Công tác xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.3. Công tác xã hội

Công tác xã hội

* Theo Hiệp hội Nhân viên xã hội quốc tế (năm 2000, Canada).

“Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các

lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.”

Trong khái niệm này đã đề cập đến một số khía cạnh của Công tác xã hội: - Nền tảng triết lý: về hành vi con người và hệ thống xã hội;

- Cách thức: tương tác vào những điểm giữa con người và môi trường; - Mục đích: thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng quyền lực -> cuộc sống của người dân thoải mái, dễ chịu hơn;

- Nguyên tắc: nhân quyền, công bằng xã hội. * Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh.

“Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm giải quyết vấn đề”.

Khái niệm này đề cập đến các vấn đề sau:

- Tính chất của Công tác xã hội là hoạt động thực tiễn, tổng hợp; - Đối tượng của Công tác xã hội là các cá nhân và nhóm;

- Công tác xã hội hoạt động theo các nguyên tắc và phương pháp riêng; - Mục đích là hỗ trợ cá nhân và nhóm giải quyết vấn đề.

* Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai.

“Công tác xã hội là một dạng hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu va tăng cường chức năng xã hội, đồng thời Công tác xã hội thúc đẩy môi trường xã hội tạo cơ hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, qua đó đảm bảo nền an sinh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng”.

Các khía cạnh được đề cập trong khái niệm này là: - Tính chất: hoạt động chuyên môn;

- Phương pháp:

+ trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng

+ thúc đẩy môi trường xã hội tạo cơ hội chính sách, dịch vụ

- Mục đích là giải quyết và phòng ngừa vấn đề xã hội -> đảm bảo an sinh; - Giá trị: nhu cầu của cá nhân, sự cân bằng nhu cầu và quyền của cá nhân với xã hội.

=> Kết luận:

Dù tiếp cận nhiều cách khác nhau nhưng qua phân tích một số khái niệm nêu trên, cần ghi nhớ một số nội dung trong khái niệm Công tác xã hội, đó là:

Công tác xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn:

- Mang tính chất chuyên nghiệp, sử dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn;

- Làm việc với các đối tượng là những cá nhân, nhóm hay cộng đồng gặp vấn đề trong cuộc sống;

- Sử dụng phương pháp can thiệp vào mối quan hệ giữa đối tượng và môi trường sống;

- Nhằm mục đích giải quyết vấn đề và tăng năng lực giải quyết vấn đề cho đối tượng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Công tác xã hội trong bệnh viện đối với ngƣời bệnh hay đối với phụ nữ sau sinh:

Theo bài viết của tác giả Uyên Thảo đăng trên http://www.t5g.org.vn có đoạn nói rất rõ về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện hay với người bệnh trong đề án phát triển nghề công tác xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2011 – 2020 (đã chọn Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhân dân 115 là đơn vị triển khai mô hình điểm công tác xã hội). “Đây sẽ là những mô hình công tác xã hội thực sự hoàn chỉnh để nhân rộng ở các bệnh viện trong cả nước. Nhân viên công tác xã hội tại bệnh viện sẽ là một thành viên trong nhóm điều trị người bệnh. Nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ

tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen, cá tính, đặc điểm tâm lý của bệnh nhân. Nhân viên xã hội còn thực hiện các trợ giúp về tâm lý đối với người bệnh như trấn an, giảm áp lực, tư vấn về điều trị… Nhân viên xã hội cũng có thể tham mưu về kế hoạch xuất viện của bệnh nhân và theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện...” Qua đây cho thấy đối tượng phụ nữ sau sinh có khó khăn về tâm lý sẽ là đối tượng được nhân viên công tác xã hội hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn tâm lý của mình.

Tham vấn và công tác xã hội:

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức thì nhiều nhân viên trong CTXH làm công việc trị liệu tâm lí cá nhân và các liệu pháp gia đình trong tổ chức, mà ít làm việc như chức danh của một nhà tham vấn hay trị liệu độc lập trên các đối tượng có tổn thương tâm lí. Và cho dù các nhân viên CTXH được đào tạo khái quát về các kỹ thuật tham vấn nhưng họ không đi sâu vào lĩnh vực tham vấn nghề - lĩnh vực đòi hỏi sử dụng thông thạo nhiều hơn về các trắc nghiệm tâm lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)