Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tham vấn cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 62 - 102)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tham vấn cho

Xuất phát điểm từ năm 2012 khi chị Nguyễn Thị H sinh con lần đầu: Trường hợp của chị Nguyễn Thị H, chị quê Hưng Yên lấy chồng Hà Nội, hiện ở Mễ Trì, Từ Liêm, HN. Hai anh chị ra ngoài thuê nhà (Chị không ở được cùng mẹ chồng)

Vấn đề của chị: Trong thời gian chị sinh gia đình khó khăn về kinh tế: (tới thời điểm chị sinh được 03 tháng, chồng chị là người kiếm tiền chính trong gia đình); Chồng chị đi làm tối ngày rất ít thời gian ở nhà với chị, chị ở nhà luôn cảm thấy dằn vặt, cô đơn …”Tôi có lỗi khi không làm được gì, sinh

xong lại còn yếu, không giúp được chồng,…anh ấy đi tối ngày…tôi thấy chán bản thân mình… (Lời chị H). . Trong tháng đầu chị có được mẹ đẻ đến chăm

sóc nhưng sau mẹ chị về, hiện tại một mình chị chăm con nhỏ.

Chị mệt mỏi, hay cáu gắt, khóc và chán nản, thường xuyên quát mắng đứa con nhỏ, thậm chí đánh bé…tuyệt vọng.

Khi tiếp xúc chị có những dấu hiệu thể hiện rõ mình đang rơi vào khủng hoảng tâm lý cần can thiệp ngay.

Qua tìm hiểu, mô tả về biểu đồ sinh thái của chị nhận định chị rơi vào trạng thái này là do một số các nguyên nhân sau:

+ Nguyên nhân do kinh tế: Gia đình chị là gia đình tỉnh lẻ - từ các vùng lân cận nên sinh sống tại Hà Nội. Phải thuê nhà ngoài ra thời điểm chị sinh con chỉ có chồng là người duy nhất kiếm tiền nuôi gia đình. Cuộc sống khá chật vật.

+ Nguyên nhân do chồng và người thân không quan tâm: Khách quan do chồng mải lo kiếm sống nên không có nhiều thời gian chăm sóc cả về sức khỏe lẫn tinh thần cho chị. Ngoài ra cũng do trình độ hiểu biết và hạn chế về nhận thức về giai đoạn nhạy cảm sau sinh của vợ. Sinh con lần đầu và trải qua 1 tháng đầu chị đã phải ở nhà một mình chăm con mà không được ai hỗ trợ. Điều này rất bất lợi nhất là với đặc điểm tâm lý và đặc điểm nghề nghiệp của chị trước khi mang thai và sinh con.

+ Nguyên nhân về thể chất: Rụng tóc, mất ngủ, ăn không ngon… đây là những nguyên nhân về mặt sinh học trong chia sẻ của chị những vấn đề này chị hiện tại cũng không được giải quyết hay cải thiện tốt lên. Do thời gian chị phải chăm con (một mình không ai hỗ trợ) nên không có thời gian để chăm sóc bản thân cải thiện tình hình.

+ Nguyên nhân quan hệ xã hội: Trước chị làm nhân viên kinh doanh thiết bị văn phòng thường xuyên ra ngoài: ở nhà lâu không tiếp xúc với mọi người, con quấy khóc. Cảm giác tù túng, bất lực và mệt mỏi.

Như vậy chị H đang phải chịu rất nhiều áp lực dẫn đến trạng thái khủng hoảng ở hiện tại.

Để hộ trợ giúp đỡ chị cần nhìn nhận vấn đề của chị và áp dụng theo một số các lý thuyết sau:

Thuyết nhu cầu;

Quan điểm giới và phát triển; Thuyết hệ hệ thống sinh thái; Thuyết can thiệp khủng hoảng.

Qua các thuyết này sẽ giải thích được nguyên nhân vấn đề và có cơ sở để xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và lượng giá kế hoạch giúp đỡ chị.

Những điều cần quan tâm:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị H bị khủng hoảng tâm lý nhưng phải xác định được:

Chị H bị khủng hoảng tâm lý là do nguyên nhân chính từ đâu? Do kinh tế hay do sự thiếu quan tâm của gia đình và người thân? Do các yếu tố sinh lý hay do các yếu tố xã hội mang lại?

Trong trường hợp chị H, nguồn lực giúp chị vượt qua giai đoạn này là những ai, đơn vị nào?

Nên tiến hành hỗ trợ chị từ hướng nào? Và tiến trình can thiệp?

Nhiệm vụ của nhân viên Công tác xã hội khi tiến hành kê hoạch tham vấn:

Nắm rõ nguyên nhân: Sau khi tiến hành quan sát, phỏng vấn sâu chị H cho thấy nguyên nhân chính do chị nhận định: chị buồn, bất an vì không được chồng quan tâm chia sẻ “Anh ấy hay bỏ tôi ở nhà một mình…tôi chán khi phải ở trong bốn bức tường những ngày dài này…”. Chị H mong muốn được chia sẻ và giải tỏa những cảm xúc và để biết mình trong thời gian qua có nhiều suy nghĩ và hành động tiêu cực với bản thân và đứa con. Làm thế nào để thoát ra khỏi tình trạng đó.

Tăng cường các mối quan hệ trợ giúp

Do chị đang chăm con nhỏ nhưng không được người thân chia sẻ và hỗ trợ như mẹ chồng hay mẹ ruột, anh chị em chồng hay anh chị em ruột nên cần tăng cường sự hỗ trợ này.

Sự an ủi động viên và vỗ về về mặt tinh thần và hỗ trợ để cải thiện về sức khỏe tốt hơn, người chồng có vai trò quan trọng trong thời điểm này với chị H.

Kết nối nguồn lực

Bản thân chị qua chia sẻ nhận định chị có khả năng làm đồ quà tặng từ những vật liệu thông thường và được phản hồi đẹp. chị vẫn được các bà mẹ xung quanh nhờ làm giúp.

Như vậy rõ ràng đi phân tích điểm mạnh hay nguồn lực bản thân chị có khả năng kiếm tiền thêm trong giai đoạn sau sinh. Việc hiện tại là cùng xây dựng kênh giới thiệu và bán hàng của chị.

Việc cần thiết là chị cùng chồng sẽ nhờ sự hỗ trợ từ mẹ ruột hoặc mẹ chồng. Được biết là mẹ ruột rất thương chị, thời điểm này việc đồng ở quê của mẹ sắp xong nên mẹ ruột chị là một trong nguồn lực quan trọng giúp chị.

Ủng hộ

Để bản thân chị chia sẻ về những người thân, những vấn đề chị cần được hỗ trợ tại thời điểm này. Ủng hộ chị cùng xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề của chính chị. Tôn trọng kế hoạch của chị và có điều chỉnh phù hợp.

Những hoạt động ngay lập tức giúp thân chủ dễ chịu hơn bằng các hình thức như:

Bảo vệ: Chia sẻ với chị những nỗi niềm và cảm giác của chị hiện tại.

Chấp nhận: Chấp nhận và thấu cảm hoàn cảnh của chị

Thông qua: Làm rõ cảm xúc và những lo âu, suy nghĩ tiêu cực của chị một cách khách quan, giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Trang bị kiến thức: Trao đổi về kiến thức về những biến đổi sau sinh của phụ nữ nói chung, vấn đề của chị và những kiến thức cải thiện vấn đề hiện tại của chị về sức khỏe như: rụng tóc, mất ngủ…

Vai trò của nhân viên CTXH

Xác định nhiệm vụ thân chủ cần thực hiện: Thân chủ cần làm rõ những suy nghĩ tiêu cực của mình về mối quan hệ vợ chồng, làm rõ những

vấn đề khó khăn về thể chất ảnh hưởng đến bản thân chi phối suy nghĩ về hành động. Cần tỉnh táo để nối kết các nguồn lực xung quanh để giải quyết vấn đề của mình.

Xác định điểm mạnh điểm yếu của thân chủ:

Điểm mạnh: Thân chủ là người nhanh nhẹn do đặc điểm nghề nghiệp là nhân viên bán văn phòng phẩm, có hiểu biết về các vấn đề xã hội. Không ngại thay đổi. Kiên trì và theo đuổi những mục tiêu mình đề ra. Giàu tình cảm.

Điểm yếu: Thân chủ chưa rơi vào khủng hoảng bao giờ. Môi trường làm việc không có nhiều áp lực. Trình độ học vấn không cao (Tốt nghiệp trung cấp nghề), khả năng thích ứng với tình huống chưa linh hoạt.

Quyết định chọn lựa hành vi và thái độ cần được ủng hộ để tạo điều kiện cho thân chủ đạt được nhu cầu mà thân chủ mong muốn nhưng chưa đạt được.

Các bước can thiệp hỗ trợ thân chủ

Đánh giá: Đánh giá vấn đề, nguồn lực và các thế mạnh cũng như hạn chế của chị H.

Lập kế hoạch: Kế hoạch nhằm mục đích nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân thân chủ; Cải thiện các mối quan hệ xã hội – đặc biệt là mối quan hệ với người chồng; Nâng cao sự tự tin vào bản thân.

Mục tiêu của can thiệp khủng hoảng

- Mục tiêu tối thiểu là khôi phục tình trạng cân bằng, và mức độ hoạt động chức năng trước đó.

- Mục tiêu tối ưu: tích lũy những bài học kinh nghiệm, làm giàu thêm nguồn lực ứng phó, để có khả năng ứng phó tốt hơn cho những áp lực trong tương lai.

Tạo điều kiện thuận lợi hay hướng dẫn

Trong trường hợp này nhân viên CTXH chỉ nên tạo điều kiện vì họ vẫn có khả năng định hướng hành động và phán xét vấn đề. Chị H vẫn biết những suy nghĩ của mình là tiêu cực chỉ có điểu không định hướng và không biết cách nào giải quyết được.

Xem xét nhiều sự lựa chọn mới: Trong trường hợp của chị H thì việc tham vấn cá nhân cho chị để chị có kế hoạch trao đổi với người chồng hay làm cả tham vấn gia đình cho vợ chồng chị. Ở đây sử dụng tham vấn cá nhân cho chị H và tham vấn gia đình cho cả hai anh chị.

Làm tăng, thúc đẩy hy vọng và những mong đợi tích cực: Qua phân tích thực trạng, nguyên nhân và điểm mạnh điểm yếu của chị để chị nhận ra được vấn đề một cách khách quan và thấy được xung quanh chị có nhiều nguồn lực. Chị có thể tự giải quyết được vấn đề của mình.

Kế hoạch tham vấn cho chị H

STT Mục đích Mục tiêu Hoạt động Số buổi làm việc

1 Nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân của thân chủ

Tăng cường sự hiểu biết của thân chủ về giai đoạn mang thai sinh con và những biến đổi của giai đoạn này.

Làm rõ cảm xúc và chia sẻ cảm xúc với thân chủ.

Chia sẻ thực trạng về nhận thức còn hạn chế về chăm sóc sức khỏe cũng như tinh thần cho PNSS của người dân nói chung và người chồng nói riêng

Cung cấp cho thân chủ những nguồn thông tin về những thay đổi sinh lý, tâm lý trong giai đoạn này. Cùng thân chủ chia sẻ và trao đổi về những chủ đề đó. 02 buổi 2 Cải thiện các mối quan hệ xã hội – mối quan hệ với người chồng

Vợ chồng thân chủ hiểu nhau và chia sẻ cảm xúc cho nhau thông cảm với giai đoạn của người vợ.

Nâng cao hiểu biết và sự nhạy cảm cho người chồng về giai đoạn sau sinh của phụ nữ nói chung và người vợ nói riêng.

Tham vấn cho người chồng, và người vợ những vướng mắc đang gặp phải 02 buổi 3 Nâng cao sự tự tin vào bản thân

Tăng cường kỹ năng làm mẹ Thực hành một ngày của người mẹ vui tính đối với con

Lượng giá - Kết thúc

Trường hợp thân chủ này nhu cầu mong muốn là được chia sẻ và hiểu rõ cảm xúc của mình và mong muốn mối quan hệ vợ chồng được cải thiện tốt hơn, lượng giá qua các kênh sau:

- Cảm xúc sau can thiệp hỗ trợ của thân chủ: Cảm xúc với đứa con, với bản thân…

- Thời gian người chồng ở nhà (Buổi tối sau giờ làm và những ngày nghỉ) - Lượng thời gian hai vợ chồng nói chuyện với nhau trong tuần (Tích thời gian trong ngày nói chuyện hàng tuần - nhật ký của người vợ).

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài – TH nghiên cứu điển hình này đã có kết quả trùng với nghiên cứu qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.

Sau khi thực hiện theo bảng kế hoạch trên, sau 1 tháng tiến hành lượng giá cho thấy vai trò của hoạt động tham vấn tiến hành hỗ trợ cho thấy những mặt tích cực:

- Về mặt cảm xúc: Chị H cười nhiều hơn khi chia sẻ cuộc sống của gia đình sau khi mẹ ruột nên chăm con hỗ trợ. Chị có khả năng điếu tiết được cảm xúc của mình. Chị có nhiều thời gian làm thêm đồ để bán tại nhà cho các bà mẹ khác trong hội, nhóm của mình trên Face tạo thêm thu nhập.

- Về các mối quan hệ xã hội – Đặc biệt là người chồng: Chị chia sẻ chồng chị biết quan tâm và lằng nghe suy nghĩ cũng như cảm xúc của chị, anh dành nhiều thời gian cho chị và con.

- Sức khỏe của chị và bé tốt hơn.

- Niềm tin vào bản thân: Chị chia sẻ như sau “nhờ được trợ giúp cách vượt qua khủng hoảng, cách nhìn nhận vấn đề và kết nối nguồn lực của bản thân và những người xung quanh tôi thấy mọi khó khăn đều có thể vượt qua chỉ là chúng ta chưa biết cách và chúng ta chưa được chia sẻ những cảm xúc tiêu cực chưa được một ai đó cho cơ hội để tôi đươc soi vào để nhìn nhận chính bản thân…” (Chị Nguyễn Thị H chia sẻ).

- Nhận thức của ngƣời chồng: “Tôi giờ thấy đàn bà phức tạp thế nào, cứ tưởng chỉ chăm lo đến cuộc sống vật chất ăn uống là được. Tôi thấy mình vô tâm quá, sau thời gian vừa rồi tự thấy cần quan tâm đến tâm tư tình cảm của vợ nhiều hơn. Đọc báo nhiều rồi biết nhiều trường hợp và trường hợp của gia đình mình thấy cần rút kinh nghiệm nhiều…”

Qua nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý của phụ nữ sau sinh và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tham vấn trợ giúp cho phụ nữ sau sinh có khó khăn về tâm lý cho thấy:

PNSS đều gặp những xáo trộn về tâm lý ở mức độ khác nhau.

Kết quả qua PVS, thảo luận nhóm, khảo sát qua Facebook cho thấy PNSS trải qua một cuộc cách mang lớn của cơ thể về mặt sinh học kéo theo đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Do nhiều yếu tố tác động khác nhau từ chủ quan đến khách quan dẫn đến những xáo trộn tâm lý ở mức độ khác nhau. Dù ở mức độ nào thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người phụ nữ, đứa trẻ và những mối quan hệ xung quanh họ.

Nhẹ thì là những biểu hiện chỉ thoáng qua và trong thời gian ngắn sẽ mất đi. Nhưng nếu không can thiệp để tình trạng kéo dài dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Việc sử dụng tham vấn đối với PNSS bị khủng hoảng tâm lý là cần thiết.

Như kết quả nghiên cứu mà tác giả đã trình bày ở trên cho thấy PNSS dù ở nhóm đối tượng đang khủng hoảng cần được can thiệp ngay hay nhóm tự cân bằng được SS hoặc nhóm đã được tham vấn chính thức hay phi chính thức họ đếu thấy Tham vấn là cần thiết và có vai trò quan quan trọng trong việc:

Phòng ngừa khủng hoảng tâm lý đối với phụ nữ sau sinh: Dù ở lần sinh con đầu tiên họ không chịu ảnh hưởng tâm lý từ sự thay đổi sinh học và do tác động của những yếu tố bất lợi nhưng không thể tự tin rằng lần sau đó họ có thể vượt qua mà không chịu tác động nào. Vì vậy Tham vấn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa khủng hoảng cho PNSS cụ thể trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng ngừa KHTL xảy ra

Hỗ trợ phụ nữ sau sinh vượt qua khủng hoảng tâm lý: Việc hỗ trợ trong nhóm này là cần thiết, trong kết quả nghiên cứu thực hành tham vấn cho

trường hợp điển hình đã thấy rõ. Quan trọng nhất trong tham vấn là giúp họ giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực hiện có. Bước này quan trọng nhất trong cả quá trình tiến hành tham vấn. Việc giải tỏa này sẽ giúp PNSS nhận thức vấn đề của mình đúng với thực tế khách quan và hợp tác với nhà tham vấn để vượt qua tình trạng của mình nhanh và bền vững nhất.

Nâng cao năng lực vượt qua khủng hoảng của người phụ nữ đối với các giai đoạn chuyển tiếp của bản thân.

Vượt qua được KHTL sau sinh sẽ là tiền đề cho PNSS có thể vượt qua được những KHTL khác trong cuộc sống. Xã hội càng phát triển thì các vấn đề xã hội ngày một phức tạp. Phụ nữ lại là một trong những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương nên nguy cơ cao rơi vào KHTL. Nếu không được trang bị sớm và kịp thời về kiến thức, kỹ năng xử lý KH thì cuộc sống gặp không ít những khó khăn và mất mát không đáng có xảy ra. Khó khăn trực tiếp có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 62 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)