Tiêu chuẩn đánh giá chính thể đại diện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 60 - 68)

TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J.S MILL

2.2. Tƣ tƣởng về thể chế chính trị

2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá chính thể đại diện

Vấn đề đầu tiên được J. S. Mill đặt ra khi luận bàn về thiết chế chính trị là: Các thiết chế chính trị là gì? Theo ông, chính thể không phải là một phương tiện để đạt được mục đích, cũng không phải là một sản phẩm của tự nhiên mà "Các thiết chế chính trị (…) là sản phẩm của con người, có nguồn gốc và toàn thể sự tồn tại nhờ cậy vào ý chí con người" [16, tr. 46]. Quan điểm về chính thể của J. S. Mill cũng tương tự như các nhà tư tưởng trước đó như Thomas Hobbes, John Locke ở chỗ nhìn nhận chính thể trong mối tương quan với cuộc sống thế tục, là sản phẩm của sự vận động trong đời sống chính

trị thực tiễn chứ không phải là món quà của một lực lượng siêu nhiên ban tặng cho con người. J. S. Mill gắn hình thức chính thể với hoạt động thực tiễn của con người, từ đó ông lấy khả năng phục vụ con người của chính thể làm tiêu chuẩn đánh giá một chính thể. Không có hình thức chính thể tách rời hoạt động của con người: "Trong mỗi giai đoạn tồn tại của chúng, chúng được tạo nên như vậy là bởi tác động của ý nguyện con người. Cho nên chúng có thể được tạo ra hoặc tốt hoặc xấu, cũng giống như mọi thứ khác mà con người làm ra" [16, tr. 47]. Do vậy, các chính thể dù được thiết lập theo hình thức nào cũng đều chịu tác động từ con người.

Từ luận điểm coi chính thể là sản phẩm gắn liền với hoạt động của con người, J. S. Mill khẳng định "Vì nó được tạo ra, nên nó phải được vận hành bởi những con người và thậm chí bởi những con người bình thường" [16, tr.

47]. Một chính thể không chỉ cần phải có được sự ủng hộ, tham gia tích cực của dân chúng mà còn phải được điều chỉnh để hợp với khả năng và phẩm chất của dân chúng. Ở đây, Mill luận giải ba điều kiện tiên quyết về việc dân chúng quyết định sự thành bại của một chính thể bao gồm: dân chúng "Phải thuận nguyện chấp nhận nó, hay ít nhất cũng không bất mãn đến mức tạo nên chướng ngại không vượt qua được trong việc thiết lập nó. Họ phải thuận nguyện và có khả năng làm những gì cần thiết để giữ cho chính thể đó đứng vững. Họ phải thuận nguyện và có khả năng làm những gì được đòi hỏi ở họ để cho chính thể đó có thể hoàn thành được các mục đích của nó" [16, tr. 48]. Sự thiếu vắng bất cứ điều kiện nào cũng đều làm cho chính thể trở nên không thích hợp khi vận hành trong những trường hợp riêng biệt. J. S. Mill cũng giải thích về sự thuận nguyện của dân chúng bằng nhãn quan của một nhà luật học: "Từ ngữ "làm" ở đây được hiểu bao hàm cả sự hành động lẫn nhẫn nhịn không hành động. Họ phải có khả năng đáp ứng các điều kiện cho hành động và các điều kiện cho sự tự kiềm chế, tức những cái cần thiết cho việc giữ

chính thể tồn tại lẫn cho việc giúp nó đạt được các mục đích, hiệu quả các lợi ích vốn được gửi gắm vào chính thể ấy" [16, tr. 48].

Trong khi nhấn mạnh nhân tố con người chi phối sự vận hành của chính thể, J. S. Mill cũng rất chú trọng yếu tố văn hóa của từng dân tộc. Những gì tốt với dân tộc này có thể lại không tốt với dân tộc khác, ông viết "Chẳng có một ai lại tin rằng bất cứ dân tộc nào cũng có thể vận dụng bất kì loại thiết chế nào" [16, tr. 45]. Vì vậy, khi lựa chọn hình thức chính thể cho bất kì quốc gia nào cũng phải chú trọng đến yếu tố đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.

Một điều kiện nữa để chính thể có thể thích ứng với dân chúng không thể bỏ qua đó là chính thể đó trước hết phải "nhen nhóm lên lòng mong ước có được các thiết chế ấy" [16, tr. 55]. Khi nói về sức mạnh của thể chế, ông hết sức đề cao sức mạnh của khối quần chúng rộng lớn: "Sức mạnh hùng hậu nhất trong xã hội sẽ tạo thành sức mạnh hùng hậu nhất trong chính quyền" [16, tr.

58]. Sức mạnh ở đây được hiểu không chỉ có sức mạnh cơ bắp mà quan trọng hơn là sức mạnh của tài sản và trí tuệ. Một chính thể muốn vận hành tốt thì nhất định phải tổ chức lại được nguồn sức mạnh ấy, biến thành sức mạnh chính trị.

Khi xem xét tiêu chuẩn để đánh giá một hình thức chính thể, J. S. Mill dựa trên nguyên tắc Công lợi nhất quán: "Ảnh hưởng của chính thể lên an sinh xã hội không thể được xem xét hay đánh giá bằng cách nào khác hơn là căn cứ vào toàn bộ lợi ích của con người" [16, tr. 64]. Vấn đề quan trọng ở đây là một chính thể có hiệu quả là chính thể đem lại nhiều lợi ích nhất cho số đông dân chúng nhất cả trước mắt và lâu dài.

J. S. Mill cũng tiến hành phân loại các lợi ích trong xã hội. Theo ông, sự phân chia này có thể theo hai cách. Nếu phân chia lợi ích thành các nhóm, chính thể tốt sẽ "bao gồm được ở mức độ cao nhất tất cả các điều kiện" [16,

đến cách phân loại theo nhu cầu cấp bách của xã hội. Theo cách này lợi ích trong xã hội bao gồm hai nội dung là "Trật tự" và "Tiến bộ". Đây là cách phân loại theo kiểu đối cực của các nhà tư tưởng Pháp trong đó có nhà triết học thực chứng Auguste Comte. Tuy nhiên, khác với lập luận về "Tình yêu - Trật tự - Tiến bộ" trên lĩnh vực chính trị - xã hội học của Auguste Comte, Mill cho rằng: "Nếu giả sử có phải dùng chút nào đó các ý tưởng tương phản không đúng cách ấy để khởi đầu cho tính chính xác khoa học đối với nhận xét về chính thể tốt, thì bỏ đi định nghĩa từ ngữ Trật tự và nói rằng chính thể tốt nhất là chính thể dẫn đến Tiến bộ sẽ là đúng đắn về mặt triết học nhiều hơn. Bởi vì Tiến bộ bao gồm trật tự, còn Trật tự thì không bao gồm Tiến bộ " [16, tr. 72- 73]. Theo J. S. Mill, không thể dùng cách lập luận của Auguste Comte để làm tiêu chí đánh giá chính thể. Ông lý giải Tiến bộ là ở mức độ cao hơn, còn Trật tự là ở mức độ ít hơn, "Trật tự chỉ là một phần của các tiền đề cần thiết cho một chính thể tốt, chứ không phải là ý tưởng và thực chất của nó. Trật tự có thể tìm được một vị trí thích đáng hơn trong các điều kiện của Tiến bộ" [16,

tr. 73].

Sau khi phân tích về các lợi ích trong xã hội, J. S. Mill kết luận: "yếu tố thứ nhất của chính thể tốt là phẩm hạnh và trí tuệ của những người hợp thành cộng đồng, điểm quan trọng nhất của tính ưu tú mà một hình thức chính thế có được là đẩy mạnh phẩm hạnh và trí tuệ của bản thân dân chúng" [16, tr.

79]. Như vây, ý nghĩa tốt đẹp nhất của một chính thể tốt đem lại cho dân chúng chính là việc phát triển những phẩm chất tốt đẹp của họ, tức là việc làm gia tăng tối đa các phẩm chất tốt và hạn chế đến mức tối thiểu các tật xấu.

J. S. Mill cũng tiến hành khảo sát các loại hình chính thể đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại, từ chế độ chiếm hữu nô lệ Hy-Lạp, La-Mã cổ đại đến hệ thống đẳng cấp ở Ai Cập, chế độ chuyên chế gia trưởng Trung Hoa, ông nhận định các chính thể này đều có chung hạn chế là "Sau khi đạt tới đỉnh

điểm đó rồi thì họ bị đưa vào một sự ngưng trệ lâu dài do thiếu thốn tinh thần và tự do cá tính; các thiết chế đã đưa họ đi xa được như vậy lại làm cho họ không có khả năng tiếp thu những điều kiện cần thiết cho cải tiến; và bởi các thiết chế không bị đập tan nhường chỗ cho những cái khác, cho nên sự cải tiến thêm nữa đã bị dừng lại" [16, tr. 92].

Từ chỗ viện dẫn căn cứ lợi ích của dân chúng để biết được sự tốt đẹp của một hình thức chính thể cũng như khảo sát các loại hình chính thể trong lịch sử, J. S. Mill khẳng định hình thức chính thể mang tính đại diện là hình thức chính thể lý tưởng tốt đẹp nhất. Ông viết: "Cái hình thức chính thể tốt đẹp một cách lý tưởng nhất sẽ được tìm thấy ở một trong các biến thể của hệ thống mang tính đại diện" [16, tr. 96].

Để làm sáng tỏ tính ưu việt của chính thể đại diện, J. S. Mill đặt nó trong mối tương quan với hình thức chính thể chuyên chế để so sánh. Sự so sánh này cũng đã được tiến hành nghiên cứu từ thế kỉ XVI bởi nhà tư tưởng người Italia là Machiavelli. Do sống trong thời kì Italia đang bị phân chia thành các công quốc, đảo chính và nội chiến xảy ra liên miên nên Machiavelli cho rằng chính thể cộng hoà là thể chế tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chế độ này rất khó áp dụng vì nó những công dân có phẩm chất và đức độ. Chỉ có chế độ quân chủ là khả thi trong trường hợp xã hội còn có nhiều rối ren. Theo Machiavelli, chỉ cần một ông vua biết cách cai trị để đem lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc thì sẽ có một chính thể tốt. Tại thời đại của J. S. Mill, trong giới học thuật ở Anh cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu có một ông vua tốt thì chính thể chuyên chế là chính thể tốt nhất. Phản bác lại các ý kiến này, J. S. Mill cho rằng "Tôi xem ý kiến đó là một nhận thức cấp tiến sai lầm nguy hại nhất về vấn đề hình thức chính thể nào là tốt; chừng nào ý kiến này còn chưa bị thanh toán, nó còn gây hại rất lớn cho hết thảy các xem xét về chính thể của chúng ta " [16, tr. 97]. Mill tiến hành

minh chứng cho nhận định của mình dựa trên nguyên tắc Công lợi, xuất phát từ lợi ích của dân chúng.

Những người ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế cho rằng việc tập trung quyền lực vào tay một ông vua "sẽ đảm bảo việc thi hành đoan chính và thông minh mọi trách nhiệm của chính thể" [16, tr. 97]. Các yếu tố từ pháp luật, công lý, thuế khóa đến cơ quan hành pháp đều vận hành tốt. Nhưng theo J. S. Mill, ngay cả danh hiệu "một ông vua chuyên chế tốt" cũng khó mang lại những kết quả như vậy. Bởi vì, một ông vua không phải lúc nào cũng sáng suốt để nắm bắt được hết tất cả mọi vấn đề, chú ý hết tất cả mọi người. Làm được điều này cần "không phải một ông vua tốt đơn thuần mà phải là một đấng toàn tri" [16,

tr. 98] có nghĩa là không tưởng. Tuy nhiên, nếu trên thực tế có tồn tại một "đấng toàn tri" như vậy thì chính thế quân chủ chuyên chế vẫn không phải là một chính thể tốt đẹp nhất. Vấn đề trọng tâm mà J. S. Mill hướng đến để chỉ ra hạn chế mang tính bản chất của nền quân chủ chuyên chế không phải nằm ở người đứng đầu thể chế mà ở dân chúng. Vì toàn bộ xã hội được điều hành bởi một ông vua nên tất yếu dân chúng sẽ trở nên thụ động: "Tính thụ động của họ hàm chứa ngay trong ý tưởng về một quyền lực độc đoán. Toàn thể dân tộc cũng như mỗi cá nhân hợp thành nó không có tiếng nói tiềm năng nào về vận mệnh của chính mình" [16, tr. 99]. Như vậy, hạn chế của chính thể chuyên chế mà J. S. Mill chính là sự vi phạm quyền tự do cá nhân bởi lẽ cá nhân chính là chủ thể tối thượng cho an sinh của mình, không ai có quyền quyết định vận mệnh cho cá nhân ngoại trừ bản thân anh ta. Trong khi dưới chế độ quân chủ, dân chúng không được tự do thực hành ý chí cá nhân bởi vì "Mọi thứ đều được quyết định thay cho họ bởi một ý chí không phải của chính họ và việc họ không tuân phục sẽ là tội lỗi theo luật pháp" [16, tr. 99].

Chế độ quân chủ chuyên chế theo quan điểm của Mill cũng gần với chế độ độc tài quân phiệt hà khắc. Dưới chế độ đó, tư tưởng và năng lực của con

người không thể nào phát huy được. Do việc thiếu thông tin nên các hoạt động nghiên cứu, sáng tác bị giới hạn. Các hoạt động chính trị trở nên nông cạn, hời hợt. Dân chúng không có cơ may được tham gia vào quản lý chính quyền "nhiều nhất là họ được cho phép kiến nghị; ngay cả dưới triều các vua chuyên chế ôn hòa nhất cũng không có ai ngoài những người được thừa nhận và có tiếng tăm cao nhất là có thể hy vọng các đề nghị của họ được những kẻ điều hành công việc biết tới, nhưng cũng ít có cơ may được xem xét" [16, tr.

99-100]. Không chỉ làm tổn thương về trí tuệ, nhà nước quân chủ chuyên chế còn làm suy nhược về đạo đức của quần chúng: "Bất cứ ở đâu mà phạm vi hành động của con người bị hạn chế một cách nhân tạo thì các cảm xúc của họ cũng bị thu hẹp lại và còi cọc đi theo từng tỉ lệ" [16, tr. 101]. Nói một cách chung nhất thì chính thể quân chủ chuyên chế chính là sự nô dịch đối với tư tưởng, đạo đức và năng lực của dân chúng. J. S. Mill hoàn toàn phủ nhận ý tưởng về một chính thể quân chủ chuyên chế tốt: "Một chính thể chuyên chế tốt là một ý tưởng hoàn toàn trá ngụy (ngoại trừ như phương tiện cho mục đích nhất thời nào đó), trên thực tế, nó trở thành những điều hão huyền vô nghĩa và nguy hiểm nhất". [16, tr. 107]. Là nhà tư tưởng của chủ nghĩa Tự do, J.S. Mill nhiệt thành ủng hộ chính thể đại diện, kiên quyết chống lại hình thức chuyên chế. Quan điểm này của J. S. Mill khá trùng hợp với quan điểm của Montesquieu (1689-1755) vì Montesquieu cũng là người đề cao dân chủ đại diện, ủng hộ mô hình quân chủ lập hiến.

Quan niệm về hình thức chính thể tốt, theo J. S. Mill đó không phải là một chính thể được điều hành bởi một nhà vua tốt mà là "hình thức chính thể trong đó chủ quyền hay quyền kiểm soát tối cao như một phương sách cuối cùng, được trao cho toàn thể khối tập hợp cộng đồng; mỗi công dân không chỉ có tiếng nói trong việc vận dụng chủ quyền cơ bản ấy, mà còn ít nhất cũng thỉnh thoảng được yêu cầu tham gia thực sự vào việc cai trị bằng cách

đích thân thực hiện một chức năng nào đó, mang tính địa phương hay tổng quát" [16, tr. 108]. Từ nhận định như vậy, ông cho rằng, chỉ có chính thể được toàn dân tham dự mới đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cấp bách của xã hội. Tuy nhiên, trong một cộng đồng dân chúng rộng lớn thì không phải tất cả mọi cá nhân đều có thể đích thân tham dự vào mọi công việc của xã hội. Do đó, dân chúng cần phải thông qua hình thức chính thể đại diện, "từ đó suy ra rằng, loại chính thể hoàn hảo lý tưởng phải là chính thể mang tính đại diện" [16, tr. 128].

Chính thể đại diện cũng là một hình thức mang tính lịch sử - xã hội nên không phải bất cứ tình trạng văn minh nào cũng có thể áp dụng "mà hàm nghĩa một hình thức có thể áp dụng hay chọn lựa trong những hoàn cảnh nhất định" [16, tr. 109]. Chính thể đại diện chỉ có thể áp dụng được khi nó mang lại cho dân chúng được nhiều lợi ích trước mắt cũng như triển vọng lâu dài. Do đó, để chính thể đại diện được áp dụng một cách có hiệu quả nhất, J. S. Mill đã luận giải những điều kiện xã hội mà chính thể đại diện không thể áp dụng được.

Về mặt khách quan, J. S. Mill cho rằng, chính thể đại diện chịu sự ảnh hưởng của trình độ văn minh của xã hội nói chung. Xã hội cần phải đạt tới một trình độ văn minh nhất định đủ để con người nhận thức đầy đủ các quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)