Giá trị của tư tưởng chính trị của J.S Mill

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 81 - 92)

TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J.S MILL

3.1. Những giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng chính trị của J.S Mill

3.1.1. Giá trị của tư tưởng chính trị của J.S Mill

Các tác phẩm của J. S. Mill mặc dù được viết từ thế kỷ XIX nhưng giá trị về tự do, dân chủ, xây dựng mô hình chính thể đại diện vẫn còn để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử tư tưởng chính trị. Điều đó khẳng định tầm vóc của một chính trị gia uyên bác, một nhà tư tưởng lớn của nhân loại.

Lịch sử tư tưởng chính trị đã trải qua một thời gian dài mà những giá trị trong tư tưởng chính trị của J. S. Mill gần như bị lãng quên, bởi vì công cuộc nghiên cứu về ông chưa được chú trọng, nhất là khía cạnh chính trị học. Điều này được lý giải có phần nguyên nhân từ những biến cố chính trị của thế kỷ XX. Trong khói lửa của hai cuộc đại chiến thế giới, nhiều tác phẩm của ông bị thất lạc, việc đánh giá về tầm tư tưởng của ông trở nên khó khăn. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, để đáp ứng những đòi hỏi về giải phóng con người và các giá trị tự do, dân chủ, cuộc đời và sự nghiệp đồ sộ của ông được đặc biệt quan tâm. Các tác phẩm của ông được sưu tầm và dịch ra nhiều ngôn ngữ. Ở phương Tây, các công trình nghiên cứu về ông được công bố dồn dập. Năm 1963, Toronto University Press (Đại học Toronto, Canada) ấn hành toàn tập khảo chứng đầu tiên về ông, và từ 1965, được bổ sung bằng ấn bản định kỳ: “Mill News Letters”. Nhận xét về công cuộc nghiên cứu các tác phẩm của J. S. Mill, Friedrich A. Hayek (1899-1992), một nhà kinh tế học, chính trị học người Anh cho rằng không có một nhân vật lớn nào của thế kỷ XIX như J. S. Mill phải chờ đến một trăm năm cho lần xuất bản bộ sưu tập đầy đủ các tác phẩm. Đối với Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập, xây dựng nền

kinh tế tri thức và đổi mới hệ thống chính trị, việc học tập và tham khảo các giá trị tư tưởng trong lịch sử càng có ý nghĩa sâu sắc.

Về giá trị học thuật, tư tưởng chính trị của J. S. Mill thể hiện sự tìm tòi, khai phá trong bối cảnh chủ nghĩa Tự do đang trên đà phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ. Kế thừa những giá trị tư tưởng Hy Lạp - La Mã cổ đại, chủ nghĩa Tự do phương Tây thế kỷ XIX làm phong phú và sâu sắc hơn những giá trị đó trong điều kiện mới. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm gia tăng đáng kể của cải vật chất, nhưng đồng thời cũng tạo nên sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống và mang đến những vấn đề xã hội mới như làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự bóc lột quá mức về kinh tế và sự tước bỏ quyền chính trị của một số nhóm cư dân. J. S. Mill với tư cách là một nhà hoạt động chính trị thực tiễn tài ba, một nhà tư tưởng lỗi lạc đã dùng chủ nghĩa Công lợi để biện minh cho chủ nghĩa Tự do. Chủ nghĩa Công lợi do Bentham sáng lập và J. S. Mill là người kế thừa xuất sắc. Bằng cách gắn các vấn đề của tự do với các vấn đề cụ thể của lợi ích cá nhân và cộng đồng, chủ nghĩa Công lợi khi được vận dụng vào chính trị đã tạo nên một tâm thế mới trong nhận thức chính trị thế kỷ XIX, khi nhà nước tư sản cần đến những nguyên tắc mới, chuẩn giá trị mới để củng cố và phát triển xã hội. Dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa Công lợi là hành động đúng phải theo là hành động nhằm gia tăng tối đa sự sung sướng hoặc giảm tới mức tối thiểu sự đau khổ, J. S. Mill đã biện minh cho tự do cá nhân, ủng hộ mô hình chính thể đại diện. Điều đó thể hiện nỗ lực của ông trong việc xây dựng một lý thuyết mang đến nhiều lợi ích nhất cho người dân. J. S. Mill không xây dựng một triết lý làm khuôn mẫu cụ thể cho các quan hệ trong xã hội, không vẽ ra một kiểu mẫu chính thể bất biến. Tư tưởng chính trị của ông mở ra khả năng vô tận cho việc mang lại các quyền dân chủ, tự do cho con người, hướng đến mục tiêu phát triển toàn thể xã hội. Vì thế, tư tưởng chính trị của J. S. Mill vẫn mang nhiều

giá trị tích cực cho đến thời đại ngày nay và để lại một bài học có giá trị cho các quốc gia hướng đến xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Với những luận điểm chính trị mới mẻ của mình, J. S. Mill đã xây dựng nền móng cho các tư tưởng tự do mới trên cả phương tiện và thực tiễn, cho phép thống nhất giữa các ý tưởng chủ quan về tự do từ các nhà tư tưởng Pháp theo truyền thống Jean-Jacques Rousseau và các tư tưởng dân chủ xã hội kiểu Anh của John Locke. Tư tưởng chính trị của J. S. Mill còn là sự vận dụng chủ nghĩa Thực chứng của Triết học đề nghiên cứu Chính trị học. Tiếp nối tinh thần của chủ nghĩa Thực chứng Pháp với những khảo cứu chính trị thực tiễn tại các xã hội tư sản mà điển hình là Anh và Mỹ. J. S. Mill là người kế thừa khuynh hướng tư duy khoa học thực chứng của Auguste Comte, tuy nhiên, khi vận dụng chủ nghĩa Thực chứng vào nghiên cứu Chính trị học, J. S. Mill đã mang đến cho chủ nghĩa Thực chứng một màu sắc tươi mới, ở đó, tính lý tưởng được giảm bớt, nhường chỗ cho tính hiện thực và khả năng ứng dụng. Chính vì thế, khi nhắc đến nhà tư tưởng chính trị tư sản tiêu biểu cho thế kỷ XIX, giới học thuật thường đề cao tên tuổi của J. S. Mill chứ không phải Auguste Comte.

Xã hội Anh thế kỷ XIX đã tạo nên tiền đề cho sự hình thành tư tưởng chính trị của J. S. Mill, và rồi, tư tưởng chính trị của J. S. Mill lại trở thành tấm gương phản chiếu, phê phán thời đại. Mặc dù không phải là một nhà tư tưởng của chủ nghĩa Xã hội khoa học, nhưng sự phê phán xã hội của J. S. Mill thể hiện sự tiến bộ vượt bậc. Ông cho rằng, tư tưởng và đạo đức của con người hoàn toàn mang tính giai cấp: "Ở bất cứ nơi đâu có giai cấp uy thế đang lên thì phần lớn nền đạo đức của xứ sở này xuất phát từ quyền lợi giai cấp và từ cảm nhận tính ưu trội của giai cấp đó" [17, tr. 29]. Quan điểm này của J. S. Mill có sự tương đồng với quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức: "Trong mọi thời đại, những tư tưởng của

giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng thống trị tinh thần trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần" [13, tr. 66-67].

Nước Anh thời kỳ J. S. Mill sống mặc dù đã trải qua hai lần cải cách nghị viện vào các năm 1832 và 1867, một bộ phận nhân dân lao động vẫn chưa có địa vị chính trị xứng đáng. Sự thống trị của Thanh giáo (Puritanism) trong lĩnh vực tư tưởng với những yêu sách nghiêm ngặt về vấn đề luân lý tạo ra thứ sức mạnh vô hình khống chế cá nhân, như J. S. Mill đã từng viết trong cuốn Bàn về tự do: "Do hoàn cảnh đặc thù của lịch sử chính trị mà ở nước Anh ách dư luận cũng nặng nề hơn (…) so với phần lớn các nước khác ở châu Âu" [17, tr. 34]. Sức mạnh của tư tưởng và dư luận trở thành ách nô dịch đối với một số quyền tự do cá nhân mà trầm trọng nhất là quyền tự do tư tưởng và tự do thảo luận, J. S. Mill đã từng nhận định: ―Trong thời đại chúng ta, từ giai cấp cao nhất cho đến thấp nhất của xã hội, ai ai cũng phải sống dưới con mắt của một sự kiểm duyệt thù địch và đáng sợ‖ [17, tr. 142]. Vì vậy, để đánh giá những điểm độc đáo và tiến bộ trong tư tưởng chính trị của J. S. Mill, cần nhìn nhận chúng trong bối cảnh lịch sử xuất hiện.

Quan điểm về tự do của J. S. Mill là sự diễn giải và nối tiếp của các trào lưu tư tưởng về tự do trong lịch sử, thể hiện tinh thần đề cao con người trong tư tưởng chính trị phương Tây, khơi nguồn từ các nhà lý luận và nhất là từ Socrates thời Hy Lạp cổ đại, đến phong trào phục hưng rực rỡ và tinh thần Khai sáng ở Anh và Pháp. Kế thừa và phát triển tư tưởng về tự do lương tâm hay tự do tư tưởng của các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng, J. S. Mill cho rằng, tự do tư tưởng phải được tự do bộc lộ và diễn đạt ra bên ngoài, tức phải có tự do ngôn luận. Ông đứng về phía quần chúng lao động chống lại cả sự độc đoán của ―công luận‖ do nhà nước hay một nhóm xã hội lèo lái lẫn ―bộ máy áp bức

tinh thần‖ của thời đại Victoria mà ông gọi đó là sự chuyên chế của xã hội đối với cá nhân. Theo ông, thì tự do khỏi ―sự khủng bố của xã hội‖ cũng quan trọng không kém tự do thoát khỏi sự áp đặt của nhà nước.

Không chỉ giới hạn tự do trong phạm vi ―tinh thần‖, khi nói về tự do, J. S. Mill còn nghĩ tới sự tự do phát huy nhân cách và tính cách – được ông gọi chung là ―cá tính‖ (individuality) trong môi trường xã hội và tự nhiên, thể hiện trong lối sống của mỗi người. Đồng thời, tự do ấy không chỉ hướng đến cá nhân mà gắn liền với cộng đồng xã hội. Do vậy, cùng với việc phê phán sự khắt khe và thù địch của xã hội Anh với quyền tự do tư tưởng và tự do thảo luận, J. S. Mill cũng sớm chỉ ra mặt trái của tiến trình công nghiệp ở Anh. Trong xã hội công nghiệp, các điều kiện sống của con người được nâng cao nhưng ngày càng tương đồng khiến cho không chỉ lối sống mà cả cách suy nghĩ của con người cũng trở nên rập khuôn: "…; ngày nay, các hoàn cảnh đều giống nhau ở mức độ rất lớn. Nói một cách tương đối thì bây giờ họ đọc cùng một thứ, nghe cùng một thứ, xem cùng một thứ, đi đến cùng một chỗ, có niềm hy vọng và nỗi e ngại hướng tới cùng một đối tượng, có chung quyền năng và sự tự do như nhau và chung một thứ phương tiện để khẳng định mình" [17, tr.

167-168]. J. S. Mill tỏ ra lo ngại trước sự phát triển này, vì một mặt, ông đồng ý với Wilhelm von Humboldt rằng ―tự do và tính đa dạng của những hoàn cảnh bên ngoài‖ là hai điều kiện cơ bản cho sự phát triển của con người và sự tiến bộ của xã hội. Mặt khác, theo Mill, sự phát triển này gây tổn hại đến tự do của cá nhân vì nó dẫn đến chỗ ―cá tính‖ không còn được xem như là giá trị nữa, không còn sự ủng hộ nào của xã hội đối với tính độc đáo và tính không xu thời. Ông sợ rằng, con người cá nhân sẽ bị mất đi trong đám đông. Trong suy nghĩ của ông, xã hội công nghiệp đang biến các cá nhân "thành bầy cừu theo sát bên nhau gặm cỏ" [16, tr. 128]. Xã hội không còn sự ủng hộ nào với những cá tính độc đáo: "Họ ưa thích ở trong đám đông, họ thực hiện việc

lựa chọn chỉ trong phạm vi những thứ mọi người hay làm: sở thích thưởng thức độc đáo, hành vi khác thường đều là những thứ phải tránh xa như tội lỗi" [17, tr. 143]. Mà sự độc đáo của cá tính, trong tư tưởng chính trị của J. S. Mill rất được đề cao. Ông xem đó là một phẩm chất riêng có của con người, một thành tố của an sinh. Đối với mỗi cá nhân "sự phục vụ đầu tiên mà tính độc đáo có thể đền đáp cho họ, là mở mắt cho họ thấy: những ai một khi mở to được mắt ra thì có cơ may chính bản thân mình được trở thành độc đáo" [17,

tr. 152]. Vì thế, cá nhân phải có quyền tự do, miễn là tự do đó không xâm phạm đến lợi ích của người khác hay của xã hội.

Khi nghiên cứu tư tưởng chính trị của J. S. Mill chúng ta có thể bắt gặp sự tương đồng với tư tưởng của các nhà triết học theo trường phái Hiện sinh ở tinh thần phê phán mặt trái của xã hội công nghiệp đã biến con người thành những cỗ máy rập khuôn. Chủ nghĩa Hiện sinh là một trào lưu triết học được hình thành từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và phát triển rầm rộ vào những năm 40-60 của thế kỷ XX. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa Hiện sinh có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người - không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động. Trong chủ nghĩa Hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là "thái độ hiện sinh" (the existential attitude). Tuy nhiên, quan điểm về tự do của J. S. Mill có nhiều điểm khác biệt so với chủ nghĩa Hiện sinh. Chủ nghĩa Hiện sinh quan điểm tự do có nghĩa là tự do lựa chọn. Trong một vũ trụ không có mục đích, con người buộc phải có tự do, bởi vì anh ta là sinh linh duy nhất có thể tự vượt qua chính mình. Mục tiêu của tự do là trở thành một cái gì đó khác với cái anh ta hiện tại. Chủ nghĩa Hiện sinh đã làm dấy lên một phong trào hiện sinh rầm rộ với sự phá cách trong lối sống, ăn mặc và hưởng thụ vào những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính nhất thời và bị lịch sử xã hội vượt qua. Trong khi, J. S. Mill hướng đến một sự bảo đảm tự do bền vững cho con người mà yếu tố cốt lõi

là tự do về chính trị, tức là hướng đến tự do cá nhân và cải cách thể chế, xây dưng một hình thức chính thể đại diện lý tưởng.

Không chỉ dành tâm huyết cho công cuộc đấu tranh bảo vệ tự do cá nhân, J. S. Mill còn là một trong những người ủng hộ phong trào giải phóng phụ nữ mạnh mẽ nhất. Trong khi nhiều nhà tư tưởng cùng thời quan niệm phụ nữ chỉ phù hợp với địa vị làm vợ, làm mẹ, làm nội trợ, thì J. S. Mill lại bày tỏ tư tưởng về sự công bằng cho nữ giới về mặt chính trị. Trong khi phụ nữ vẫn bị coi là cá thể của gia đình, thì J. S. Mill nhận thấy ở phụ nữ một khả năng xã hội thiết thực. Sự ủng hộ của J. S. Mill cho thấy tính tiến bộ, cởi mở, hiện đại trong tư tưởng ông. Sống trong thế kỷ XIX, nhưng quan điểm của J. S. Mill thể hiện tầm nhìn của thế kỷ XX, và ngay cả thế kỷ XXI. Tác phẩm Sự nô dịch phụ nữ (1869) ngay khi mới ra đời đã bị xem là một sự ―lăng nhục‖ đối với quan điểm chuẩn mực truyền thống châu Âu về vị trí của người đàn ông và phụ nữ. Tuy nhiên, tác phẩm đã cung cấp những luận cứ chi tiết và sự hùng biện chặt ché đối với vấn đề bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng pháp lý khi phụ nữ bị áp đặt bởi một nền văn hóa gia trưởng. Hơn thế, tác phẩm này được xem là cương lĩnh của phong trào nữ quyền hiện đại, và là một quyển sách bút chiến mạnh mẽ nhất cho nữ quyền. Tư tưởng của J. S. Mill về bình đẳng cho phụ nữ còn đóng góp một phần quan trọng vào phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử cho nữ giới tại Anh. Phong trào này bắt đầu từ năm 1866, khi J. S. Mill với tư cách là hạ nghị sĩ gửi kiến nghị đòi quyền bầu cử cho phụ nữ lên nghị viện. Đến năm 1918, tâm huyết của ông cũng trở thành hiện thực khi mà sau nhiều năm vận động, phụ nữ Anh trên 30 tuổi được quyền đi bầu cử.

Trong tư tưởng chính trị của J. S. Mill, vấn đề tự do được gắn liền với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)