉnh trạng thái tâm lý, cảm xúc của mình trong thời gian ngắn. Những khó khăn về tâm lý tạm thời được giải quyết. Nguyên nhân các chị tự cân bằng được tâm lý của mình là:

Thứ nhất là: Do trình độ nhận thức và ví trí công việc trước thời điểm sinh là người hiểu biết các vấn đề xã hội, đã có những tìm hiểu trước đó về đặc điểm sinh lý và tâm lý về giai đoạn sau sinh.

Thứ hai là: Các yếu tố thuận lợi về kinh tế gia đình, các chị không phải lo nghĩ về tài chính khi ở nhà nuôi con.

Thứ ba là: Được sự quan tâm và chăm sóc về sức khỏe cũng như tâm tư tình cảm từ phía gia đình và người thân.

Thứ tư do có thể có kinh nghiệm trải nghiệm sau sinh của bản thân từ trước đó ở lần sinh đầu nên có tâm thế chuẩn bị tâm lý tốt hơn những chị PN sinh con lần đầu.

Với nhóm tự cân bằng được tâm lý họ nhận định rằng do sau sinh cuộc sống của họ có những điều kiện tốt về mọi mặt (Chồng quan tâm, kinh tế tốt…) nên có những xáo trộn về cả tâm sinh lý đều rất nhẹ nhàng, thoáng qua và bản thân họ tự cân bằng được. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận rằng bản thân vẫn muốn được tham vấn để phòng ngừa khủng hoảng và vượt qua khủng hoảng vì họ không tự tin sau khi sinh con lần sau hoặc khi gặp các dạng khủng hoảng khác họ có thể vượt qua khi xuất hiện những điều kiện bất lợi (áp lực kinh tế, thiếu sự quan tâm của gia đình…) mà bản thân không thể tự cân bằng được. Họ cũng nhận định bản thân họ chưa được trang bị kiến thức hay kỹ năng để phòng ngừa khủng hoảng hay cách thức vượt qua khủng hoảng như thế nào. Họ khẳng định vai trò của tham vấn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa và nâng cao khả năng vượt qua được khủng hoảng nếu họ có những yếu tố bất lợi từ nguyên nhân chủ quan đến nguyên nhân khách quan gây ra.

Trường hợp chị Trịnh Thị T chị nhận định rõ rằng do mình có trình độ nhận thức – hiện là giảng viên đại học và cũng do tự bản thân tự tìm hiểu về giai đoạn này nên không rơi vào khủng hoảng nặng. Chị T có thể tự mình cân bằng và điều chỉnh bản thân trước những xáo trộn về tâm lý sau sinh tuy nhiên chị cũng khẳng định rằng vai trò tham vấn vẫn cần thiết giúp cho những

người thuộc nhóm của chị vì nhờ TV có thể rút ngắn thời gian cân bằng cuộc sống sau sinh. Vì thực tế cho thấy nếu thời gian để bản than tự cân bằng được tâm lý kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chị…và để đối phó với các khủng hoảng khác sau này. Chị đưa ra nhận định riêng của mình:

“Tôi nghĩ cần thiết, để rút ngắn thời gian cân bằng cuộc sống sau sinh. Để họ có thời gian chăm sóc con và điều hòa được mối quan hệ thì được tham vấn về tâm lý càng sớm càng tốt. Thực sự những phụ nữ sau sinh nhu tôi rất cần được tham vấn không chỉ là giải quyết ngay vấn đề của mình mà còn phòng ngừa, nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. Rất may mắn cho tôi là do có trình độ nên biết dừng lại đúng lúc việc ghen tuông mù quáng không có lẽ là mất hạnh phúc gia đình. Thời gian đó có lúc tưởng chừng không kiểm soát được mình. Tôi nghĩ quan trọng nhất trong tham vấn là giải tỏa được cảm xúc tiêu cực của người PNSS. Còn sau đó còn do trình độ của người đó trong việc hiểu vấn đề và hợp tác với nhà tham vấn như thế nào để có kết quả tốt nhất. Tôi thấy TV là cần thiết vì người PNSS có thể tự điều chỉnh hay đối phó để bước qua giai đoạn này nhưng không triệt để, không bền vững. Nếu có xúc tác bất lợi sau này sẽ rất dễ lặp lại tình trạng khủng hoảng quay lại như vậy ảnh hưởng còn nặng nề hơn đến chất lượng cuộc sống. Như vậy Phụ nữ nói chung và PNSS nói riêng cần trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng đối phó với những biến đổi mang tính bước ngoặt của mình”.

Chia sẻ của chị Trịnh Thị T cho rằng: Công tác xã hội đặc biệt là tham vấn có vai trò quan trọng và cần thiết đối với đối tượng là phụ nữ sau sinh gặp khó khăn về tâm lý. Dù trong tình trạng cần hỗ trợ tâm lý ngay hay các trường hợp đã tự cân bằng được thì Tham vấn vẫn rất cần, vẫn là nhu cầu mong muốn từ các chị. Tham vấn sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề của họ một cách triệt để. Không chỉ giúp họ tự tin hơn mà còn giúp họ tăng cường nội lực bản thân, biết kết nối các nguồn lực giải quyết vấn đề của mình. Như vậy kết quả của giải quyết vấn đề mới trở lên bền vững.

Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng khó khăn của PNSS và nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của họ chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua Facebook và thảo luận nhóm các chị phụ nữ ở Trung tâm y tế kiểm dịch quốc tế 135 Trần Bình

Chúng tôi đã thực hiện khảo sát qua các trang, hội, nhóm trên Facebook; kết quả thu được qua khảo sát nhanh cho thấy:

Thứ nhất: Đối tượng chia sẻ trong khảo sát này là những PNSS và cả những người chồng có vợ là PNSS;

Thứ hai: Đa số đều nhận định rằng sau khi sinh, người phụ nữ có những biến đổi nhất định về tâm lý, mức độ biến đổi tâm lý ở từng đối tượng có mức độ khác nhau và do những nhóm nguyên nhân khác nhau. Các biểu hiện biến đổi thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc và những hành vi bên ngoài như: suy nghĩ tiêu cực, theo hướng suy diễn (mình là người vô dụng, chồng con là của nợ, cho rằng chồng không còn yêu thương, quan tâm như trước, …); thậm chí ảo tưởng, cảm thấy buồn chán, giận dỗi, tuyệt vọng; hay khóc lóc, không có nhu cầu sinh hoạt vợ chồng, bỏ mặc con khóc lóc, thường xuyên tra khảo, dò xét đối với chồng.

Thứ ba: Tuy nhiên mức độ thay đổi và khả năng ứng phó với những thay đổi đó là khác nhau ở mỗi trường hợp. Có những chia sẻ cho rằng họ chỉ thấy những biến đổi đó kéo dài trong thời gian đầu sau sinh, khi chưa đi làm; sau đó thì họ cân bằng trở lại. Nhưng có những trường hợp thì vì những thay đổi sau sinh tác động tiêu cực đến mối quan hệ vợ - chồng nên ảnh hưởng của sự biến đổi đó kéo dài đến vài năm sau, và thực sự đe dọa đến đời sống gia đình của họ.

Thứ tư: Đa số các chia sẻ đều nhận thấy rằng sự thay đổi tâm lý này là tiêu cực và cần có giải pháp ngay từ ban đầu, nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đối với chính những PNSS, đối với việc chăm sóc con cái và với các mối quan hệ trong gia đình. Họ cho rằng cứ để tình trạng này kéo dài và tự chịu đựng trong lòng, chỉ bản thân mình biết cuộc sống vẫn cứ thế trôi đi

nhưng trong lòng họ vẫn có “sóng”. Họ nhận thấy cần có sự hỗ trợ ngay trong giai đoạn đầu sau sinh không chờ đến những biểu hiện nặng mới can thiệp.

Thứ năm: Một số chia sẻ đã đề cập đến nhu cầu về hỗ trợ tâm lý, tham vấn tâm lý cho PN trong giai đoạn mang thai, sinh con như:

“ Hôm nay đi khám thấy người Úc thật sướng họ được test tâm lý khi mang thai, được khám và cấp thuốc miễn phí….” (Chia sẻ của bạn có địa chỉ Facebook DungPerpy)

Qua chia sẻ đó cho thấy giai đoạn mang thai của người PN được quan tâm không chỉ là sức khỏe về mặt sinh học ngoài ra còn được quan tâm về sức khỏe tâm thần. Ở Việt Nam nhận thức về chăm sóc cho phụ nữ sau sinh còn hạn chế và chưa toàn diện cả về mặt y tế lẫn sức khỏe tâm thần. Đặt ra cho tác giả những suy nghĩ: Gói chăm sóc thai sản tại Việt Nam cho PN mà nhiều bệnh viện công và tư ở Việt Nam còn thiếu một phần về chăm sóc về mặt tâm lý cho họ. Mang thai và sau sinh là thời điểm nhạy cảm để có thể phòng tránh hoặc xử lý những dấu hiệu ban đầu của khủng hoảng.

Face Vung iu chia sẻ:

“Nhiều chị em sau sinh bé vất vả quá, rất may mình không phải lo lắng gì. Con ngoan và chồng cũng như gia đình nội ngoại quan tâm và thường xuyên chia sẻ. Mình thấy thật hạnh phúc. Nhưng đúng là xung quanh mình nhiều chị em thực sự bị khủng hoảng tâm lý sau sinh. Có nhiều nguyên nhân để chị em bị như vậy. Mình nghĩ nếu được quan tâm chia sẻ và được hỗ trợ

tâm lý tốt thì sẽ không chị em nào chịu trong thời gian dài dẫn tới khủng hoảng mà có thể tự điêù chỉnh được mình và các mối quan hệ.”

Thứ sáu: Có những người tham gia khảo sát đã chia sẻ rằng họ có tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý và mọi việc được giải quyết ổn thỏa, không để tình trạng bất ổn kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực. Có người chồng chia sẻ rằng chính họ đã hỗ trợ vợ khi thấy vợ có những khó khăn về tâm lý sau sinh bằng cách dành thời gian lắng nghe vợ nói về những khó khăn, những suy nghĩ và

cảm xúc tiêu cực chất chứa bên trong, cùng vợ chia sẻ công việc chăm sóc con nhỏ, … Và kết quả là người vợ dần cân bằng trở lại. Tuy nhiên trường hợp người chồng có hiểu biết và nhạy cảm tốt với giai đoạn này của người vợ không nhiều.

Thứ bảy: Về nguyên nhân của những thay đổi tâm lý của người PNSS, các ý kiến chia sẻ đều cho rằng có nhiều nguyên nhân, và mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh khác nhau lại có những nguyên nhân khác nhau. Nhóm nguyên nhân mà ai cũng đồng ý đó là trong giai đoạn mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều khó khăn về thể chất, những thay đổi sinh lý của cơ thể làm cho họ có xu hướng bị khủng hoảng tâm lý. Các ý kiến khác nhau về nhóm nguyên nhân bên ngoài gồm có: sự thiếu quan tâm về tâm lý, tình cảm của người chồng với người vợ; áp lực về việc chăm sóc con nhỏ (đặc biệt là với những trường hợp sinh con đầu lòng); áp lực về điều kiện kinh tế gia đình; áp lực trong mối quan hệ với gia đình chồng (về việc sinh con trai, về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, sinh con ngoài ý muốn ở đây còn chưa nghiên cứu trường hợp người phụ nữ sinh con không có cha, làm mẹ đơn thân; thiếu sự cảm thông của các thành viên khác trong gia đình).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)