Tự do và quyền bình đẳng của phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 52 - 60)

TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J.S MILL

2.1. Tƣ tƣởng về tự do

2.1.2. Tự do và quyền bình đẳng của phụ nữ

Xuất phát từ quan điểm nền tảng là tự do cho cá nhân, J. S. Mill quan tâm đến vấn đề bình quyền phụ nữ như một yếu tố cần thiết cho tiến bộ xã hội. Tư tưởng đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ của ông bắt nguồn từ quá trình nghiên cứu và hoạt động chính trị thực tiễn, từ trái tim nhân ái của một chính trị gia và đặc biệt là từ người vợ Harriet Taylor. Bà là người đã có công hỗ trợ J. S. Mill rất lớn trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ quyền bình đẳng cho nữ giới. J. S. Mill nổi tiếng là một trong những người ủng hộ vấn đề giải phóng phụ nữ sớm nhất và mạnh mẽ nhất. Ông dành một phần quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp lý luận và hoạt động chính trị thực tiễn của mình cho vấn đề giải phóng phụ nữ. Tư tưởng ủng hộ bình quyền cho phụ nữ được thể hiện đậm nét trong nhiều tác phẩm của ông. Ông không chỉ nêu vấn đề bình quyền cho phụ nữ trong những chú thích của tác phẩm Cơ sở của sự đại diện (1835, Rationale of Representation) mà còn đề cập đến trong một trích đoạn của tác phẩm Tư tưởng cải cách nghị viện (1859, Thoughts on Parliamentary Reform)

và tiếp tục luận chứng cho vấn đề này ở tác phẩm chính trị nổi tiếng là Chính thể đại diện (1861, Representative Government). Nhưng tác phẩm nổi tiếng, được đánh giá là tiêu biểu nhất mà J. S. Mill đã trọn để đấu tranh cho bình quyền với nữ giới là cuốn Sự nô dịch phụ nữ (1869, The Subjection of Women). Tác phẩm nêu rõ quyền bình đẳng giữa hai giới, chống lại sự bất bình đẳng về pháp lý và sự áp đặt của nền văn hóa gia trưởng trong xã hội Anh lúc bấy giờ.

Trong thời đại của Mill, người phụ nữ gần như không có vai trò gì trong xã hội. Họ thường bị lệ thuộc vào cha hoặc chồng và lấy sự phục tùng những người đàn ông trong gia đình để đánh giá chuẩn mực đạo đức. Xã hội không tạo cho họ nhiều cơ hội việc làm. Một số ít ngành nghề họ có thể tham gia như dạy học cho trẻ em và sống cùng gia chủ thì không được xã hội coi trọng. Đặc biệt, con đường tham gia vào chính trị hoàn toàn khép kín với họ. Phụ nữ không được đến trường, chỉ có những gia đình khá giả mới có điều kiện thuê gia sư dạy kèm ở nhà, còn phần lớn phụ nữ thất học. Phụ nữ không được thừa kế tài sản như nam giới. Hình mẫu người phụ nữ lý tưởng của xã hội Anh thời bấy giờ là hình ảnh người vợ, người mẹ nội trợ và chăm lo cho gia đình, con cái. Chính vì những bất công của xã hội đối với người phụ nữ mà thế kỉ XIX ở Anh đã có nhiều tác phẩm văn học bênh vực nữ quyền như Tu viện Nothanger (Nothanger Abbey, 1818) của Jane Austen, Jane Eyre (1847) của Charlotte Bronte. Tuy nhiên, các tác phẩm này chủ yếu đề cập đến góc độ đời sống tình cảm riêng tư của người phụ nữ dưới góc độ văn chương. Còn với J. S. Mill, ông lại tập trung làm rõ vấn đề lợi ích của phụ nữ ở khía cạnh chính trị - xã hội. Điều đặc biệt ở đây, J. S. Mill lại quan tâm vấn đề bình đẳng giới từ một học giả nam giới. Điều này rât hiếm có trong thời đại của ông. Vì thế, tư tưởng chính trị của Mill không chỉ thể hiện sự tiến bộ mà còn thể hiện tầm nhìn vượt thời đại.

Trong tác phẩm Chính thể đại diện, ông lập luận về địa vị của người phụ nữ trong xã hội một cách khoa học và cảm thông. Theo ông, phụ nữ không được sinh ra để làm nô lệ. Họ cũng có những nhu cầu về chính trị, xã hội như nam giới, chẳng qua là họ bị hạn chế trong công việc nội trợ và lệ thuộc vào quyền uy gia trưởng, ông viết: "Dẫu là đúng hay sai cái chuyện phụ nữ phải là tầng lớp phụ thuộc, bị hạn chế trong công việc nội trợ và lệ thuộc vào quyền uy gia trưởng thì cũng không vì thế mà họ ít đòi hỏi được bảo hộ để có quyền bầu cử, bảo đảm cho họ không bị xâm hại bởi cái quyền uy ấy" [16, tr. 275- 276]. Như vậy, J. S. Mill bênh vực người phụ nữ bằng những lập luận xuất phát từ chính nhu cầu về quyền lợi của người phụ nữ.

Mở đầu tác phẩm Sự nô dịch phụ nữ ông viết "Mục tiêu của tiểu luận này là để giải thích rõ ràng cho một quan điểm mà tôi đã xây dựng từ giai đoạn rất sớm, hơn cả bất kỳ quan điểm nào khác ở tất cả các vấn đề chính trị xã hội. Và quan điểm đó, thay vì bị suy yếu hoặc sửa đổi, đã không ngừng phát triển mạnh mẽ bởi quá trình đào sâu tư duy và sự trải nghiệm cuộc đời. Rằng những nguyên tắc quy định mối quan hệ xã hội hiện tồn giữa hai giới - nghĩa là sự lệ thuộc có tính pháp lý của giới này đối với giới kia - là sai lầm, và là một trong những trở ngại chính đối với sự phát triển của nhân loại; và rằng nó nên được thay thế bằng một nguyên tắc bình đẳng chuẩn mực, đó là không thừa nhận quyền lực và đặc quyền cho một giới, cũng như không loại bỏ khả năng của giới kia"9

[52, pg. 330]. Ông cho rằng, nô dịch phụ nữ là một trong những tàn tích còn sót lại của thời cổ đại, khi kẻ yếu phụ thuộc vào kẻ mạnh. Sự bất bình đẳng này chính là trở ngại đối với sự tiến bộ của nhân loại. Lời

9

The object of this Essay is to explain as clearly as I am able grounds of an opinion which I have held from the very earliest period when I had formed any opinions at all on social political matters, and which, instead of being weakened or modified, has been constantly growing stronger by the progress reflection and the experience of life. That the principle which regulates the existing social relations between the two sexes - the legal subordination of one sex to the other — is wrong itself, and now one of the chief hindrances to human improvement; and that it ought to be replaced by a principle of perfect equality, admitting no power or privilege on the one side, nor disability on the other.

kêu gọi của J. S. Mill cho bình đẳng nam nữ cũng chính là tiếng nói ủng hộ các quyền tự do cá nhân chính đáng của nữ giới.

Không chỉ bảo vệ bình quyền phụ nữ trên lý thuyết, J. S. Mill còn đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn trong việc xây dựng thể chế chính trị nhằm bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ. Cùng quan điểm với J. S. Mill, Mary Wollstonecraft cho rằng nguồn gốc dẫn đến áp bức phụ nữ chính là do sự chuyên quyền trong gia đình và trong xã hội. Biểu hiện chuyên quyền của người chồng đối với người vợ, của nam giới đối với nữ giới tất yếu dẫn đến sự đánh giá sai lạc về bản chất, về vai trò của người phụ nữ. Tuy nhiên, Wollstonecraft chỉ đưa ra gợi ý là cả nam và nữ nên cùng được hưởng một nền giáo dục dựa trên lý trí và bà mong muốn một trật tự xã hội được thiết lập dựa trên lý trí và thoát khỏi mọi định kiến mà không chú trọng những giải pháp cụ thể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giải phóng phụ nữ.

Thời Victoria, phụ nữ bị coi thường, mang thân phận tầm gửi. Chính sự đớn hèn, thiếu hiểu biết, không độc lập về tài chính của phụ nữ lại trở thành cơ sở hợp lý để nhà nước tước bỏ quyền chính trị của họ. J. S. Mill không phủ nhận phụ nữ được trang bị về cuộc sống cộng đồng ít hơn nam giới. Nhưng ông cho rằng, điều này là kết quả của sự áp bức phụ nữ, chứ không phải là nguyên nhân để mà áp bức họ. Ông chống lại những định kiến phân biệt giới tính đương thời. ở góc độ lý luận, ông đã trả lại cho phụ nữ vị trí và vai trò mà họ xứng đáng có được.

Theo J. S. Mill, bất cứ sự giới hạn nào đối với các quyền của phụ nữ so với nam giới cũng là một điều phi lý, bởi lẽ, không thể căn cứ vào giới tính, chủng tộc hay ngoại hình để đánh giá năng lực và phẩm chất của con người. Trong tác phẩm Sự nô dịch phụ nữ, ông cho rằng, hoàn toàn sai lầm khi ―Người ta sinh ra ở địa vị xã hội nào thì sẽ bị pháp luật quy định ở địa vị đó

suốt đời…như sinh ra là da trắng hoặc da đen, là nô lệ hay công dân tự do, tầng lớp bình dân hay quý tộc‖10 [52, pg. 343].

J. S. Mill cho rằng xã hội đã không quan tâm đến khả năng của phụ nữ, không cho họ cơ hội thể hiện. Nếu xã hội thực hiện bình quyền cho phụ nữ thì không chỉ có người phụ nữ được hưởng lợi mà lợi ích từ cá nhân phụ nữ cũng chính là lợi ích đem đến cho toàn xã hội. Các quyền tự do cá nhân sẽ hướng phụ nữ hành động theo những cảm xúc cá nhân về bổn phận, hành động theo luật pháp và những chuẩn mực xã hội bởi chính lương tri họ. Không những thế, việc giải phóng cho phụ nữ còn chứa đựng cả yếu tố tích cực cho nam giới.

Sự tăng cường tính cạnh tranh giữa hai phái sẽ cho kết quả là sự phát triển trí tuệ của tất cả. Bằng cách giải phóng phụ nữ, J. S. Mill tin rằng họ sẽ có thể giao kết tốt hơn với chồng về khả năng trí tuệ, do đó "Thông qua sự giáo dục trí tuệ tốt hơn và đầy đủ hơn cho phụ nữ các mối quan hệ giữa hai giới sẽ được cải thiện"11 [52, pg. 399-400]. Giải phóng phụ nữ chính là giải phóng một nửa tổng số tài năng trí tuệ của nhân loại. Các ý tưởng và tiềm năng của một nửa dân số được tự do sẽ tạo ra động lực rất lớn cho sự phát triển toàn nhân loại. Như vậy, ý nghĩa lớn lao nhất của tự do và công bằng cho phụ nữ chính là đem lại động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Đi đôi với việc thừa nhận bình đẳng nam - nữ, J. S. Mill cũng đề xuất những biện pháp để bảo đảm các quyền bình đẳng ấy. Trước hết, ông muốn bình đẳng giới phải được thực hiện ngay trong gia đình. Đối với quan hệ hôn nhân - gia đình, phụ nữ phải được bình đẳng với chồng về địa vị và quyền lợi.

10 All were born to a fixed social position, and were mostly kept in it by law, or interdicted from any means by which they could emerge from it. As some men are born white and others black, so some were born slaves and others freemen and citizens; some were born patricians, others plebeians; some were born feudal nobles, others commoners and roturiers

11 Through the better and more complete intellectual education of women, which would then improve pari passu with that of men

Ông coi hôn nhân là nút thắt đầu tiên cần tháo gỡ. Mối quan hệ vợ - chồng trong hôn nhân trở thành một trong những luận điểm trung tâm trong tác phẩm nổi tiếng Sự nô dịch phụ nữ. J. S. Mill cho rằng hôn nhân chính là địa bàn quan trọng của sự áp bức phụ nữ, là bức tường vô hình ngăn cản tự do của họ. Theo ông, phụ nữ kết hôn không phải chỉ có mục đích tìm người bảo vệ cho cuộc sống bị lệ thuộc của mình. Họ khao khát một điều lớn hơn, đó là hạnh phúc trong mối quan hệ ngang hàng với chồng. Do vậy, hôn nhân không phải là một công việc thuần túy mang tính vụ lợi, vì lợi ích kinh tế. Hôn nhân cần phải là kết quả của tình yêu và người phụ nữ cần được đối xử công bằng trong hôn nhân.

Do đó, theo ông, việc giải phóng phụ nữ phụ nữ bắt đầu trước hết từ sự thay đổi nhận thức ở nam giới. Nói khác đi, sự thay đổi trong hôn nhân không có nghĩa là loại bỏ hôn nhân mà làm mới hôn nhân. Quan hệ chồng - vợ không nên là mối quan hệ bề trên - kẻ dưới hay chính - phụ, mà nên là mối quan hệ ngang hàng, mối quan hệ tâm giao. Như vậy, đứng trên lập trường hiện đại, J. S. Mill đã xây dựng ý tưởng về hôn nhân dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, sự chia sẻ trách nhiệm.

J. S. Mill coi gia đình chính là nền tảng quan trọng trong giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ. Ngay từ những năm 1830, trong những bức thư viết cho Harriet, Mill đã bày tỏ về mối quan hệ huyết thống trong gia đình. Ông thừa nhận một sự thật rằng trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Vì vậy, chúng sẽ được chăm sóc tốt hơn nếu cha mẹ luôn bên nhau. Theo ông, gia đình là nơi tác động một cách căn bản đến sự hình thành phẩm chất và tính cách của trẻ em. Do đó, ông không ủng hộ kiểu gia đình chuyên quyền, gia trưởng bởi đó sẽ là nguy cơ làm hỏng tính cách của những đứa trẻ, và là một bài học vỡ lòng về sự gia trưởng đối với trẻ nhỏ. Trong quan niệm của J. S. Mill, chỉ khi gia đình được xây dựng dựa trên nền tảng sự bình đẳng giữa người cha và

người mẹ thì mới có thể tạo thành một môi trường tốt để nuôi dưỡng đạo đức con người.

Không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình, Mill còn lập luận rằng việc tạo điều kiện về giáo dục cho phụ nữ là bước quan trọng tiếp theo trong tiến trình giải phóng phụ nữ. J. S. Mill và Harriet Taylor cùng quan điểm rằng, một trong những biện pháp quan trọng nhất hướng tới sự giải phóng phụ nữ chính là cải thiện giáo dục để phụ nữ có cơ hội phát triển như nam giới, phụ nữ có cơ hội được thể hiện và hoàn thiện bản thân ngang bằng với nam giới. Vì thế, đối với việc ủng hộ mở rộng giáo dục cho xã hội thì J. S. Mill luôn ưu tiên chủ trương mở rộng giáo dục đối với phụ nữ. Năm 1869, ông đã tiến hành và đánh giá bài kiểm tra môn Kinh tế chính trị của trường nữ sinh mới do Emily Davies (1830 - 1921) thành lập ở Hitchin, sau này trở thành trường Griton College, Cambridge.

Trong biện pháp bảo đảm bình quyền cho phụ nữ, J. S. Mill coi bình đẳng về chính trị là biện pháp quan trọng nhất. Qua bình đẳng giới về quyền chính trị, ông cổ vũ và khuyến khích phụ nữ hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Theo ông, bình quyền về chính trị tức là đem lại lợi ích và địa vị xã hội thực sự mà họ đáng có, ông viết: "Hẳn sẽ là một cải tiến lớn lao cho địa vị tinh thần của phụ nữ khi họ không còn bị luật pháp tuyên cáo như không có khả năng có được ý kiến và không được quyền ưu tiên đối với những mối quan tâm trọng yếu nhất của nhân loại" [16, tr. 276]. Vì thế, ông đề nghị "Hãy cho phụ nữ được có quyền bầu cử và rồi họ sẽ chịu tác động của quan điểm danh dự về mặt chính trị như một thứ mà họ được phép có ý kiến" [16, tr. 278]. Như vậy, khi phụ nữ được trao quyền bày tỏ ý kiến, họ sẽ hành động theo ý kiến cá nhân và có trách nhiệm với hành động đó. Bình quyền về chính trị không chỉ là động lực quan trọng để khích lệ họ mà còn là động lực quan trọng để giải phóng họ khỏi định kiến xã hội.

Không chỉ là một nhà lý luận về nữ quyền, J. S. Mill còn tích cực đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ khi ông là nghị sĩ. Ông thường sử dụng vị trí của mình trong nghị viện để yêu cầu quyền bầu cử cho nữ giới. J. S. Mill là người đầu tiên đưa vấn đề quyền lợi phụ nữ lên bàn nghị sự của chính giới. Năm 1866, J. S. Mill đã đệ trình Đơn yêu cầu quyền bầu cử với chữ ký của 1.500 phụ nữ lên hạ viện Anh. Trong Dự luật Cải cách (1867), J. S. Mill đã có một sửa đổi nổi tiếng, thay từ người đàn ông (man) bằng từ người (person). Dẫu không thành công ngay ở thời điểm đệ trình, nhưng đó là sự nỗ lực mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)