Thân thế và sự nghiệp của J.S Mill

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 27)

TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J.S MILL

1.2. Thân thế và sự nghiệp của J.S Mill

1.2.1. Sơ lược tiểu sử của J. S. Mill

J. S. Mill sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 tại Pentonville, London. Ông là con trai cả của James Mill. J. S. Mill được cha trực tiếp dạy học với sự giúp đỡ của Bentham và Francis Place trong một chương trình nghiêm khắc, không được đến trường học và tiếp xúc với những đứa trẻ cùng lứa.

Lên 8 tuổi, Mill đã đọc các truyện ngụ ngôn Hy Lạp của Aesop, Cuộc viễn chinh (Anabasis) của Xenophon và toàn bộ các tác phẩm của Herodotus. Ông cũng sớm làm quen với các tác phẩm của nhà văn trào phúng Lucian, nhà lịch sử triết học Diogenes Laertius, nhà văn Isocrates và 6 hội thoại của Plato. Ngoài ra, J. S. Mill còn đọc nhiều tác phẩm lịch sử khác bằng tiếng Anh.

Cũng ngay từ khi 8 tuổi, ông đã bắt đầu học tiếng Latin, hình học Euclid, đại số và dạy học cho các em trong gia đình. Mill cũng học qua tất cả các tác giả Hi-Lạp và La-Mã thường được dạy ở trường.

Năm 10 tuổi, ông đã đọc được các tác phẩm của Plato và Demosthenes một cách dễ dàng. Với mong muốn con mình không chỉ có tri thức khoa học phong phú mà còn phát triển tư duy văn chương. Người cha James Mill còn dạy con cả việc sáng tác thơ, văn. Một trong những sáng tác thơ sớm nhất của J. S. Mill là phần viết mở rộng thêm của trường ca Iliat. Tuy là một đứa trẻ, nhưng Mill không có thời gian để vui chơi như lứa tuổi của mình. Thời gian rảnh rỗi, cậu thường đọc nhiều loại sách về các môn khoa học tự nhiên và các tiểu thuyết văn chương.

Với khả năng trí tuệ đặc biệt và sự giáo dục sớm của người cha, Mill được người ta biết đến như một thần đồng. Năm 12 tuổi, Mill bắt đầu nghiên cứu Logic, Triết học kinh viện, đồng thời đọc các luận thuyết Logic của Aristote. Năm 13 tuổi, J. S. Milll đã có kiến thức tương đương với chương trình cử nhân. Vì thế, chính cha ông đã từ chối cơ hội đưa cậu bé J. S. Mill đến trường đại học Cambridge để được đào tạo trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp.

Dưới sự hướng dẫn của cha, trong những năm tiếp theo, ông học kinh tế chính trị, nghiên cứu các tác phẩm của Adam Smith và David Ricardo. Từ tháng 5 năm 1820 đến tháng 7 năm 1821, Mill sang Pháp. Mục tiêu ban đầu của chuyến đi này là để học thêm về tiếng Pháp, Hóa học, Thực vật học và Toán học nâng cao. Tại Pháp, Mill sống nhờ trong gia đình của Samuel Bentham (anh trai Jeremy Bentham). Ông cũng đến Paris và lưu lại đó một vài ngày tại nhà của nhà kinh tế học danh tiếng Jean Baptiste Say - một người bạn thân của cha ông. Quãng thời gian ngắn ngủi này thực sự rất có ý nghĩa với Mill. Ông đã có dịp gặp gỡ nhiều chính khách và cùng họ trao đổi các vấn

đề chính sự, cũng là lần đầu tiên, ông được tiếp xúc với Henri Saint Simon. Cuối năm 1821, ông trở về Anh, bắt đầu học Tâm lý học và Luật La-Mã.

Năm 1822, Mill tham gia nhóm "Utilitarian Society" (Hội những người ủng hộ thuyết Công lợi) và tiếp tục nghiên cứu sâu rộng về Chủ nghĩa Công lợi do Bentham khởi xướng. Cũng năm này, Mill vào làm việc cho Công ty Đông Ấn Anh quốc (British East India Company) - là một công ty được thành lập theo Điều lệ Hoàng gia năm 1.600 và là một trong những công ty cổ phần đầu tiên của nước Anh. Công ty được thành lập ban đầu nhằm mục đích thương mại với Đông Ấn, nhưng thực ra nó chỉ giao dịch chủ yếu với tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Quốc. Chính hoạt động của Công ty đã tạo cảm hứng cho Adam Smith nghiên cứu về các tập đoàn độc quyền trong cuốn Nguồn gốc của cải của các quốc gia. Tại thời điểm Mill vào làm việc, cha ông đang là một trong những viên chức kỳ cựu nhất. Trong 20 năm, từ 1836 đến 1856, Mill đảm trách mối quan hệ của Công ty Đông Ấn Anh quốc với các bang Ấn Độ. Công việc này cho phép ông có nhiều thời gian để nghiên cứu về kinh tế chính trị. Trong khoảng thời gian từ 1824-1828, J. S. Mill tham gia viết báo.

Năm 1826, Mill bị rơi vào trạng thái trầm cảm. Ở độ tuổi 20, khi mà bút lực đang dồi dào nhất, ông lại trở nên khủng hoảng và suy sụp tinh thần. Nguyên nhân của tình trạng này là do áp lực học tập và sự kìm nén cảm xúc quá lớn suốt thời thơ ấu. Trong Tự truyện, ông đã miêu tả cảm nhận của bản thân lúc đó như sau: ―Một tâm trạng mà những gì lẽ ra rất thoải mái thì trong khoảng thời gian này bỗng trở nên vô vị hoặc bất thường với tôi‖4 [59, pg.

233]. Và rồi, ông tự đặt câu hỏi về những niềm vui trong cuộc sống, rằng nếu mọi mục đích trong cuộc sống đều được thực hiện ngay lập tức thì đó có phải là niềm vui hay không và cũng tự trả lời là ―không‖. Đối với ông lúc này, mọi ước vọng dường như đổ vỡ, mọi cảm xúc không còn. Tâm trạng đó hành hạ

4

Mill khiến ông không thể sáng tạo. Ông dường như buông xuôi tất cả: ―Lúc này, trái tim tôi chìm đắm, toàn bộ nền tảng cuộc sống suy sụp‖5

[59, pg.

243]. Ông tiếp tục làm những cử chỉ hàng ngày một cách máy móc mà không có một thứ cảm xúc nào. Căn bệnh trầm cảm của Mill kéo dài trong khoảng hai năm và nó từ từ biến mất như "mây mờ rồi cũng tiêu tan"6

[59, pg. 234]. Tình cờ lúc đó, Mill được đọc một cuốn sách đóng vai trò quan trọng khiến ông hết bệnh: ấy là một tập thơ Wordsworth. Qua những câu thơ tuyệt đẹp của Wordsworth, Mill thấy cảm xúc của mình như được thăng hoa: ―Những vần thơ ấy giống như một dòng suối mang lại cho tôi một niềm vui thanh thản của tâm hồn, nhiều thú vị của lòng thông cảm và bay bổng mà mọi người ai cũng có thể hiệp thông với nhau được… Tôi bấy giờ đang cần có ai giúp mình cảm nhận được rằng trong sự chiêm ngưỡng thầm lặng của các vẻ đẹp thiên nhiên có một niềm hạnh phúc vừa chân thật vừa bền lâu. Wordsworth đã dạy cho tôi điều đó, chẳng những không làm tôi xa lánh cái cảm giác đời thường và số phận chung của nhân loại, mà còn nhân thêm gấp bội tình cảm tự tôi dành cho nó‖7

[59, pg.240].

Từ năm 1831, Mill làm cộng tác viên của nhiều tạp chí lớn, có khuynh hướng cấp tiến thời bấy giờ như: Tait’s Magazine, The JuristMonthly Repository. Các bài viết của ông giai đoạn này chủ yếu nhằm thảo luận các vấn đề xã hội đương thời. Năm 1835, J. S. Mill làm biên tập viên cho Tạp chí The London Review. Năm 1836, tờ báo này sáp nhập với tờ The Westminster và ông

5

At this my heart sank within me: the whole foundation on which my life was constructed fell down

6

The cloud would pass away of itself

7―In them I seemed to draw from a source of inward joy, of sympathetic and imaginative pleasure,

which could be shared in by all human beings; which had no connexion with struggle or imperfection, but would be made richer by every improvement in the physical or social condition of mankind...I needed to be made to feel that there was real, permanent happiness in tranquil

contemplation. Wordsworth taught me this, not only without turning away from, but with a

tiếp tục làm biên tập viên ở đó cho đến năm 1840. Cũng trong thời gian này, ông viết nhiều tác phẩm quan trọng như: Tinh thần thời đại (The Spirit of age, 1831), Bentham (Essay on Bentham, 1838),... Từ sau năm 1840, Mill cộng tác với tờ Edinburgh Review và đóng góp nhiều bài viết cho Tạp chí này.

Từ 1841 đến 1847, J. S. Mill thường xuyên trao đổi thư từ với Auguste Comte. Những ảnh hưởng từ nhà triết học thực chứng người Pháp thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Hệ thống Logic (System of Logic). Tác phẩm này được Mill hoàn thành vào năm 1841 nhưng bị nhà xuất bản từ chối in ấn. Bởi vậy, năm 1843, J. S. Mill chủ động công bố tác phẩm. Đây là tác phẩm lớn, đánh dấu sự nghiệp học thuật vĩ đại của ông. Sau năm 1843, một loạt những tác phẩm tiêu biểu lần lượt ra đời như: Nguyên lý của kinh tế chính trị (1848, Principles of Political Economy), Bàn về giới tự nhiên (1850-1858, On Nature), Ba khảo luận về tôn giáo (1850-1858, Three Essays on Religion), Bàn về tự do (1859, On Liberty), Chính thể đại diện (1861, Representative Government), Chủ nghĩa Công lợi (1861, Utilitarianism), Auguste Comte và chủ nghĩa thực chứng (1865, Auguste Comte and Positivism), Khảo luận về triết học của ngài William Hamilton (1865, Examination of Sir William Hamilton’s Philosophy), Sự nô dịch phụ nữ (1869, The Subjection of Women).

Năm 1830, Mill gặp Harriet Taylor - một nữ triết gia và là người tích cực đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Harriet Taylor sinh ngày 08 tháng 10 năm 1807, mất ngày 03, tháng 11 năm 1858. Bà là cộng tác viên thường xuyên cho mảng thơ ca, phê bình sách và những mẩu chuyện văn học của Tạp chí The Monthly Repository. Sau cuộc gặp gỡ, Mill thường xuyên liên lạc với Harriet Taylor và hỏi ý kiến của bà về các tác phẩm mà ông đang dự thảo, hai người nhanh chóng trở nên thân thiết. Đến khi Mill cũng trở thành cộng tác viên của

The Monthly Repository thì họ bắt đầu viết cùng nhau. Về sự nghiệp của Harriet Taylor, ngoại trừ các bài viết trên Tạp chí MonthlyRepository, tác phẩm của bà

hầu như không được công bố. Tuy nhiên, bà là người viết chung với Mill đa số các tác phẩm đứng tên ông sau này. Bởi vì, xã hội Anh thế kỉ XIX vẫn còn tồn tại nhiều sự bất bình đẳng với phụ nữ nên việc xuất bản các tác phẩm dưới tên một người đàn ông dễ được chấp nhận về mặt pháp lý hơn với phụ nữ.

Năm 1851, Mill kết hôn với Harriet Taylor. Mối tình trong sáng, bền lâu của họ trong 20 năm đã tạo nên nhiều câu chuyện trong nền văn học Anh. Harriet Taylor là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của Mill, đặc biệt là trong việc nghiên cứu về lĩnh vực quyền của phụ nữ. Theo quan điểm của bà, nền chính trị Anh quốc đương thời thiếu môi trường cho sự phát triển cá nhân, có khuynh hướng đàn áp tôn giáo và những tư tưởng chính trị cấp tiến. Vì thế, bà đã dồn toàn bộ tâm huyết của mình trong suốt 27 năm để cộng tác với Mill trong cuốn sách Bàn về tự do, như một lời biện hộ cho quan điểm ủng hộ tự do cá nhân của mình.

Năm 1856, J. S. Mill trở thành Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh quốc. Thời kỳ Mill làm giám đốc điều hành, Công ty Đông Ấn Anh quốc đang bước vào giai đoạn suy thoái. Tại Anh, những người ủng hộ quan điểm tự do thương mại theo quan điểm của Adam Smith đấu tranh kịch liệt đòi gỡ bỏ độc quyền của Công ty Đông Ấn Anh quốc trong thương mại với Ấn Độ. J. S. Mill với tư cách Giám đốc điều hành đã bảo vệ Công ty khỏi những cuộc tấn công dữ dội trong Quốc hội, nhưng nỗ lực của ông cũng không thể ngăn chặn sự sụp đổ của Công ty như một tất yếu của lịch sử. Năm 1858, sau cuộc binh biến ở Ấn Độ, Công ty bị tước bỏ các trách nhiệm hoạt động và thời kỳ British Raij (Sự cai trị của vương quốc Anh ở tiểu lục địa Ấn Độ) bắt đầu. Do không có việc làm, J. S. Mill chuyển đến Avignon ở Pháp.

Năm 1858, Harriet Taylor qua đời. Sự ra đi của bà đối với Mill là một mất mát lớn. Trong cuốn Bàn về tự do, ông đề tặng người vợ quá cố của mình những

dòng đầy xúc động: ―Để tưởng nhớ với lòng yêu mến và tiếc thương tới nàng, người truyền cảm hứng và một phần là tác giả của những gì tốt đẹp nhất mà tôi viết ra - người bạn và người vợ mà sự thấu hiểu tuyệt vời của nàng đối với chân lí và quyền năng là sự cỗ vũ mạnh mẽ cho tôi, và sự tán thành của nàng là phần thưởng lớn nhất cho tôi - tôi xin dâng tặng tập sách này‖ [17, tr. 18].

Từ 1865-1868, J. S. Mill giữ chức Hiệu trưởng ở Đại học St. Andrew. Cũng vào khoảng thời gian này, ông là thành viên của Nghị viện Anh, có mối quan hệ liên đới thường xuyên với Đảng Tự do. Với cương vị của mình, Ông đã đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ, cho người Ireland, cho Đạo luật Cải cách 1832 và 1867, cho cách mạng 1848, ủng hộ những người miền Bắc trong cuộc nội chiến ở Mỹ, cho cuộc vận động thành lập hợp tác xã. Ông chống lại chế độ quý tộc, phản đối những thu nhập không làm mà có, chống lại Napoleon III, chống lại sự bóc lột nhân công tàn nhẫn và nhiều bất công khác.

Do không tái đắc cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 1868, Mill trở lại Pháp. Ông thường xuyên đi lại giữa hai vùng Avignon và London để nghiên cứu và viết. Với tầm hiểu biết rộng lớn về nhiều lĩnh vực, những năm cuối đời, ông còn dành thời gian để tìm kiếm, phân loại các loài hoa mùa xuân và cho ra đời một danh mục quần thể thực vật ở địa phương này. Ông mất ngày 07 tháng 5 năm 1873.

Cuộc đời của J. S. Mill giống như huyền thoại của một thiên tài. Ông có khả năng học tập và tiếp thu một cách sâu sắc mọi lĩnh vực khoa học. Có thể nói rằng, thời thơ ấu và nền giáo dục sớm đã tạo đà cho ông bước đi trên con đường nghiên cứu. Tuy nhiên, để đạt đến thành công, phần lớn là nhờ sự nỗ lực học tập, lao động suốt đời của bản thân ông. Với những công trình nghiên cứu công phu, uyên bác, J. S. Mill được đánh giá là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại thế kỉ XIX.

1.2.2. Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của J. S. Mill

Sự nghiệp nghiên cứu của Mill giống như một dòng chảy thống nhất, có sự kế thừa, phát triển quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó. Đồng thời, các lĩnh vực nghiên cứu là tiền đề, cơ sở cho nhau. Và suy cho cùng thì tất cả đều vì con người. Bởi vậy, việc phân chia các giai đoạn trong quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của J. S. Mill chỉ mang tính chất tương đối. Về cơ bản, quá trinh này gồm 3 giai đoạn:

1.2.2.1. Giai đoạn hình thành tư tưởng chính trị (Thời thơ ấu đến năm 1826)

Ở giai đoạn này, nền tảng gia đình và sự giáo dục nghiêm khắc của người cha đã tạo tiền đề cơ bản đầu tiên để ông trở thành một nhà lý luận. Sự giảng dạy của cha và những người thầy đã hướng ông đến sự quan tâm đối với những vấn đề chính trị lớn của thời đại. Cha ông - James Mill - là người có mối quan hệ rộng rãi trong giới học thuật. Những cuộc viếng thăm của các nhà lý luận và các chính khách thời đó đã thu hút sự quan tâm của cậu bé Mill. Cậu lắng nghe các câu chuyện của họ với sự thích thú và đam mê.

Quá trình xây dựng nền tảng tư tưởng chính trị của Mill được bắt đầu bằng việc nghiên cứu lịch sử và chính trị thời kì cổ đại. Mill có hứng thú thực sự với nền văn minh Hy Lạp rực rỡ. Dưới sự hướng dẫn của cha, ông tìm hiểu về thể chế chính trị Athens, về những nguyên tắc của quyền lực và luật pháp ở Hy-Lạp. Từ đó, nền cộng hòa Athens là mô hình thể chế chính trị đầu tiên mà Mill được tiếp cận. Sau này, trong một số tác phẩm lý luận chính trị, ông đã đề cập đến mô hình này trong sự so sánh với thể chế chính trị thời đại mà ông đang sống.

Mười lăm tuổi, Mill bắt đầu nghiên cứu các chuyên luận của Bentham. Từ đó, quan điểm công lợi của Bentham đã truyền cảm hứng rất lớn cho J. S. Mill. Để rồi, trong sự nghiệp của mình, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)